Phân tích ma trận tương quan

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA SỞ HỮU TẬP TRUNG ĐẾN RỦI RO THANHKHOẢN CỦA NGÂN HÀNG 10598657-2536-013331.htm (Trang 39)

Hệ số tương quan là một chỉ số thống kê đo lường mối liên hệ tương quan giữa

hai biến số. Hệ số tương quan có giá trị từ -1 đến 1. Hệ số tương quan bằng 0 (hay gần 0) có nghĩa là hai biến số không có liên hệ gì với nhau; ngược lại nếu hệ số bằng -1 hay 1 có nghĩa là hai biến số có một mối liên hệ tuyệt đối. Nếu giá trị của hệ số tương quan là âm có nghĩa là khi x tăng cao thì y giảm (và ngược lại, khi x giảm thì

39

y tăng); nếu giá trị hệ số tương quan là dương (r > 0) có nghĩa là khi x tăng cao thì y cũng tăng, và khi x tăng cao thì y cũng giảm theo. Có nhiều hệ số tương quan , hệ số tương quan thông dụng nhất: hệ số tương quan Pearson. Kết quả trình bày trong bảng

bên dưới.

Bảng 4.2: Mô tả tương quan giữa các biến trong mô hình

Nguồn: Tính toán từ phần mềm stata

Các biến trong mô hình có tương quan không lớn (các giá trị đều nhỏ hơn 8). Biến sở hữu tập trung có mối tương quan âm với biến đại diện cho sự ổn định của ngân hàng.

4.3. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến _ VIF

Đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập trong mô hình tương quan tuyến

tính với nhau. Nghiên cứu tiến hành kiểm định giả thuyết không bị hiện tượng đa cộng tuyến bằng cách dùng chỉ tiêu VIF với kết quả được trình bày trong Bảng

FEM REM Biến Hệ số hồi quy P-value Hệ số hồi quy P-value EXCHRT -0.0000268 0.001 -5.20e-06 0.364 CAR 0.4110727 0.111 0.3717147 0.128 OC -0.1609387 0.045 -0.1482562 0.037 SIZE 0.1663949 0.002 0.0030944 0.924 Constant - 0.864652 0.007 -0.0286184 0.901 R2 0.133 0.510 chi2(3) = 16.88 Prob>chi2 = 0.0007 40

Nguồn: Tính toán từ phần mềm stata

VIF của tất cả các biến độc lập đều nhỏ hơn 10 nên hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình được đánh giá là không nghiêm trọng.

4.4 Mô hình hồi quy

Sau khi phân tích hệ số tương quan để nhận diện mối quan hệ giữa các biến trong mô hình, nghiên cứu này tiếp tục phân tích hồi quy với mục tiêu đo lường chiều

hướng và mức độ tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc bằng các phương

pháp như:, FEM, REM và thực hiện các kiểm định nhằm lựa chọn phương pháp hồi quy phù hợp.

Bảng 4.4: Kết quả mô hình FEM và REM

Nguồn: Tính toán từ phần mềm stata

Tiếp theo đó, tiến hành kiểm định Hausman để lựa chọn giữa mô hình FEM và REM, nếu giá trị xác suất Prob (Random) nhỏ hơn mức ý nghĩa 5% thì mô hình FEM được lựa chọn.

Giả thuyết HO : Mô hình REM là phù hợp.

chi2 (27) = 3.3e+30 Prob>chi2 = 0.0000

F( 1,25) = 7.133 Prob > F = 0.0131 41

Nguồn: Tính toán từ phần mềm stata

Nhìn vào mô hình trên ta thấy,

> Giá trị thống kê: chi2(3) = 16.88. > P-value: Prob>chi2 = 0.0007.

Kết luận:

bác bỏ HO, chọn mô hình FEM. Mô hình hồi quy phù hợp:

Vì mô hình FEM được lựa chọn nên nghiên cứu tiếp tục thực hiện các kiểm định phương sai thay đổi và tự tương quan.

4.5 Kiểm tra phương sai:

Giả thuyết HO: Phương sai qua các thực thể là không đổi.

Bảng 4.6: Mô hình kiểm tra phương sai trong mô hình FEM

Nguồn: Tính toán từ phần mềm stata

Mô hình có giá trị Prob > chi2 < 5% (p-value = 0.0000), mô hình gặp hiện tượng phương sai thay đổi ( bác bỏ H0 ).

