Quy trình đăng kí, kê khai, nộp thuế (khấu trừ), hoàn thuế giá trị gia

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIATĂNG TẠI CÔNG TY TNHH DEEPLYONE 10598489-2340-011808.htm (Trang 37 - 48)

5. Ket cấu khóa luận

1.2.6 Quy trình đăng kí, kê khai, nộp thuế (khấu trừ), hoàn thuế giá trị gia

gia tăng

1.2.6.1 Đăng kí nộp thuế giá trị gia tăng

Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng kể cả các cơ sở trực thuộc phải đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý theo hướng dẫn của cơ quan thuế.

Theo quy định, cơ sở kinh doanh mới thành lập, thời gian đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp cơ sở chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng có hoạt động kinh doanh, cơ sở phải đăng ký nộp thuế trước khi kinh doanh.

Trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản hoặc thay đổi kinh doanh, cơ sở kinh doanh phải khai báo với cơ quan thuế chậm nhất là 05 ngày trước khi tiến hành các hoạt động trên.

1.2.6.2 Kê khai nộp thuế giá trị gia tăng

*Quy định chung: Căn cứ theo thông tư 156/2013/TT-BTC ban hành ngày

06 tháng 11 năm 2013 quy định như sau: Nguyên tắc tính thuế, khai thuế

32

a) Người nộp thuế phải tính, xác định số tiền thuế phải nộp ngân sách nhà nước, trừ trường hợp cơ quan thuế ấn định thuế hoặc tính thuế theo quy định tại

Điều 37, Điều 38 của Luật Quản lý thuế.

b) Người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế với cơ quan thuế theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và nộp đủ các

chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế.

c) Đối với loại thuế khai theo tháng, quý, tạm tính theo quý hoặc năm, nếu trong kỳ tính thuế không phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc người nộp thuế đang thuộc

diện được hưởng ưu đãi, miễn giảm thuế thì người nộp thuế vẫn phải nộp hồ

sơ khai

thuế cho cơ quan thuế theo đúng thời hạn quy định, trừ trường hợp đã chấm dứt

hoạt động kinh doanh và trường hợp tạm ngừng kinh doanh theo hướng dẫn tại

điểm đ khoản 1 Điều này và các trường hợp không phải nộp hồ sơ khai thuế theo

hướng dẫn tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 Thông tư này.

d) Đối với loại thuế khai theo tháng hoặc khai theo quý, kỳ tính thuế đầu tiên được tính từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh đến ngày cuối cùng của

tháng hoặc

quý, kỳ tính thuế cuối cùng được tính từ ngày đầu tiên của tháng hoặc quý

đến ngày

kết thúc hoạt động kinh doanh. Kỳ tính thuế năm của thuế thu nhập doanh

nghiệp và

thuế tài nguyên được tính theo năm dương lịch hoặc năm tài chính của người nộp

33

- Thời hạn tạm ngừng kinh doanh, ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng;

- Lý do tạm ngừng kinh doanh;

- Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, đại diện của nhóm cá nhân kinh doanh, của chủ hộ kinh doanh.

Hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh, người nộp thuế phải thực hiện kê khai thuế theo quy định. Trường hợp người nộp thuế ra kinh doanh trước thời hạn theo thông báo tạm ngừng kinh doanh thì phải có thông báo bằng văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp đồng thời thực hiện nộp hồ sơ khai thuế theo quy định.

e) Đồng tiền khai thuế là Đồng Việt Nam. Trường hợp khai các loại thuế liên quan đến hoạt động khai thác, xuất bán dầu thô, khí thiên nhiên thì đồng tiền khai

thuế là Đô la Mỹ.

*Kê khai thuế giá trị gia tăng:

Trước khi kê khai thuế GTGT, Doanh nghiệp phải tự xác định xem doanh nghiệp mình thuộc đối tượng kê khai thuế GTGT nào. Có 2 vấn đề cần xác định:

- Phương pháp kê khai: Kê khai theo phương pháp khấu trừ hay trực tiếp - Kỳ kê khai: Theo quý hay theo tháng.

a) Phương pháp kê khai

- Kê khai theo phương pháp khấu trừ:

+ Áp dụng đối với các doanh nghiệp có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 1 tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Và một số đối tượng đã nêu ở mục 2.4.1.

+ Hồ sơ khai thuế GTGT: Tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT, 02/GTGT. - Kê khai theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu:

34

+ Áp dụng đối với những doanh nghiệp mới thành lập; doanh nghiệp có doanh thu hàng năm dưới 1 tỷ đồng; Hộ, cá nhân kinh doanh.

