2.3.1 Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân
Tín dụng nói chung cũng như tín dụng cá nhân, chịu sự tác động của 3 nhóm yếu tố chính (Đường Thị Thanh Hải).
Thứ nhất, nhóm yếu tố thuộc về phía khách hàng
- Nhu cầu đầu tư của khách hàng: Bất kỳ loại hàng hóa hay dịch vụ nào muốn tiêu thụ được thì cần phải có người mua. Tín dụng ngân hàng cũng vậy, ngân
hàng không thể cho vay nếu như không có người vay. Xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế thì nhu cầu vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển luôn là cần thiết nhưng với từng NHTM thì không phải lúc nào cũng như vậy. Do số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng là có hạn và có những lúc nhu cầu đầu tư của các khách hàng vay vốn này không cao, chẳng hạn trong giai đoạn hoạt động kinh doanh gặp khó khăn các khách hàng thường có xu hướng thu hẹp sản xuất. Trong trường hợp đó nhu cầu vốn trung và dài hạn của các khách hàng sẽ không cao và do đó ngân hàng sẽ gặp khó khăn nếu muốn mở rộng tín dụng.
- Khả năng của khách hàng vay vốn trong việc đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng của ngân hàng: Để đảm bảo an toàn, tránh rủi ro khi cho vay, các NHTM thường đặt ra những điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng nhằm phân loại, chọn ra
những khách hàng có thể hay không thể cho vay. Chỉ những khách hàng nào đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của ngân hàng thì mới được xem xét cho vay. Những điều
kiện tiêu chuẩn này có thể rất khác nhau tuỳ theo ngân hàng cụ thể, song nhìn chung các ngân hàng đều quan tâm tới một số vấn đề sau: tính hợp lý, hợp pháp của
mục đích sử dụng vốn, năng lực tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh của khách
hàng vay vốn, tính khả thi của dự án, các biện pháp bảo đảm. Rõ ràng khả năng của
khách hàng vay vốn trong việc đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Bởi nếu đa số các khách hàng không thể đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng, có thể do điều kiện đặt ra quá
khắt khe, không thực tế hoặc do khả năng của các khách hàng quá thấp, thì ngân hàng không thể mở rộng cho vay trong khi vẫn bảo đảm an toàn tín dụng.
- Khả năng của người vay vốn trong việc quản lý và sử dụng khoản vay có hiệu quả: Khi cho vay thì ngân hàng trông đợi khoản trả nợ sẽ được lấy từ chính kết
Thứ hai, nhóm yếu tố thuộc phía ngân hàng:
- Chiến luợc kinh doanh. Đây là nhân tố đầu tiên ảnh huởng đến chất luơng tín dụng. Chiến luợc kinh doanh liên quan đến khả năng cạnh tranh thành công trên
thị truờng. Nó liên quan đến các quyết định chiến luợc về lựa chọn sản phẩm, đáp
ứng nhu cầu khách hàng, giành lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, khai thác và
tạo ra các cơ hội mới... Dựa trên cơ sở một chiến luợc kinh doanh đuợc xác lập, ngân hàng sẽ chuyển nó thành hành động, lập ra những kế hoạch bộ phận cho từng
thời kỳ đảm bảo cho những mục tiêu đã đề ra; đặc biệt có kế hoạch ảnh huởng trực
tiếp đến hiệu quả cho vay nhu: kế hoạch tăng truởng tín dụng, kế hoạch marketing,
chính sách nhân sự.
- Chính sách tín dụng của ngân hàng. Chính sách tín dụng của ngân hàng là một hệ thống các biện pháp nhằm liên quan đến việc mở rộng hoặc hạn chế tín dụng nhằm đạt đuợc các mục tiêu của ngân hàng đó trong từng thời kỳ.
Với ý nghĩa nhu vậy, rõ ràng chính sách tín dụng có tác động rất lớn đến chất luợng tín dụng của ngân hàng. Truớc hết là về mặt quy mô tín dụng, nếu chính sách tín dụng của ngân hàng trong một thời kỳ nào đó là hạn chế tín dụng trung và dài hạn thì có nghĩa là quy mô tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng đó sẽ bị thu hẹp. Khi đó không thể nói chất luợng tín dụng của ngân hàng đó là tốt ít ra là về mặt quy mô. Ngoài ra, chính sách tín dụng của ngân hàng còn bao gồm một loạt các vấn đề nhu quy định về điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng đối với khách hàng, lĩnh vực tài trợ, biện pháp bảo đảm tiền vay, quy trình quản lý tín dụng, lãi suất.Nếu chính sách tín dụng đuợc xây dựng và thực hiện một cách khoa học và chặt chẽ, kết hợp đuợc hài hòa lợi ích của ngân hàng, của khách hàng và của xã hội thì sẽ hứa hẹn một chất luợng tín dụng tốt. Nguợc lại, nếu việc xây dựng và thực hiện chính sách tín dụng không hợp lý, không khoa học thì chắc chắn chất luợng tín dụng nói chung
trung và dài hạn của ngân hàng cần phải được tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn trung và dài hạn, bao gồm nguồn vốn có thời hạn từ một năm trở lên và các nguồn vốn huy động có thời hạn dưới một năm nhưng có tính ổn định cao trong thời gian dài. Nếu một ngân hàng có nguồn vốn dồi dào nhưng chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn, không ổn định thì không thể mở rộng cho vay trung và dài hạn được. Các nguồn vốn mà một NHTM có thể sử dụng để cho vay trung và dài hạn có quy mô và cơ cấu khác nhau trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Quy mô các nguồn vốn này là một trong những nhân tố quyết định quy mô cho vay trung và dài hạn của ngân hàng.
- Năng lực của ngân hàng trong việc thẩm định các dự án. Một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng là vốn và lãi vay được hoàn trả
đúng kỳ hạn. Điều này sẽ không thể có được nếu như việc thực hiện dự án không
đạt hiệu quả như mong muốn, hoặc doanh nghiệp không có thiện chí, cố tình lừa đảo. Để hạn chế nguy cơ đó ngân hàng cần thực hiện tốt công tác thẩm định dự án,
thẩm định khách hàng. Thông thường, công tác thẩm định khách hàng được tiến hành trước và chủ yếu tập trung vào xem xét các mặt: tư cách pháp lý, khả năng tài
chính, khả năng quản lý điều hành sản xuất kinh doanh, năng lực sản xuất kinh doanh, mức độ tín nhiêm. Nếu khách hàng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu do ngân hàng đặt ra thì dự án đầu tư sẽ được tiếp tục xem xét để quyết định có cho vay hay
không. Vấn đề đặt ra ở đây là thủ tục và các điều kiện, tiêu chuẩn được sử dụng làm căn cứ để đánh giá khách hàng và dự án đầu tư có hợp lý hay không. Nếu thủ
tục rườm rà, các điều kiện, tiêu chuẩn đặt ra quá khắt khe, không phù hợp với thực
tế thì sẽ có rất ít các doanh nghiệp bảo đảm thoả mãn được yêu cầu của ngân hàng.
hàng lựa chọn được những khách hàng tốt, những dự án khả thi có khả năng sinh lời cao song đó chưa phải là sự đảm bảo chắc chắn để có được chất lượng tín dụng cao, đặc biệt là với tín dụng trung và dài hạn. Bởi lẽ hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian dài luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn không thể lường trước được. Bản thân dự án trong quá trình thực hiện cũng làm nảy sinh những tình huống ngoài dự kiến. Chính vì vậy mà công tác giám sát và xử lý các tình huống tín dụng sau khi cho vay có ý nghĩa rất quan trọng. Hoạt động giám sát chủ yếu tập trung vào các vấn đề như: sự tuân thủ đúng mục đích sử dụng vốn của doanh nghiệp; tình hình hoạt động thực tế của dự án, tiến độ trả nợ, quá trình sử dụng, bảo quản và biến động tài sản của doanh nghiệp; những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình thực hiện dự án. Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp ngân hàng phát hiện và ngăn chặn kịp thời những biểu hiện tiêu cực như sử dụng vốn sai mục đích, âm mưu tẩu tán tài sản, lừa đảo ngân hàng. Đồng thời, qua việc luôn bám sát hoạt động của doanh nghiệp thì ngân hàng có thể có biện pháp giúp đỡ doanh nghiệp thông qua việc cung cấp thông tin bổ ích, kịp thời, đưa ra các lời khuyên hoặc trực tiếp giúp đỡ các doanh nghiệp khi gặp khó khăn bằng cách gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, cho vay thêm nhằm giúp cho việc thực hiện dự án của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất, qua đó góp phần nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn.