4.6 Kiểm tra tương quan chuỗi:

Giả thiết Ho: Không có tương quan chuỗi

Bảng 4.8: Ket quả hồi

quy FGLS của RLIQ______________________________

Biến Hệ số hồi quy P-value

EXCHRT 2.36e-06 0.640

CAR 0.530878 0.024

OC -0.1394338 0.029

SIZE -0.0433712 0.057

Constant 0.1514701 0.445

Nguồn: Tính toán từ phần mềm stata

Do giá trị Prob > F < 5% của kiểm định Wooldridge như trên, ta kết luận bác bỏ giả thiết HO, có nghĩa là mô hình gặp hiện tượng tương quan chuỗi.

Vì mô hình bị phương sai và có hiện tượng tương quan bậc 1, để giải quyết vấn đề trên, nghiên cứu sẽ sử dụng mô hình FGLS (Feasible Generalized Least Square) để khắc phục hiện tượng trên.

Nguồn: Tính toán từ phần mềm stata

RLIQ = 0.1514701 - 0.1394338*OC - 0.0433712*SIZE + 2.36e-06*EXCHRT + 0.530878*CAR

Ket quả ước tính trong bảng 9 cho thấy:

• Constant = 0.1514701 trong điều điều kiện các yếu tố khác yếu tố khác không

đổi thì rủi ro thanh khoản trung bình của hệ thống NHTM là 15,15%.

• Hệ số hồi quy của biến EXCHRT là 2.36e-06 và có độ tin cậy <90%. Điều này

nói lên tỉ giá trung bình hàng năm của vnd/usd (EXCHRT) chưa thực sự tác động đến rủi ro thanh khoản (LIQ).

• Hệ số hồi quy của biến CAR là 0.530878 và có độ tin cậy 95%. Điều này chứng tỏ ngưỡng hệ số an toàn vốn tác động thuận chiều đến rủi ro thanh khoản

(LIQ), kết quả này hàm ý rằng ngưỡng hệ số an toàn vốn càng lớn thì rủi ro thanh khoản càng cao và ngược lại. Đây là một điều khá khó hiểu và cần được

nghiên cứu thêm.

• Hệ số hồi quy của biến SIZE là -0.0433712 và có độ tin cậy 90%. Điều này chứng tỏ sở hữu tập trung (OC) tác động nghịch chiều đến rủi ro thanh khoản (LIQ), kết quả này hàm ý rằng quy mô ngân hàng càng lớn thì rủi ro thanh khoản càng thấp và ngược lại. Kết quả này đồng ý kiến với Chung-Hua Shen

43

và cộng sự (2009), Valla và Saes-Escorbiac (2006), Pakistan, Akhtar và cộng sự (2011), nhưng lại trái ngược với Ahamad và Rasool (2017). Các ngân hàng

có tổng tài sản lớn thường là các ngân hàng đã khẳng định được thương hiệu và uy tín trên thị trường. Uy tín là nhân tố vô cùng quan trọng trong hoạt động

kinh doanh ngân hàng. Chính vì vậy, các ngân hàng lớn có thể huy động được

nguồn vốn ổn định với giá rẻ từ các thành phần kinh tế, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty lớn (Võ Xuân Vinh & Mai Xuân Đức 2017). Bên cạnh đó, với thương hiệu và uy tín của mình, các ngân hàng lớn còn có thể dễ dàng huy

động vốn trực tiếp từ các định chế tài chính nước ngoài thông qua các chương

trình cấp tín dụng, nguồn vốn trực tiếp từ nước ngoài từ việc mở L/C... Vì vậy

ngân hàng có quy mô tài sản lớn sẽ tăng vị thế thanh khoản, từ đó làm giảm rủi ro thanh khoản của ngân hàng.

• Hệ số hồi quy của biến OC là -0.085765 và có độ tin cậy 95%. Điều này chứng tỏ sở hữu tập trung (OC) tác động nghịch chiều đến rủi ro thanh khoản (LIQ), kết quả này hàm ý rằng cổ đông lớn nhất càng sở hữu nhiều cổ phiếu thì rủi ro

thanh khoản ngân hàng càng thấp và ngược lại. Kết quả này đồng ý kiến với (García-Marco & RoblesFernández 2008); (Iannotta et al. 2007); (Shehzad et al. 2010) nhưng trái ngược với một số nghiên cứu khác (Kim và Rhee 2000, Kim et al. 2016, Vodová 2011). Điều này có thể lý giải vì các cổ đông lớn sở hữu tập trung ở các ngân hàng thương mại làm giảm hành vi chấp nhận rủi ro và đóng vai trò là cơ chế mà cổ đông lớn có thể kiểm soát các nhà quản lý. Các cổ đông lớn dường như miễn cưỡng chấp nhận rủi ro quá mức ngay cả khi