+ Hồ sơ khai thuế GTGT: Tờ khai thuế GTGT mẫu số 04/GTGT. - Kê khai theo phương pháp trực tiếp trên GTGT:

+ Áp dụng đối với những doanh nghiệp kinh doanh mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý.

+ Hồ sơ khai thuế GTGT: Tờ khai thuế GTGT mẫu số 03/GTGT.

b) Kỳ kê khai

- Kê khai theo tháng:

+ Áp dụng đối với doanh nghiệp có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề lớn hơn 50 tỷ đồng.

+ Những DN đang kê khai thuế GTGT theo quý mà có Doanh thu năm trước liền kề lớn hơn 50 tỷ mà muốn chuyển sang kê khai theo tháng thì phải gửi thông báo cho cơ quan thuế theo Mẫu số 07/GTGT (ban hành kèm theo Thông tư 151/2014/TT-BTC). Chậm nhất là cùng với thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT của tháng đầu tiên của năm bắt đầu khai thuế GTGT theo tháng.

Trong chu kỳ khai thuế ổn định theo tháng, nếu người nộp thuế tự phát hiện hoặc qua thanh tra, kiểm tra, cơ quan thuế kết luận doanh thu của năm trước liền kề của chu kỳ khai thuế ổn định này từ 50 tỷ đồng trở xuống, người nộp thuế đủ điều kiện để khai thuế giá trị gia tăng theo quý của chu kỳ ổn định đó thì người nộp thuế được lựa chọn hình thức khai thuế theo tháng hoặc quý từ năm tiếp theo liền kề của năm phát hiện cho đến hết chu kỳ ổn định.

- Kê khai thuế GTGT theo quý:

+ Áp dụng đối với Doanh nghiệp có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề nhỏ hơn 50 tỷ đồng.

35

+ Trường hợp người nộp thuế mới bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh việc khai thuế giá trị gia tăng được thực hiện theo quý. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng hay theo quý.

Trong chu kỳ khai thuế ổn định theo quý, nếu người nộp thuế tự phát hiện hoặc qua thanh tra, kiểm tra, cơ quan thuế kết luận doanh thu của năm trước liền kề của chu kỳ khai thuế ổn định này trên 50 tỷ đồng, người nộp thuế không đủ điều kiện để khai thuế giá trị gia tăng theo quý của chu kỳ ổn định đó thì từ năm tiếp theo liền kề của năm phát hiện cho đến hết chu kỳ ổn định, người nộp thuế phải thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng.

Kê khai thuế GTGT theo quý: Việc thực hiện kê khai thuế GTGT theo quý được ổn định trọn năm dương lịch và ổn định theo chu kỳ 3 năm. Riêng chu kỳ ổn định đầu tiên được xác định tính kể từ ngày 01/10/2014 đến hết ngày 31/12/2016.

*Kê khai bổ sung, điều chỉnh thuế GTGT:

Theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều 10 thông tư 156/2013/TT-BTC thì: Các trường hợp cần kê khai bổ sung:

a) Đối với hóa đơn đầu vào:

- Nếu hóa đơn bỏ sót của tháng kê khai (tức là chưa kê khai) mà kế toán phát hiện ra tại bất kì thời điểm nào thì sẽ được kê khai vĩnh viễn trước khi cơ

quan thuế

ra quyết định thanh tra, kiểm tra lại tháng phát hiện mà không phải kê khai bổ sung

của tháng bỏ sót.

- Nếu hóa đơn đầu vào mà đã kê khai rồi nhưng bị sai và đã quá thời hạn kê khai (Sai những chỉ tiêu có thể không ảnh hưởng đến thuế hoặc sai những chỉ tiêu

36

b) Đối với hóa đơn đầu ra:

- Neu hóa đơn đầu ra bị bỏ sót (bị thiếu) của tháng kê khai (tức là hóa đơn chưa kê khai) mà kế toán phát hiện ra tại bất cứ thời điểm nào trước khi cơ quan

thuế công bố quy định kiểm tra, thanh tra thì sẽ được kê khai bổ sung tại

tháng kê

khai thiếu (Hóa đơn đầu ra bỏ sót trong trường hợp này khác với hóa đơn đầu vào).

- Nếu hóa đơn đầu ra mà đã kê khai rồi nhưng bị sai quá thời hạn kê khai (Sai những chỉ tiêu có thể không ảnh hưởng đến thuế hoặc sai những chỉ tiêu ảnh

hưởng trực tiếp đến thuế) thì chắc chắn tại tháng phát hiện ra kế toán bắt buộc phải

kê khai bổ sung tại tháng bị kê khai sai trước khi cơ quan thuế ra quyết định thanh

tra, kiểm tra. Hồ sơ kê khai:

+ Tờ khai 01/GTGT của tháng bị sai sót.

