Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁTNỘI BỘ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠICÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN SAO VIỆT 10598491-2342-011815.htm (Trang 35)

6. Cấu trúc đề tài

2.2.2.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Thứ nhất: Tìm hiểu khái quát về khách hàng

Công ty TNHH Phú Thịnh chuyển đổi theo Quyết định số 1966/QĐ-UB, ngày 14/12/2006 của UBND tỉnh Phú Yên. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3604000045 do Sở Kế hoạch & Đầu tư cấp ngày 01/8/2007.

• Tên công ty: Công ty TNHH Phú Thịnh

• Địa chỉ: Lê Trung Kiên - Phường 5 - TP Tuy Hoà - Phú Yên

• Điện thoại VP: 057.3822999 Fax: 057.3811252

• E-mail: congtyphuthinh@gmail.com

• Ngành nghề kinh doanh: Quản lý, khai thác các công trình thủy lợi, thủy nông,

cung ứng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

• Thế mạnh của doanh nghiệp: Quản lý, khai thác công trình thủy lợi trong toàntỉnh.

Cơ cấu tổ chức nhân sự

Chủ tịch Công ty

Ông Nguyễn Minh Huệ

Ban giám đốc

Ông Trần Tiến Anh Ông Nguyễn Văn Chiến

Kế toán trưởng

Ông Võ Thành Thôn

Chức danh

Chủ tịch - Người đại diện pháp luật

Chức danh

Giám đốc - Nghỉ hưu từ ngày 014/09/2019 Phó Giám đốc

Chức danh

Kế toán trưởng

Chức năng

• Quản lý và khai thác các công trình thủy lợi, thủy nông, cung ứng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

• Là chủ đầu tư trong việc xây dựng, sửa chữa, tu bổ, nâng cấp hoàn thiện các công trình thủy lợi thuộc Công ty quản lý.

• Tổ chức ký kết hợp đồng kinh tế về cung cấp nước và thu thủy lợi phí. Sử dụng

thủy lợi phí theo quy định của Nhà nước và kế hoạch hàng năm của UBND tỉnh.

Nhiệm vụ

Công ty TNHH Phú Thịnh được UBND tỉnh giao nhiệm vụ quản lý và khai thác các hệ thống thủy nông như sau:

• Hệ thống thủy nông Đồng Cam, huyện Đông Hòa, Tây Hòa, Phú Hòa và TP Tuy Hòa.

• Hệthống thủy nông Tam Giang, huyện Tuy An.

• Hồ chứa nước Hóc Răm, huyện Tây Hòa.

• Hồ chứa nước Phú Xuân, huyện Đồng Xuân.

• Hồ chứa nước Đồng Tròn, huyện Tuy An.

• Hồ chứa nước Xuân Bình, thị xã Sông Cầu.

• Hồ chứa nước Kỳ Châu, huyện Đồng Xuân.

• Trạm bơm điện Nam Bình, huyện Đông Hòa.

• Trạm bơm điện Phú Vang, TP Tuy Hòa.

• Trạm thủy nông sử dụng nước sau thủy điện Sông Hinh, huyện Tây Hòa.

• Hồ chứa nước Suối Vực, huyện Sơn Hoà.

Ngành nghề kinh doanh chính

• Quản lý, khai thác công trình thủy lợi, thủy nông, cung ứng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp;

• Xây dựng công trình dân dụng, thủy lợi, giao thông;

• Mua bán vật liệu xây dựng;

• Khảo sát, thiết kế và giám sát thi công xây dựng công trình thủy lợi.

Đánh giá tình hình tài chính

Tình hình tài chính của Công ty tại ngày 31/12/2019, kết quả hoạt động kinh doanh cũng như các dòng lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày được thể hiện trong báo cáo tài chính từ trang 05 đến trang 25.

