Trong khoảng 2 năm trở lại đây, thị trường Việt Nam chứng kiến sự gia nhập của nhiều thương hiệu bán lẻ đình đám trên thế giới. Bất chấp hai luồng quan điểm cạnh tranh hay hợp tác của các doanh nghiệp trong nước, các thương hiệu nước ngoài vẫn ngày càng tăng cường sự hiện diện tại Việt Nam. Và sự cạnh tranh đang trở nên gay gắt hơn, khi thị trường bán lẻ trong nước hoàn toàn được mở cửa trong năm sau. Miếng bánh thị trường dự báo là sẽ bị chia cắt mạnh mẽ bới các doanh nghiệp nước ngoài. Điều có còn phụ thuộc vào tinh thần trách nhiệm và làm việc của các doanh nghiệp Việt Nam.
Trong thời kì hội nhập thì công ty UNIBEN nên lấy thế mạnh của mình để vận dụng cơ hội thị trường để đem sản phẩm của công ty hướng tới người tiêu dùng gốc Việt nhưng đang sinh sống tại nước ngoài – đây là thị trường có tiềm năng lớn :
Khi Việt Nam ra nhập AEC thì cơ hội thị trường xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được mở rộng. Việc lưu thông hàng hóa sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều so với trước kia. Lợi dụng thế mạnh công ty UNIBEN là một công ty thuần Việt nên khi đưa ra nước ngoài với một sản phẩm đậm đà hương vị truyền thống thì sẽ thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng Việt tại nước bạn.
Tỉ lệ người dân di cư qua nước ngoài lao đông, hoặc chuyển qua nước ngoài định cư khá cao 4,5 triệu người ( năm 2012) đến nay chắc chắn con số này đã tăng lên. Điều này cho thấy độ lớn của thị trường tiềm năng này.
Trong khi các đối thủ cạnh tranh giành giật thị trường Việt Nam thì doanh nghiệp Việt Nam sẽ phát triển theo “thị trường ngách” để tạo dựng thương hiệu cho doanh nghiệp Việt Nam.
Cụ thể, công ty UNIBEN cần đầu tư vào truyền thông trong nước và phát triển dự án xuất khẩu mì gói Việt Nam qua các nước bạn trong thời kì hội nhập. Làm như vậy để vừa duy trì được thị phần trong nước và vừa phát triển một hướng mới ở thị trường nước ngoài.