Các nghiên cứu nước ngoài về tác động của sở hữu tập trung đến rủi ro

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA SỞ HỮU TẬP TRUNG ĐẾN RỦI RO THANHKHOẢN CỦA NGÂN HÀNG 10598657-2536-013331.htm (Trang 25 - 28)

Mai Xuân Đức 2017). các ngân hàng có tỷ lệ sở hữu của nhà nước cao thường có hiệu

quả hoạt động kinh doanh thấp, quản trị rủi ro tại những ngân hàng này kém, các ngân

hàng này chịu sự tác động của nhà nước trong hoạt động cho vay đối với các tập đoàn

và các doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu vốn, tính minh bạch và hoạt động công bố thông tin tại các ngân hàng này chưa cao, cổ đông là đại diện cho phần vốn của nhà nước tại ngân hàng chưa thật sự quan tâm đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng, chưa thật sự vì lợi ích và giá trị của ngân hàng mà họ còn bị chi phối bởi các mục đích khác). Vì vậy sở hữu Nhà nước và sở hữu cổ đông lớn là nhà đầu tư nước ngoài có mối quan hệ thuận chiều với rủi ro hệ thống của các ngân hàng thương mại tại Việt

Nam (Vũ Thị Thúy Vân & Phan Trọng Nghĩa 2018).

2.3.2 Các nghiên cứu nước ngoài về tác động của sở hữu tập trung đến rủi rothanh khoản thanh khoản

Một số nghiên cứu cho rằng sở hữu tập trung có tác động làm gia tăng sự bất ổn cho hoạt động ngân hàng. Các ngân hàng có mức độ sở hữu tập trung tăng, rủi ro và sự biến động lợi nhuận tăng theo (Hou et al. 2016; Laeven & Levine 2009). Laeven

(2002) xem xét mối quan hệ giữa sở hữu tập trung với bảo hiểm tiền gửi và rủi ro ngân hàng ở 14 quốc gia. Nghiên cứu sử dụng chi phí bảo hiểm như là một đại diện cho rủi ro ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy sở hữu tập trung và rủi ro ngân hàng có mối quan hệ cùng chiều. Tương tự, Kim & Rhee (2000) và Kim et al. (2007)

cho thấy rằng khi Chính phủ Nhật mở rộng phạm vi của bảo hiểm tiền gửi và nới lỏng

những điều kiện về vốn, sở hữu tập trung có tác động làm tăng rủi ro ngân hàng. Kết quả trên xuất phát từ việc các chương trình bảo hiểm có thể làm giảm kỷ luật thị trường (DemirgUẹ-Kunt & Detragiache 2002; DemirgUẹ-Kunt & Huizinga 2004). Vì

vậy, kỷ luật thị trường, sự giám sát của thể chế và sự kiểm soát trực tiếp đối với các ngân hàng này có thể không hiệu quả để giảm thiểu chi phí đại diện. Trong trường

25

hợp không có sự kiểm soát thích hợp, các cổ đông của ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động rủi ro cao hơn để gia tăng lợi ích của họ từ tài sản của những người gửi

tiền (DeYoung et al. 2001). Trong khi đó, một số nghiên cứu khác cho rằng các ngân hàng có sở hữu tập trung cao sẽ có hoạt động ổn định hơn. Các ngân hàng tập trung sở hữu có rủi ro thấp (García-Marco & Robles-Fernández 2008), rủi ro tài sản và rủi ro phá sản thấp do chất lượng các khoản vay tốt hơn (Iannotta et al. 2007), tỷ lệ nợ xấu thấp và tỷ lệ an toàn vốn cao (Shehzad et al. 2010). Dong et al. (2014) cho thấy rằng sở hữu tập trung trong ngân hàng có ảnh hưởng làm giảm rủi ro. Điều này được giải thích rằng quyền kiểm soát lớn giúp tăng cường giám sát việc quản lý và thúc đẩy các quy trình hoạt động thận trọng. Agusman et al. (2014) xem xét mối quan hệ giữa sở hữu tập trung và rủi ro ngân hàng ở Indonesia trong giai đoạn 1995- 2003. Mau nghiên cứu được phân loại thành hai đối tượng, ngân hàng được tái cấp vốn và các ngân hàng không được tái cấp vốn. Nghiên cứu tìm thấy rằng trong số các ngân hàng được tái cấp vốn, tập trung sở hữu có mối quan hệ dương với thanh khoản và tác động âm đến rủi ro tín dụng. Barry et al. (2011) cho rằng một sự tăng quyền sở hữu tập trung làm giảm rủi ro tài sản và rủi ro phá sản nhưng không thay đổi khả năng

sinh lời. Đối với các ngân hàng đại chúng có sở hữu phân tán, sự thay đổi cấu trúc sở

hữu không có ảnh hưởng đến rủi ro của ngân hàng. Chalermchatvichien et al. (2014) cho rằng tập trung sở hữu có thể là một yếu tố quyết định đáng kể cho sự ổn định về vốn. Nghiên cứu này cũng khẳng định rằng sở hữu tập trung có thể cải thiện thanh khoản của các ngân hàng. Delbariragheb & Zadeh (2015) cho thấy sở hữu tập trung làm giảm rủi ro thanh khoản của ngân hàng.