Sự kiện phát sinh kết thúc năm tài chính

Vào ngày lập báo cáo này, Chủ tịch Công ty cho rằng không có bất kỳ tình huống nào

có thể làm sai lệch các số liệu được phản ánh trên báo cáo tài chính của Công ty.

Thứ hai: Khảo sát HTKSNB để lập kế hoạch kiểm toán

Kiểm toán viên sẽ tìm hiểu về HTKSNB bao gồm việc tìm hiểu về môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát.

Môi trường kiểm soát: kiểm toán viên đánh giá nhận thức, quan điểm, sự quan tâm và hoạt động của nhà quản lý đối với HTKSNB.

Hệ thống kế toán: Mục đích của bước này là nhằm xác định mức độ rủi ro cụ thể giúp việc xây dựng một kế hoạch kiểm toán phù hợp với mức độ tin cậy vào hệ thống

kế toán và kiểm soát cũng như đối với các nhóm nghiệp vụ quan trọng và số dư tài khoản chủ yếu.

Trong bước này, kiểm toán viên tìm hiểu các vấn đề sau:

- Các chính sách kế toán của doanh nghiệp có phù hợp với Chuẩn mực kế toán quốc tế và có phù hợp với luật định của Việt Nam hay không?

- Hệ thống kế toán áp dụng tại doanh nghiệp: Kiểm toán viên kiểm tra việc thực

hiện chế độ, thể lệ, phương pháp hạch toán kế toán chung hiện hành hoặc chế độ

kế toán cụ thể đã được Bộ Tài Chính phê duyệt xem có phù hợp với đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản lý của doanh nghiệp và có nhất quán không?

- Để tìm hiểu hệ thống kế toán, kiểm toán viên áp dụng các kỹ thuật chủ yếu: thu thập tài liệu (các chính sách kế toán, các văn bản quy định về bảo quản chứng từ,

tài sản sổ sách...); phỏng vấn kế toán trưởng và các nhân viên kế toán về quy trình kế toán áp dụng, việc lưu trữ, bảo quản chứng từ, sổ sách, cách bố trí đội ngũ kế toán viên; quan sát quá trình ghi chép một số nghiệp vụ phát sinh, cách lập, ghi chép và trình tự luân chuyển chứng từ, sổ sách kế toán có diễn ra theo đúng quy định không.

Khi tìm hiểu hệ thống kế toán của công ty khách hàng, kiểm toán viên yêu cầu phòng

kế toán trình bày về các chính sách kế toán chủ yếu được đơn vị áp dụng trong việc hạch toán kế toán. Tiếp theo kiểm toán viên kiểm tra các tài liệu như hệ thống sổ sách

kế toán của khách hàng có đủ không, cách ghi chép và trình tự luân chuyển sổ, tổng hợp sổ diễn ra có đúng quy định không, từ đó nhận diện những thiếu sót trong hệ thống kế toán. Sau đó, kiểm toán viên yêu cầu khách hàng cung cấp các văn bản ghi các chính sách kế toán chủ yếu được áp dụng tại công ty, các tài liệu này được kiểm toán viên lưu trong Hồ sơ kiểm toán của khách hàng.

Thông tin thu thập về hệ thống kế toán của Công ty TNHH Phú Thịnh:

Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng

Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng

Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014, Thông tư số 53/2016/TT-BTC ngày 21/03/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 200/2014/TT-BTC và các chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành.

Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán

Chủ tịch Công ty đảm bảo đã tuân thủ đầy đủ yêu cầu của các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện hành trong việc lập Báo cáo tài chính.

Báo cáo tài chính được trình bày bằng đồng Việt Nam (VND), theo nguyên tắc giá gốc, được soạn lập phù hợp với các chuẩn mực kế toán Việt Nam, chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các quy định hiện hành có liên quan tại Việt Nam.

Tiền và tương đương tiền

Tiền: bao gồm tiền tại quỹ, tiền đang chuyển và các khoản tiền gửi không kỳ hạn. Tương đương tiền: Là các khoản đầu tư ngắn hạn (không quá 3 tháng), có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền.

Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính

Nguyên tắc kế toán các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn: Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn được phản ánh theo giá gốc, bao gồm giá mua cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đầu tư (nếu có).

Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn khác: Các khoản đầu tư khác

tại thời điểm báo cáo, nếu:

- Có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua khoản đầu

tư đó được coi là Tương đương tiền;

- Có thời hạn thu hồi vốn dưới 1 năm (hoặc trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh)

được phân loại là Tài sản ngắn hạn;

- Có thời hạn thu hồi vốn trên 1 năm (hoặc trên một chu kỳ sản xuất kinh doanh)

được phân loại là Tài sản dài hạn.

Nguyên tắc kế toán nợ phải thu

Nguyên tắc ghi nhận

Các khoản phải thu khách hàng, khoản trả trước cho người bán, và các khoản phải thu khác tại thời điểm báo cáo, nếu:

- Có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán dưới 1 năm (hoặc trong một chu kỳ sản xuất

Dự phòng nợ phải thu khó đòi thể hiện phần giá trị dự kiến tổn thất của các khoản nợ

phải thu có khả năng không được khách hàng thanh toán tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Dự phòng nợ phải thu khó đòi được lập cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, căn cứ vào tuổi nợ của các khoản nợ hoặc dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra theo quy

định tại Thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 của Bộ Tài chính.

Các chính sách kế toán đối với hàng tồn kho

Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho

Hàng tồn kho được ghi nhận trên cơ sở giá gốc. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được

hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.

Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.

Giá trị thuần có thể thực hiện được xác định bằng cách lấy giá bán ước tính của hàng tồn kho trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.

Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Thực tế đích danh. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.

Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào thời điểm cuối năm là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.

Tài sản cố định do Công ty mua sắm và xây dựng cơ bản hoàn thành

Nguyên tắc ghi nhận

Giá trị của tài sản cố định được trình bày theo nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn luỹ kế. Nguyên giá tài sản cố định bao gồm toàn bộ các chi phí mà Công ty phải bỏ ra để có được tài sản cố định tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

tài sản đó. Các chi phí không thỏa mãn điều kiện trên được ghi nhận là chi phí trong năm.

Khi tài sản cố định được bán hay thanh lý, nguyên giá và khấu hao lũy kế được xóa sổ và bất kỳ khoản lãi lỗ nào phát sinh do việc thanh lý đều được tính vào thu nhập hay chi phí trong năm.

Phương pháp khấu hao: Tài sản cố định được trích khấu hao theo phương pháp đường

thẳng dựa trên thời gian sử dụng hữu ích ước tính như sau: - Nhà cửa, vật kiến trúc 05 - 50 năm

- Máy móc, thiết bị 03 -20 năm

- Phương tiện vận tải, truyền dẫn06 - 30 năm - Thiết bị, dụng cụ quản lý 03 -10 năm

Tài sản cố định được xây đúcbằng bê tông và bằngđất của các công trình trực tiếp phục vụ tưới nước, tiêu nước (như hồ, đập, kênh, mương), có giá trị lớn do Nhà nước

đầu tư xây dựng từ nguồn Ngân sách Nhà nước giao cho Công ty quản lý, khai thác, sử dụng công trình thủy lợi để tổ chức sản xuất kinh doanh cung ứng dịch vụ công ích

Giá trị của tài sản cố định được trình bày theo nguyên giá. Nguyên giá tài sản cố định

được ghi nhận dựa trên quyết toán công trình hoàn thành được duyệt của chủ sở hữu tại thời điểm nhận bàn giao tài sản và được hạch toán tăng Nguồn vốn kinh doanh. Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu chỉ được ghi tăng nguyên giá tài sản cố định nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng

tài sản đó. Các chi phí không thỏa mãn điều kiện trên được ghi nhận là chi phí trong năm.

