7. Kết cấu của luận văn
3.1.2. Quán triệt và triển khai Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng
hướng dẫn thi hành Luật này
Tăng cường tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng nhằm nâng cao năng lực, trình độ phù hợp đáp ứng yêu cầu công tác thi đua, khen thưởng. Tiếp tục tuyên truyền chủ trương, đường lối của Ðảng, tư tưởng về thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh; chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng, trong đó chú trọng tuyên truyền Luật thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành thông qua các hình thức phù hợp, nhằm tạo chuyển biến về nhận thức của cán bộ lãnh đạo, quản lý cũng như các cán bộ công chức và người lao động về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của chính bản thân mỗi cán bộ, công chức, viên chức đối với công tác này. Đây là nhiệm vụ thường xuyên của từng cơ quan, tổ chức; hằng năm cần chủ động phát
73
động các phong trào thi đua ngay từ đầu năm với tinh thần hành động sáng tạo hơn, đạt được kết quả cao hơn năm trước.
3.1.3. Tăng cường quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng theo hướng nâng cao chất lượng hiệu quả để công tác thi đua, khen thưởng thực sự là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển
Để nâng cao được chất lượng, hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng thì quá trình đổi mới Quản lý nhà nước đối với công tác này cần quán triệt một số vấn đề sau:
Thứ nhất, công tác thi đua, khen thưởng phải bám sát nhiệm vụ chính trị và nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đất nước, của ngành, địa phương, cơ quan đơn vị; xây dựng kế hoạch và có biện pháp cụ thể để tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về chất trong công tác thi đua, khen thưởng. Phong trào thi đua phải thực sự thiết thực, đem lại lợi ích thiết thân, cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị; khơi dậy tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm, tính tích cực chính trị - xã hội của nhân dân, của các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế, tạo động lực tinh thần, vật chất mới cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Người người thi đua, ngành ngành thi đua, phấn đấu trở thành ý chí, quyết tâm, tình cảm và hành động của tất cả mọi người.
Thứ hai, phải tập trung vào việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động thi đua, khen thưởng. Nội dung thi đua cần thiết thực, tập trung vào việc hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch được giao, đồng thời phát hiện, giải quyết những vấn đề mới phát sinh từ cơ sở, từ phong trào thi đua. Hình thức thi đua phải đa dạng, hình thức khen thưởng phải phong phú và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng ngành, từng địa phương, đơn vị;
Thứ ba, thi đua, khen thưởng phải là công việc của bản thân mỗi người, mỗi cơ quan đơn vị, ngành và địa phương do vậy đổi mới về thi đua, khen thưởng để thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia ngày càng nhiều, làm sao khơi dậy được tính tự giác, hào hứng tham gia để thi đua thật sự trở thành phong trào sâu rộng của quần chúng.
74
Thứ tư, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác thi đua, khen thưởng, coi đây là giải pháp quan trọng cho việc đổi mới quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng. Công tác thi đua, khen thưởng bắt nguồn từ đặc điểm của hệ thống chính trị ở nước ta là Đảng lãnh đạo Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Có sự lãnh đạo của Đảng thì sự nghiệp đổi mới đất nước nói chung, đổi mới trên các lĩnh vực nói riêng mới đạt kết quả và thành công được.