Sau khi phân tích hệ số tương quan để nhận diện mối quan hệ giữa các biến trong mô hình, nghiên cứu này tiếp tục phân tích hồi quy với mục tiêu đo lường chiều
hướng và mức độ tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc bằng các phương
pháp như:, FEM, REM và thực hiện các kiểm định nhằm lựa chọn phương pháp hồi quy phù hợp.
Bảng 4.4: Kết quả mô hình FEM và REM
Nguồn: Tính toán từ phần mềm stata
Tiếp theo đó, tiến hành kiểm định Hausman để lựa chọn giữa mô hình FEM và REM, nếu giá trị xác suất Prob (Random) nhỏ hơn mức ý nghĩa 5% thì mô hình FEM được lựa chọn.
Giả thuyết HO : Mô hình REM là phù hợp.
chi2 (27) = 3.3e+30 Prob>chi2 = 0.0000
F( 1,25) = 7.133 Prob > F = 0.0131 41
Nguồn: Tính toán từ phần mềm stata
Nhìn vào mô hình trên ta thấy,
> Giá trị thống kê: chi2(3) = 16.88. > P-value: Prob>chi2 = 0.0007.
Kết luận:
⇒ bác bỏ HO, chọn mô hình FEM. Mô hình hồi quy phù hợp:
Vì mô hình FEM được lựa chọn nên nghiên cứu tiếp tục thực hiện các kiểm định phương sai thay đổi và tự tương quan.
4.5 Kiểm tra phương sai:
Giả thuyết HO: Phương sai qua các thực thể là không đổi.
Bảng 4.6: Mô hình kiểm tra phương sai trong mô hình FEM
Nguồn: Tính toán từ phần mềm stata
Mô hình có giá trị Prob > chi2 < 5% (p-value = 0.0000), mô hình gặp hiện tượng phương sai thay đổi ( bác bỏ H0 ).
4.6 Kiểm tra tương quan chuỗi:
Giả thiết Ho: Không có tương quan chuỗi
Bảng 4.8: Ket quả hồi
quy FGLS của RLIQ______________________________
Biến Hệ số hồi quy P-value
EXCHRT 2.36e-06 0.640
CAR 0.530878 0.024
OC -0.1394338 0.029
SIZE -0.0433712 0.057
Constant 0.1514701 0.445
Nguồn: Tính toán từ phần mềm stata
Do giá trị Prob > F < 5% của kiểm định Wooldridge như trên, ta kết luận bác bỏ giả thiết HO, có nghĩa là mô hình gặp hiện tượng tương quan chuỗi.
Vì mô hình bị phương sai và có hiện tượng tương quan bậc 1, để giải quyết vấn đề trên, nghiên cứu sẽ sử dụng mô hình FGLS (Feasible Generalized Least Square) để khắc phục hiện tượng trên.
Nguồn: Tính toán từ phần mềm stata
RLIQ = 0.1514701 - 0.1394338*OC - 0.0433712*SIZE + 2.36e-06*EXCHRT + 0.530878*CAR
Ket quả ước tính trong bảng 9 cho thấy:
• Constant = 0.1514701 trong điều điều kiện các yếu tố khác yếu tố khác không
đổi thì rủi ro thanh khoản trung bình của hệ thống NHTM là 15,15%.
• Hệ số hồi quy của biến EXCHRT là 2.36e-06 và có độ tin cậy <90%. Điều này
nói lên tỉ giá trung bình hàng năm của vnd/usd (EXCHRT) chưa thực sự tác động đến rủi ro thanh khoản (LIQ).
• Hệ số hồi quy của biến CAR là 0.530878 và có độ tin cậy 95%. Điều này chứng tỏ ngưỡng hệ số an toàn vốn tác động thuận chiều đến rủi ro thanh khoản
(LIQ), kết quả này hàm ý rằng ngưỡng hệ số an toàn vốn càng lớn thì rủi ro thanh khoản càng cao và ngược lại. Đây là một điều khá khó hiểu và cần được
nghiên cứu thêm.