được bảo vệ bởi bảo hiểm tiền gửi. Cuối cùng, mức độ tập trung quyền sở hữu

cao hơn thường gắn với chất lượng khoản vay tốt hơn, rủi ro tài sản thấp hơn và rủi ro mất khả năng thanh toán thấp hơn (Shehzad et al. 2010). Dong et al. (2014) cho thấy rằng sở hữu tập trung trong ngân hàng có ảnh hưởng làm giảm

44

rủi ro. Điều này được giải thích rằng quyền kiểm soát lớn giúp tăng cường giám sát việc quản lý và thúc đẩy các quy trình hoạt động thận trọng. Vậy bác bỏ giả thuyết thuyết 1, ta kết luận sở hữu tập trung có tác động tiêu cực với rủi

45

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Trong chương 4, tác giả đã sử dụng biến OC để đo lường rủi ro thanh khoản của 32 ngân hàng thương mại tại Việt Nam giai đoạn 2009-2020. Từ đó cho thấy, sở hữu tập trung của NHTM có tác động đến rủi ro thanh khoản của NHTM. Bên cạnh đó, đa số các biến liên quan được đề cập đến như qui mô ngân hàng, ngưỡng an toàn vốn, tập trung quyền sở hữu đều có sự tương tác với rủi ro thanh khoản của NHTM. Dựa vào kết quả tự tính toán thông qua ước lượng mô hình FEM, REM và FGLS và cho ra kết quả có mối hệ tương quan và tác động tiêu cực đến RLIQ (rủi ro thanh khoản của NHTM). Nếu các ngân hàng muốn giảm rủi ro thanh khoản của mình, thì nên tăng tỉ lệ sở hữu tập trung. Ngoài ra các chỉ số đo lường qui mô cũng có tác động

nghịch chiều đến rủi ro thanh khoản. Điều đó chứng minh rằng, việc chú trọng nâng cao mức tổng tài sản của ngân hàng sẽ mang lại những hiệu quả tích cực đối với rủi ro thanh khoản của các ngân hàng.

46

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

5.1 Khuyến nghị dành cho các NHTM

Ket quả nghiên cứu cho thấy sở hữu tập trung cao, quy mô ngân hàng lớn có thể làm giảm rủi ro thanh khoản ngân hàng.. Từ kết quả nghiên cứu, bài báo gợi mở một số hàm ý đến các nhà hoạch định chính sách. Từ đó có những kiến nghị sau:

Một là, Cơ quan quản lý Nhà nước (Chính phủ và NHNN) cho phép tăng tỉ lệ vốn sở hữu tối đa của một số cổ đông và những người có liên quan so với quy định hiện hành. Mức độ tập trung quyền sở hữu cao hơn thường gắn với chất lượng khoản vay tốt hơn, rủi ro tài sản thấp hơn và rủi ro mất khả năng thanh toán thấp hơn (Shehzad et al. 2010) ). Dong et al. (2014) cho thấy rằng sở hữu tập trung trong ngân hàng có ảnh hưởng làm giảm rủi ro. Điều này được giải thích rằng quyền kiểm soát lớn giúp tăng cường giám sát việc quản lý và thúc đẩy các quy trình hoạt động thận trọng giúp kiểm soát rủi ro thanh khoản tốt hơn.

Hai là Cơ quan quản lý Nhà nước (Chính phủ và NHNN) tạo điều kiện cho các ngân hàng triển khai phương án phát hành cổ phần ra công chúng trong đó cổ đông Nhà nước nếu không đủ nguồn lực thì có thể từ chối quyền mua. Khi đó các ngân hàng sẽ chủ động tìm kiếm nhà đầu tư và cổ đông nhỏ lẻ để bán cổ phần, phát hành cổ phần ưu đãi cho người lao động để tăng vốn. Giải pháp này chỉ thuận lợi khi cổ đông hiện hữu có sức mạnh tài chính và không muốn giảm tỉ lệ sở hữu, trong điều

kiện thị trường chứng khoán ổn định và phát triển thuận lợi. Bên cạnh đó, có thể cho phép các NHTMNN được tạm ứng từ quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp để tăng vốn trong năm 2016. Về dài hạn, các NHTMNN phát hành trái phiếu tăng vốn, đẩy nhanh

tiến độ cổ phần hóa hoặc thu hút nhà đầu tư tài chính, nhà đầu tư chiến lược. Đồng thời, cần giảm sở hữu tại các NHTMNN về ở mức tối đa 51% đến năm 2018 nhằm tạo điều kiện cho các NHTMNN thu hút thêm vốn từ nhà đầu tư cả trong nước và nước ngoài, từ đó nâng cao năng lực tài chính và tranh thủ tiếp cận công nghệ hiện

47

đại, trình độ quản trị tiên tiến của các nhà đầu tư nước ngoài. Cần có chiến lược, giải pháp tổng thể để thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu là kênh đáp ứng nhu

cầu vốn dài hạn cho doanh nghiệp, giảm áp lực tăng trưởng tín dụng dài hạn từ NHTM...Kiểm soát và khắc phục kịp thời, nhanh chóng các yếu tố tiềm ẩn có thể gây

ra mất ổn định kinh tế vĩ mô; theo dõi và thực hiện các biện pháp nhằm bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát, đảm bảo tăng trưởng kinh tế an toàn và ổn định.

Ba là, Ngân hàng Nhà nước cần có những quy định buộc các ngân hàng chú trọng quản lý rủi ro và có biện pháp chế tài buộc các ngân hàng tuân thủ. Tiến hành đánh giá, xác định thực trạng hoạt động, chất lượng tài sản và rủi ro tín dụng của các ngân hàng; Tiến hành đánh giá và phân loại các ngân hàng thương mại; Xây dựng và triển khai phương án cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém và các ngân hàng khác; Triển khai sáp nhập, hợp nhất và mua lại; Tăng vốn điều lệ và xử lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng; Cơ cấu lại hoạt động và hệ thống quản lý của các ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như hiệu quả quản lý rủi ro tại các ngân hàng này. Các vấn đề thỏa thuận và ủy thác đã đề cập ở trên có thể được hình thành và gây nên rủi

ro thanh khoản cho ngân hàng.

.

5.2 Ket luận đề tài

Bài báo nghiên cứu tác động của sở hữu tập trung đến sự ổn định của NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy sở hữu tập trung càng cao, rủi ro thanh khoản

của NHTM càng thấp. Kết quả này đồng ý kiến với (García-Marco & RoblesFernández 2008); (Iannotta et al. 2007); (Shehzad et al. 2010) nhưng trái ngược với một số nghiên cứu khác (Kim và Rhee 2000, Kim et al. 2016). Kết quả nghiên cứu của bài báo đã đóng góp thêm bằng chứng thực nghiệm trong chủ đề nghiên cứu về tác động của sở hữu tập trung đến hoạt động của các NHTM.

48

Với đề tài trên, tác giả đưa ra kết luận dựa trên số liệu thu thâp từ 32 NHTM Việt Nam trong giai đoạn chỉ 11 năm tính từ năm 2009 đến năm 2020. Nên kết luận từ bài viết đưa ra phụ thuộc và tình hình kinh tế của giai đoạn, số lượng NHTM trong

nước thông số được các NHTM công bố theo các năm nghiên cứu và số lượng NHTM. Có thể nói rằng, kết luận mà bài viết đưa ra chỉ đúng trong phạm vi thời gian

trên tức còn bị hạn chế về mặt không gian. Bên cạnh đó, kết quả có được của tác giả được tính toán dựa trên số liệu có được từ việc công bố công khai số liệu từ các NHTM mà tác giả nghiên cứu. Nói cách khác, đề tài trên còn bị giới hạn bởi độ chính

xác về mặt số liệu. Tiếp theo đó, tác giả nghiên cứu hiện tại với lượng kiến thức dành

cho mức sinh viên đang theo đuổi chuyên ngành kinh tế nên chưa có cách nhìn nhận đánh giá và tính toán chính xác nhất về vấn đề được đạt ra. Ngoài ra, bài viết còn có một số điểm hạn chế như sau:

• Số biến độc lập chưa phong phú.

• Chưa phân tích được ảnh hưởng của tỉ giá trung bình hàng năm của VND/USD

đến rủi ro thanh khoản.

49

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo Tiếng Việt

Luật các tổ chức tín dụng (2010). Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011. Từ cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật: http://www.vbpl.vn.

Nghị định về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam

số 01/2014/NĐ - CP (2014). Có hiệu lực thi hành từ ngày 20/02/2014. Từ cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật: http://www.vbpl.vn.

Phạm Thị Tuyết Trinh (2016). ‘Kinh tế lượng ứng dụng trong kinh tế và tài chính’,

Nhà xuất bản kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

Quyết định về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng

để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng số 493/2005/QĐ-NHNN (2005). Từ cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật: http://www.vbpl.vn.

Quyết định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước số 18/2007/QĐ-NHNN (2007). Từ cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật: http://www.vbpl.vn.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA SỞ HỮU TẬP TRUNG ĐẾN RỦI RO THANHKHOẢN CỦA NGÂN HÀNG 10598657-2536-013331.htm (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w