Chiến lược chiêu thị là tập hợp các hoạt động thông tin, giới thiệu về sản phẩm, thương hiệu, về tổ chức, các biện pháp kích thích tiêu thụ nhằm đạt mục tiêu truyền thông của doanh nghiệp
Dựa vào các đặc điểm kinh doanh của sản phẩm mà công ty sản xuất thì công ty sẽ lựa chọn chiến lược chiêu thị sao cho mang lại hiệu quả cao nhất. Có 2 chiến lược chiêu thị phổ biến là chiến lược kéo và chiến lược đẩy.
Chiến lược đẩy ( Push Strategy) : Đưa sản phẩm vào các kênh tiêu thụ bằng việc sử dụng quảng cáo, có các chương trình khích lệ dành cho trung gian và nhân viên chào hàng để tác động và đẩy sản phẩm vào kênh phân phối. Trong chiến lược đẩy, các hoạt động chiêu thị tập trung vào các trung gian để thông tin, thuyết phục các trung gian và từ các trung gian sẽ thông tin đến khách hàng bằng các công cụ chiêu thị. Ví dụ: Nhân viên phân phối của công ty sẽ đến các trung gian bán hàng để giới thiệu sản phẩm với mức chiết khấu phù hợp rồi sau đó để tiêu thụ sản phẩm thì các nhà trung gian sẽ phải đưa thông tin sản phẩm đến cho khách hàng để khách hàng mua sản phẩm của công ty.
Chiến lược kéo ( Pull Strategy) : Thu hút người tiêu dùng đến với sản phẩm bằng các chiến lược quảng cáo nhằm tạo ra sự chú ý và hình thành nhu cầu nơi người tiêu dùng , họ sẽ yêu cầu nhà phân phối bán hàng cho họ, từ đó tạo ra sức hút của sản phẩm về phía nhà sản xuất. Ví dụ : Nhân viên của công ty sẽ đưa ra chương trình quảng cáo, PR cho sản phẩm đẻ khách hàng cảm thấy hứng thú và ó nhu cầu sử dụng sản phẩm, điều này sẽ tác dụng đến nhà trung gian là các của hàng bán sỉ, bán lẻ rồi từ đó các nhà trung gian sẽ tìm đến nhà sản xuất sản phẩm.