• Hệ số hồi quy của biến SIZE là -0.0433712 và có độ tin cậy 90%. Điều này chứng tỏ sở hữu tập trung (OC) tác động nghịch chiều đến rủi ro thanh khoản (LIQ), kết quả này hàm ý rằng quy mô ngân hàng càng lớn thì rủi ro thanh khoản càng thấp và ngược lại. Kết quả này đồng ý kiến với Chung-Hua Shen
43
và cộng sự (2009), Valla và Saes-Escorbiac (2006), Pakistan, Akhtar và cộng sự (2011), nhưng lại trái ngược với Ahamad và Rasool (2017). Các ngân hàng
có tổng tài sản lớn thường là các ngân hàng đã khẳng định được thương hiệu và uy tín trên thị trường. Uy tín là nhân tố vô cùng quan trọng trong hoạt động
kinh doanh ngân hàng. Chính vì vậy, các ngân hàng lớn có thể huy động được
nguồn vốn ổn định với giá rẻ từ các thành phần kinh tế, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty lớn (Võ Xuân Vinh & Mai Xuân Đức 2017). Bên cạnh đó, với thương hiệu và uy tín của mình, các ngân hàng lớn còn có thể dễ dàng huy
động vốn trực tiếp từ các định chế tài chính nước ngoài thông qua các chương
trình cấp tín dụng, nguồn vốn trực tiếp từ nước ngoài từ việc mở L/C... Vì vậy
ngân hàng có quy mô tài sản lớn sẽ tăng vị thế thanh khoản, từ đó làm giảm rủi ro thanh khoản của ngân hàng.
• Hệ số hồi quy của biến OC là -0.085765 và có độ tin cậy 95%. Điều này chứng tỏ sở hữu tập trung (OC) tác động nghịch chiều đến rủi ro thanh khoản (LIQ), kết quả này hàm ý rằng cổ đông lớn nhất càng sở hữu nhiều cổ phiếu thì rủi ro
thanh khoản ngân hàng càng thấp và ngược lại. Kết quả này đồng ý kiến với (García-Marco & RoblesFernández 2008); (Iannotta et al. 2007); (Shehzad et al. 2010) nhưng trái ngược với một số nghiên cứu khác (Kim và Rhee 2000, Kim et al. 2016, Vodová 2011). Điều này có thể lý giải vì các cổ đông lớn sở hữu tập trung ở các ngân hàng thương mại làm giảm hành vi chấp nhận rủi ro và đóng vai trò là cơ chế mà cổ đông lớn có thể kiểm soát các nhà quản lý. Các cổ đông lớn dường như miễn cưỡng chấp nhận rủi ro quá mức ngay cả khi
được bảo vệ bởi bảo hiểm tiền gửi. Cuối cùng, mức độ tập trung quyền sở hữu
cao hơn thường gắn với chất lượng khoản vay tốt hơn, rủi ro tài sản thấp hơn và rủi ro mất khả năng thanh toán thấp hơn (Shehzad et al. 2010). Dong et al. (2014) cho thấy rằng sở hữu tập trung trong ngân hàng có ảnh hưởng làm giảm
44
rủi ro. Điều này được giải thích rằng quyền kiểm soát lớn giúp tăng cường giám sát việc quản lý và thúc đẩy các quy trình hoạt động thận trọng. Vậy bác bỏ giả thuyết thuyết 1, ta kết luận sở hữu tập trung có tác động tiêu cực với rủi
45
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Trong chương 4, tác giả đã sử dụng biến OC để đo lường rủi ro thanh khoản của 32 ngân hàng thương mại tại Việt Nam giai đoạn 2009-2020. Từ đó cho thấy, sở hữu tập trung của NHTM có tác động đến rủi ro thanh khoản của NHTM. Bên cạnh đó, đa số các biến liên quan được đề cập đến như qui mô ngân hàng, ngưỡng an toàn vốn, tập trung quyền sở hữu đều có sự tương tác với rủi ro thanh khoản của NHTM. Dựa vào kết quả tự tính toán thông qua ước lượng mô hình FEM, REM và FGLS và cho ra kết quả có mối hệ tương quan và tác động tiêu cực đến RLIQ (rủi ro thanh khoản của NHTM). Nếu các ngân hàng muốn giảm rủi ro thanh khoản của mình, thì nên tăng tỉ lệ sở hữu tập trung. Ngoài ra các chỉ số đo lường qui mô cũng có tác động
nghịch chiều đến rủi ro thanh khoản. Điều đó chứng minh rằng, việc chú trọng nâng cao mức tổng tài sản của ngân hàng sẽ mang lại những hiệu quả tích cực đối với rủi ro thanh khoản của các ngân hàng.
46
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT