Yếu tố này có tác động đứng thứ 2 với β = 0,243 (p = 0,000 < 0,05)
Mối quan hệ cấp trên với cấp dưới cũng là một trong những yếu tố tác động ảnh hưởng tinh thần làm việc của nhân viên, vì vậy để tăng mức độ hài lòng của cán bộ công nhân viên đối với tổ chức, thì vấn đề mối quan hệ cấp trên, cấp dưới cũng cần được quan tâm và làm tốt. Lãnh đạo luôn hy sinh sở thích cá nhân cho những điều tốt đẹp của tổ chức. Lãnh đạo luôn có những hành động khiến nhân viên của mình ngưỡng mộ, kính trọng. Lãnh đạo Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần phải thấu hiểu những vất vả của nhân viên, công nhận những đóng góp của họ. Để làm được điều đó, trước tiên nhà lãnh đạo không thể đặt mình ở vị trí quá cao, phải tạm quên đi "cái tôi" của mình để tiến đến gần hơn với nhân viên, cần chủ động lắng nghe, trò chuyện với nhân viên của mình, tìm hiểu những tâm tư, nguyện vọng của nhân viên, xem họ như những người cộng sự của mình. Đồng thời luôn nỗ lực sát cánh cùng nhân viên. Những lời động viên, các hình thức khen thưởng kịp thời, sự quan tâm của người lãnh đạo từ những điều tưởng chừng như giản đơn sẽ trở thành động lực to lớn thúc đẩy nhân viên gắn bó và cống hiến hết mình cho công việc.
Bên cạnh đó lãnh đạo phải giúp nhân viên của mình nhận thức tốt về việc xác định mục đích trong công việc, tránh làm việc theo một lối mòn, rập khuôn theo những cái cũ, cần phải luôn đổi mới và sáng tạo, bắt nhịp cùng thời đại bùng nổ của thông tin, truyền thông.
Lãnh đạo cần nhấn mạnh tầm quan trọng của ý thức vì tập thể thông qua việc khuyến khích giao tiếp trong tổ chức, trong đó đẩy mạnh việc trao đổi thông tin hỗ
69
trợ lẫn nhau giữa các bộ phận phòng, ban, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thành công việc của tổ chức; xây dựng quy chế phối hợp giữa các phòng, ban. Ngoài ra, cũng cần nhấn mạnh tầm quan trọng của giao tiếp thông tin hai chiều giữa cấp trên và cấp dưới giúp nhân viên có đầy đủ thông tin để thực hiện công việc và khi gặp những khó khăn, vướng mắc họ có thể nhận được sự hướng dẫn kịp thời của cấp trên cũng như cấp trên sẽ phản hồi thông tin về việc thực hiện công việc đến cấp dưới giúp họ cải tiến và thực hiện công việc tốt hơn. Đối với văn hóa các phòng ban: Văn hóa riêng của các phòng ban giữ vai trò khá quan trọng trong tổng thể chung văn hóa. Tuy nó thu hẹp trong phạm vi nhỏ nhưng nó lại là yếu tố tác động trực tiếp, thường xuyên đến người lao động và là nhân tố cấu thành văn hóa. Do đó, cần chú trọng điều chỉnh, phát triển hài hòa văn hóa các phòng ban tạo ra một môi trường chung thân thiện, xây dựng bầu không khí làm việc hòa đồng, cảm thấy thoải mái và hài lòng hợp tác, tôn trọng lẫn nhau, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ nhau khi cần thiết trong tập thể nhân viên nhằm tạo ra nét văn hóa liên kết. Lãnh đạo cần thường xuyên tổ chức giao lưu, trao đổi giữa các phòng ban với nhau, trong cũng như ngoài công việc để giúp cho nhân viên có cơ hội gặp mặt một cách thân thiện thoải mái, và những thay đổi về các chính sách liên quan đến nhân viên nên được thông báo đầy đủ, rõ ràng giúp họ hiểu rõ quyền lợi cũng như trách nhiệm của mình đối với tổ chức, từ đó thu hút sự quan tâm nhiều hơn của họ đối với tổ chức. Lãnh đạo phải tạo không khí chan hòa, vui vẻ, gắn kết giữa các thành viên trong ngôi nhà chung Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam thông qua các hoạt động ngoại khóa nhân các ngày kỷ niệm, ngày lễ lớn, các hoạt động tham quan, dã ngoại, các buổi liên hoan... Đó không chỉ là hoạt động thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng mà còn là dịp tốt để mọi người hiểu và gắn bó với nhau hơn.