IV. KẾ TOÁN LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH
a) Khái niệm và ý nghĩa của tiền lương
Tiền lương ( hay tiền công) là số tiền thù lao mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp cho doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho người lao động đủ để tái sản xuất sức lao động, bù đắp hao phí sức lao động đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Tiền lương trả cho người lao động, doanh nghiệp phải đảm bảo đúng chế độ tiền lương của nhà nước, gắn với yêu cầu quản lý lao động, có tác dụng nâng cao kỷ luật và tăng cường thi đua lao động sản xuất, kích thích người lao động nâng cao tay nghề và hiệu xuất công tác.
b) Phương pháp tính lương của công ty.
Đây là cách tính lương dựa trên thời gian hoặc kết quả lao động. Việc trả lương cao hay thấp căn cứ vào điều kiện đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng đơn vị, doanh nghiệp mà lựa chọn, áp dụng hình thức trả lương phù hợp để tiền lương thực sự là đòn bẩy kinh tế thúc đẩy sản xuất, tăng năng xuất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm … Hiện nay các doanh nghiệp thường áp dụng hai hình thức trả lương cơ bản là hình thức trả lương theo thời gian và hình thức trả lương theo kết quả lao động. Mỗi hình thức trả lương đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Tại đây công ty sử dụng hình thức trả lương theo thời gian.
Công thức tính như sau:
TLTG = ML x T Trong đó:
TLTG: Tiền lương thời gian trả cho người lao động
ML: mức lương tương ứng với cấp bậc trong thang lương, bảng lương T: Thời gian làm việc thực tế ( số ngày công , số giờ công…)
+ Mức lương tháng được xác định: Mức lương
tháng =
Hệ số
lương x
Tiền lương tối
thiểu +
Các khoản phụ cấp ( nếu có) Cụ thể công ty có bảng hệ số tính lương theo chức vụ như sau:
Chức vụ Hệ số lương chức vụ Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Giám đốc 3,08 3,45 3,68 4,02 4,20 P. Giám đốc 3,02 3,30 3,52 3,80 4,05 Kế toán trưởng 2,80 3,10 3,25 3,53 3,87 Trưởng phòng KD 2,80 3,18 3,47 3,80 4,02
Nhân viên kế toán 2,34 2,64 2,80 3,07 3,35
CN kỹ thuật 2,20 2,58 2,78 3,02 3,38
… … … …
Tiền lương tối thiểu 730.000đồng/ tháng hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,2 ngoài ra còn có phụ cấp thu hút mức 20%. Công nhân đóng và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tiền lương ngừng việc, nghỉ ngày lễ, nghỉ hàng năm và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Ngoài ra trong tháng thành viên nào trong công ty có doanh số bán hàng ( giới thiệu khách đến mua hàng của công ty) đạt hoặc vượt mức kế hoạch mà công ty đặt ra cho mỗi thành viên thì trong tháng thành viên đó được hưởng thêm một khoản từ doanh thu bán hàng. Ví dụ như tính lương của giám đốc với hệ số bậc 4:
Mức lương là:
4,02 x 750.000 đồng/tháng = 3.015.000 đồng/tháng - Mức phụ cấp trách nhiệm công việc là:
0,2 x 750.000 đồng/tháng = 150.000 đồng/tháng - Mức phụ cấp thu hút là:
20% x (4,02 x 750.000 đồng/tháng) = 603.000 đồng/tháng.
c) Các khoản trích lương tại công ty.
Trong lao động cũng như trong quá trình sản xuất kinh doanh con người mặc dù đã ngăn ngừa, đề phòng tai nạn nhưng rủi ro vẫn có thể sảy ra ( như tai nạn lao động, tai nạn giao thông, ốm đau …). Để đảm bảo tái sản xuất sức lao động, đảm bảo cho sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục doanh nghiệp phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh một bộ phận chi phí gồm các khoản trích BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn và bảo hiểm thất nghiệp.
Theo chế độ mới thì các khoản trích theo lương đã tăng lên 30,5% trong đó doanh nghiệp chịu 22% còn lại công nhân viên chịu 8,5%. Để hiểu rõ hơn về tỷ lệ các khoản trích theo lương thì ta có bảng sau:
Quỹ bảo hiểm xã hội: Quỹ BHXH là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng quỹ trong các trường hợp bị mất khả năng lao động như : ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, mất sức, … Theo chế độ hiện hành quỹ BHXH được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ 22% trên tổng tiền lương phải trả cho công nhân viên trong từng kỳ kế toán, trong đó: người sử dụng lao động phải chịu 16% trên tổng quỹ lương và đươc tính vào chi phí SXKD, còn người lao động phải chịu 6% trên tổng quỹ luơng bằng cách khấu trừ vào lương của họ.
Quỹ bảo hiểm y tế: Quỹ BHYT là quỹ dùng để đài thọ người lao động có tham gia đóng góp quỹ trong các hoạt động khám chữa bệnh, được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ 4,5% trên tổng tiền lương phải trả cho công nhân viên, trong đó: người sử dụng lao động phải chịu 3% và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, người lao động phải chịu 1,5% bằng cách khấu trừ vào lương của họ. Toàn bộ 4,5% trích được DN nộp hết cho công ty BHYT tỉnh hoặc thành phố. Quỹ này được dùng để mua BHYT cho công nhân viên.
Quỹ kinh phí công đoàn: Quỹ KPCĐ là quỹ tài trợ cho hoạt động công đoàn các cấp.Theo quy định hiện hành KPCĐ được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng tiền lương phải trả cho từng kỳ kế toán và được tính hết vào chi phí SXKD, trong đó 1% dành cho công đoàn cơ sở hoạt động và 1% nộp cho công đoàn cấp trên.
Quỹ bảo hiểm thất nghiệp: Hàng tháng, người sử dụng lao động đóng mức bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp và trích 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của từng lao động để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng BHTN của những người tham gia BHTN từ nguồn tiền sinh lãi của hoạt động đầu tư quỹ cùng các nguồn thu hợp pháp khác.
d) Cách trả lương tại công ty:
Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, vì vậy mà khi thanh toán cho người lao động thì doanh nghiệp cũng phải chọn thời điểm thanh toán cho phù hợp. Đối với chi nhánh công ty TNHH thương mại dịch vụ Huy Nguyên có cách trả lương như sau:
- Từ ngày 01 đến ngày 20 của tháng doanh nghiệp thanh toán tạm ứng lương đợt 1 là 45% trên tổng lương.
- Số lương còn lại sẽ được thanh toán vào ngày cuối cùng của tháng.
e) Phương thức trả lương.
Doanh nghiệp có rất nhiều hình thức trả lương khác nhau như: - Trả lương bằng tiền mặt
- Trả lương bằng thẻ