- Thông tin tín dụng: Thông tin luôn là yếu tố cơ bản cần thiết cho công tác quản lý dù ở bất kỳ lĩnh vực nào. Trong hoạt động tín dụng ngân hàng cũng vậy, để
thẩm định dự án, thẩm định khách hàng trước hết phải có thông tin về dự án, về khách hàng đó, để làm tốt công tác giám sát sau khi cho vay cũng cần có thông tin.
Thông tin càng chính xác, kịp thời thì càng thuận lợi cho ngân hàng trong việc đưa
ra quyết định cho vay, theo dõi việc sử dụng vốn vay và tiến độ trả nợ. Thông tin chính xác kịp thời đầy đủ còn giúp cho ngân hàng xây dựng hoặc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, chính sách tín dụng một cách linh hoạt cho phù hợp với tình hình thực tế. Tất cả những điều đó góp phần nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân
học kỹ thuật phát triển như vũ bão hiện nay. Một ngân hàng sử dụng công nghệ hiện đại được trang bị các phương tiện kỹ thuật chất lượng cao sẽ tạo điều kiện đơn giản hóa các thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch, đem lại sự tiện lợi tối đa cho khách hàng vay vốn. Đó là tiền đề để ngân hàng thu hút thêm khách hàng, mở rộng tín dụng. Sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại còn giúp cho việc thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác, công tác lập kế hoạch, xây dựng chính sách tín dụng cũng có hiệu quả hơn.
- Chất lượng nhân sự và quản lý nhân sự của ngân hàng: Cho dù khoa học kỹ thuật hiện đại đã mở ra cơ hội tự động hóa trong nhiều lĩnh vực song nhân tố con người vẫn luôn giữ vai trò quyết định. Đặc biệt trong hoạt động tín dụng ngân hàng là hoạt động phức tạp, có liên quan đến nhiều vấn đề của đời sống xã hội thì vai trò của con người lại càng quan trọng. Các phương tiện kỹ thuật hiện đại chỉ có thể trợ giúp chứ không thể thay thế được sự nhạy cảm hay kinh nghiệm của người cán bộ tín dụng. Do đó vấn đề nhân sự là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với mỗi ngân hàng, trong đó nổi bật lên hai vấn đề : chất lượng nhân sự và quản lý nhân sự. Chất lượng nhân sự ở đây không chỉ đơn thuần đề cập đến trình độ chuyên môn mà còn bao gồm cả lương tâm, đạo đức, tác phong, kỷ luật lao động của người cán bộ ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng. Chất lượng nhân sự tốt, biểu hiện ở sự năng động sáng tạo trong công việc, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật cao của các cán bộ, trong một chừng mực nào đó có thể giúp ngân hàng bù đắp lại những hạn chế về công nghệ, kỹ thuật, nhờ đó mà ngân hàng vẫn có thể tồn tại và phát triển được cho dù phải cạnh tranh với những đối thủ có tiềm lực mạnh hơn về công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật. Bên cạnh chất lượng nhân sự thì công tác quản lý nhân sự cũng cần đặc biệt chú ý, bởi lẽ không phải cứ có cán bộ tín dụng giỏi là có chất lượng tín dụng cao. Mỗi cán bộ tín dụng đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng, điều quan trọng là phải bố trí, sắp xếp công việc của họ sao cho phát huy hết thế mạnh và hạn chế điểm yếu của từng người, đồng thời có chế độ đãi ngộ hợp lý nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, tạo sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động của từng thành viên trong một guồng máy thống nhất cùng hướng tới một mục tiêu chung là nhu cầu chất lượng tín dụng ngân hàng
Thứ ba, nhóm yếu tố khách quan:
- Môi truờng tự nhiên, nhìn chung môi truờng tự nhiên không tác động trực tiếp tới hoạt động tín dụng của ngân hàng mà vai trò của nó thể hiện qua sự tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh
nghiệp mà hoạt động của chúng phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nhu các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nông nghiệp, ngu nghiệp. Điều kiện tự nhiên diễn biến thuận lợi hay bất lợi sẽ ảnh huởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do đó ảnh huởng tới khả năng trả nợ cho ngân hàng. - Môi truờng kinh tế. Sự tồn tại và phát triển của ngân hàng cũng nhu doanh
nghiệp chịu ảnh huởng rất nhiều của môi truờng này. Sự biến động của nền kinh tế
theo chiều huớng tốt hay xấu sẽ làm cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng và doanh nghiệp biến động theo. Đặc biệt, trong điều kiện quốc tế hóa mạnh mẽ nhu
hiện nay, hoạt động của các ngân hàng và doanh nghiệp không chỉ chịu ảnh huởng
của môi truờng kinh tế trong nuớc mà cả môi truờng kinh tế quốc tế. Những tác động do môi truờng kinh tế gây ra có thể là trực tiếp đối với ngân hàng hoặc tác động xấu đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó gián tiếp ảnh huởng
tới chất luợng tín dụng ngân hàng.
- Môi truờng chính trị, xã hội. Sự ổn định của môi truờng chính trị, xã hội là một căn cứ quan trọng để ra quyết định của các nhà đầu tu. Nếu môi truờng này ổn
định thì các nhà đầu tu sẽ yên tâm thực hiện việc mở rộng đầu tu và do đó nhu cầu
vốn tín dụng ngân hàng trung và dài hạn tăng lên. Nguợc lại nếu môi truờng bất ổn
2.3.2 Tổng quản nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của KHCN trước đây
Có nhiều công trình nghiên cứu về các yếu tố tác động đến chât lượng tín dụng cá nhân trước đây, trên từng góc độ nghiên cứu khác nhau. Trong giới hạn của luận văn thạc sĩ chuyên ngành tài chính ngân hàng, tác giả chỉ nghiên cứu một số công trình có liên quan trực tiếp đến đề tài.
-Đoàn Thị Hồng Dung (2012), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Biên Hòa. Nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân (KHCN) tại NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hoà bằng nghiên cứu định tính. Trên cơ sở đó, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN và xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng thông qua nghiên cứu định lượng. Mô hình nghiên cứu được đề xuất bao gồm có 6 nhân tố độc lập: (1) Chính sách tín dụng; (2)Cán bộ tín dụng; (3) Cơ sở vật chất; (4)Nhân tố từ phía khách hàng; (5) Môi trường bên ngoài; (6) Sản phẩm tín dụng tác động lên biến phụ thuộc là hoạt động cho vay KHCN tại NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hòa. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hệ số R2 điều chỉnh (Adjusted R Square) = 0,648 điều này có nghĩa là 64,8% sự biến thiên của hoạt động cho vay KHCN là do các nhân tố độc lập trong mô hình tác động vào, còn lại 35,2% sự tác động của hoạt động cho vay KHCN là do các nhân tố khác nằm ngoài mô hình. Kết quả hồi quy cho thấy 6 nhân tố thuộc mô hình thì có 3 nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN với mức ý nghĩa = 0,000 (< 0,05) đó là: Chính sách tín dụng và trình độ của CBTD; Quy trình xét duyệt cho vay và công tác thu hồi nợ; Sản phẩm tín dụng. 3 nhân tố còn lại: Cơ sở