Khi nhượng bán, thanh lý phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu Nhà nước và được hạch toán giảm vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Phần giá trị thu được do nhượng bán sau khi trừ chi phí nhượng bán, thanh lý, doanh

Tài sản cố định được xây đúc bằng bê tông và bằng đất của các công trình trực tiếp phục vụ tưới nước, tiêu nước; Máy bơm nước từ 8.000 m3/giờ trở lên cùng với vật kiến trúc để sử dụng vận hành công trình không trích khấu hao, chỉ mở sổ chi tiết theo

dõi giá trị hao mòn hàng năm của từng tài sản và không được ghi giảm nguồn vốn hình thành tài sản.

Phương pháp phân bổ chi phí trả trước

Các loại chi phí trả trước nếu chỉ liên quan đến năm tài chính hiện hành thì được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong năm tài chính.

Việc tính và phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào chi phí sản xuất kinh doanh từng kỳ kế toán được căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí để chọn phương pháp và tiêu thức phân bổ hợp lý.

Ghi nhận các khoản phải trả thương mại và phải trả khác

Các khoản phải trả người bán, người mua trả tiền trước, phải trả khác, khoản vay tại thời điểm báo cáo, nếu:

- Có thời hạn thanh toán dưới 1 năm (hoặc trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh)

được phân loại là Nợ ngắn hạn;

- Có thời hạn thanh toán trên 1 năm (hoặc trên một chu kỳ sản xuất kinh doanh)

được phân loại là Nợ dài hạn.

Quỹ lương

Quỹ tiền lương của Công ty được áp dụng theo quy định tại Nghị định số 51/2016/NĐ-CP ngày 13/06/2016 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động trong Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/08/2016 và được áp dụng từ ngày 01/01/2016; Nghị định số 52/2016/NĐ-CP ngày

Quỹ tiền lương của Công ty bao gồm Quỹ tiền lương của người lao động Công ty và Quỹ tiền lương của người quản lý Công ty.

Quỹ tiền lương của người lao động Công ty được xác định căn cứ theo quy định tại Thông tư số 26/2016/TT-BLĐTBXH ngày 01/09/2016 của Bộ Lao động Thương binh

và Xã hội. Theo đó, quỹ lương thực hiện năm 2019 của người lao động Công ty được

xác định là 12.193.458.000 đồng.

Quỹ tiền lương của người quản lý Công ty được xác định căn cứ theo quy định tại Thông tư số 27/2016/TT-BLĐTBXH ngày 01/09/2016 của Bộ Lao động Thương binh

và Xã hội. Theo đó, quỹ lương thực hiện năm 2019 của người quản lý Công ty được xác định là 1.224.000.000 đồng.

Quỹ tiền lương thực hiện năm 2019 của Công ty đang chờ phê duyệt của Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên.

Ghi nhận chi phí phải trả

Chi phí phải trả bao gồm các khoản phải trả cho sữa chữa thường xuyên, sữa chữa lớn của các công trình thủy lợi đã thực hiện và các dịch vụ đã nhận từ người bán trong

kỳ báo cáo nhưng thực tế chưa chi trả do chưa có hóa đơn hay chưa đủ hồ sơ tài liệu kế toán được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ báo cáo.

Các khoản chi phí phải trả của Công ty bao gồm chi phí sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn của các công trình thủy lợi.

Ghi nhận dự phòng phải trả

Các khoản dự kiến phải trả không quá 12 tháng hoặc trong chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tiếp theo tại thời điểm báo cáo, như dự phòng bảo hành sản phẩm,

hàng hóa, công trình xây dựng, dự phòng tái cơ cấu, các khoản chi phí trích trước để sửa chữa TSCĐ định kỳ, chi phí hoàn nguyên môi trường trích trước... Dự phòng

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁTNỘI BỘ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠICÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN SAO VIỆT 10598491-2342-011815.htm (Trang 35)