Tác động của sở hữu tập trung đến hoạt động của công ty là một chủ đề quan trọng được đề cập nhiều trong các nghiên cứu thực nghiệm về quản trị công ty. Jensen

& Meckling (1976) cho rằng sự tập trung sở hữu cao có thể mang lại lợi ích cho công

26

trị của công ty. Các nghiên cứu (Admati et al. 1994; Edwards & Nibler 2000; Shleifer

& Vishny 1986) dựa trên giả thuyết cổ đông giám sát (SMH- Shareholder Monitoring

Hypothesis) cho rằng, ở các công ty có sở hữu tập trung cao sẽ khuyến khích các cổ đông tăng cường giám sát hoạt động của công ty cũng như hoạt động của ban điều hành, từ đó nâng cao hiệu quả kiểm soát công ty. Ngược lại, những công ty có sở hữu

phân tán, các cổ đông có ít động cơ để thực hiện việc giám sát. Tương tự, Berle & Means (1933) và Shehzad et al. (2010) cho rằng sở hữu phân tán sẽ làm giảm quyền lực của cổ đông tham gia quản lý, giám sát công ty và có thể cản trở việc ra quyết định hiệu quả. Hơn nữa, khi sở hữu phân tán, các cổ đông nhỏ phải chịu đầy đủ chi phí giám sát trong khi chỉ nhận được một phần nhỏ lợi ích. Vì vậy, họ có rất ít động lực để thực hiện việc giám sát hoạt động của công ty. Tuy nhiên, một số nghiên cứu dựa trên lý thuyết người đại diện (AT- Agency Theory) có quan điểm ngược lại. La Porta et al. (1999) cho rằng một khi công ty được sở hữu bởi các cổ đông lớn sẽ có hiện tượng các cổ đông lớn thu lợi riêng, vì vậy doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động kém hơn. Tương tự, Gomes & Novaes (1999) cho rằng các cổ đông lớn có điều kiện theo đuổi những lợi ích khác so với các cổ đông thiểu số. Vì vậy, các cổ đông lớn và có quyền lực mạnh có thể gây áp lực lên ban quản lý để tăng hiệu suất trong ngắn hạn. Áp lực này có thể thúc đẩy các nhà quản lý theo đuổi những dự án đầu tư mới có rủi ro cao hơn (Burkart et al. 1997). Hoạt động của các ngân hàng có sự khác biệt lớn so với các công ty phi tài chính. Sự khác biệt đó chính là ngân hàng đóng vai trò trung gian tài chính trong nền kinh tế (Shehzad et al. 2010). Tính chất trung gian tài chính của ngân hàng đã làm phát sinh mối quan hệ ủy quyền và thừa hành. Ngân hàng

nhận tiền gửi của khách hàng sau đó thực hiện nghiệp vụ cho vay. Lúc này phát sinh mối quan hệ giữa ngân hàng với người gửi tiền và mối quan hệ giữa ngân hàng với người đi vay. Trong phạm vi quyền lực của mình, do sự bất cân xứng thông tin, người

gửi tiền không thể giám sát và kiểm soát đầy đủ những hành động của cổ đông và nhà

27

quản lý ngân hàng trong mối quan hệ giữa ngân hàng và người đi vay (Saunders et al. 1990). Một số cổ đông ngân hàng có thể thông đồng với các nhà quản lý ngân hàng dùng vốn huy động từ nền kinh tế để tài trợ các khoản vay có rủi ro cao, làm gia

tăng tỷ lệ nợ xấu và gây ra tình trạng hao hụt vốn của các ngân hàng (Shehzad et al. 2010). Hơn nữa, người quản lý ngân hàng và chủ sở hữu ngân hàng không phải gánh chịu toàn bộ hậu quả từ những hành động của họ gây ra, lúc này, vấn đề rủi ro đạo đức trong hoạt động ngân hàng sẽ phát sinh và gây thiệt hại cho ngân hàng cũng như người gửi tiền (Esty 1998; Galai & Masulis 1976).

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA SỞ HỮU TẬP TRUNG ĐẾN RỦI RO THANHKHOẢN CỦA NGÂN HÀNG 10598657-2536-013331.htm (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w