+ Tờ khai 01/GTGT đã điều chỉnh và Giải trình khai bổ sung điều chỉnh (KHBS).

+ Văn bản giải trình ghi rõ sai sót gửi bằng công văn trực tiếp đến Cơ quan thuế.

Nộp phạt: Trong trường hợp phát hiện sai sót khi đã hết hạn nộp tờ khai mà làm tăng số thuế phải nộp của kì kê khai bổ sung thì ngoài hồ sơ kê khai phải nộp, doanh nghiệp còn phải nộp số tiền phạt nộp chậm.

Cách xác định ngày châm nộp:

+ Tính từ ngày 21 của kỳ tính thuế phải điều chỉnh sai sót.

37

Hồ sơ khai thuế bao gồm tờ khai thuế và các tài liệu liên quan làm căn cứ để người nộp thuế khai thuế, tính thuế với cơ quan thuế.

Người nộp thuế phải sử dụng đúng mẫu tờ khai thuế và các mẫu phụ lục kèm theo tờ khai thuế do Bộ Tài chính quy định, không được thay đổi khuôn dạng, thêm, bớt hoặc thay đổi vị trí của bất kỳ chỉ tiêu nào trong tờ khai thuế. Đối với một số loại giấy tờ trong hồ sơ thuế mà Bộ Tài chính không ban hành mẫu thì thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

Hồ sơ khai thuế GTGT bao gồm: tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT, phụ lục PL 01-1/GTGT, phụ lục PL 01-2/GTGT.

* Thời gian nộp thuế:

- Đối với các cơ sở kinh doanh thực hiện nộp thuế hàng tháng theo thông báo của cơ quan thuế thì thời hạn nộp thuế của tháng chậm nhất không quá ngày

20 của

tháng tiếp theo.

- Đối với các cơ sở kinh doanh thực hiện nộp thuế theo quý theo thông báo của cơ quan thuế thì thời hạn nộp thuế của tháng chậm nhất không quá ngày

30 của

tháng đầu tiên của quý tiếp theo.

* Số thuế phải nộp:

Căn cứ vào số thuế trong thông báo nộp thuế của cơ quan thuế. Trong một số trường hợp đặc biệt, nếu kỳ này cơ sở kinh doanh nộp thừa thì số thuế nộp thừa đó được trừ vào số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo, nếu kỳ trước nộp thiếu thì phải nộp đủ số thuế còn thiếu vào kỳ tiếp theo. Riêng đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra trong tháng, thì số thuế lớn hơn được trừ tiếp vào tháng tiếp theo.

*Địa điểm nộp thuế:

38

- Người nộp thuế kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính thì phải nộp thuế GTGT

tại địa

phương nơi có cơ sở sản xuất và địa phương nơi đóng trụ sở chính.

- Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã áp dụng phương pháp trực tiếp có cơ sở sản xuất ở tỉnh, thành phố khác nơi đóng trụ sở chính hoặc có hoạt động bán

hàng vãng lai ngoại tỉnh thì doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện kê khai, nộp thuế

GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với doanh thu phát sinh ở ngoại tỉnh tại địa

phương nơi có cơ sở sản xuất, nơi bán hàng vãng lai. Doanh nghiệp, hợp tác xã

không phải nộp thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu tại trụ sở chính đối với

doanh thu phát sinh ở ngoại tỉnh đã kê khai, nộp thuế.

- Trường hợp cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông có kinh doanh dịch vụ viễn thông cước trả sau tại địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính và thành lập chi nhánh hạch

toán phụ

thuộc nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ cùng tham gia kinh doanh

dịch vụ

viễn thông cước trả sau tại địa phương đó thì cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông

thực hiện khai, nộp thuế GTGT đối với dịch vụ viễn thông cước trả sau như sau:

39

Đồng Việt Nam là đơn vị tiền tệ dùng để nộp thuế GTGT vào ngân sách nhà nước. Nếu đối tượng nộp thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá mua, bán thực tế bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu bằng ngoại tệ, để xác định số thuế GTGT phải nộp. Nếu đã tới thời hạn nộp thuế mà cơ sở chưa nhận được thông báo nộp thuế thì căn cứ vào số thuế phải nộp theo kê khai, cơ sở chủ động nộp thuế vào ngân sách nhà nước.

1.2.6.4 Hoàn thuế giá trị gia tăng

*Đối tượng và trường hợp được hoàn thuế GTGT

Căn cứ Điều 13 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (một số khoản được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi 2013) được hướng dẫn chi tiết bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC, đối tượng và trường hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng gồm:

- Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ: Nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng/quý thì được khấu trừ vào kỳ

tiếp theo; trường hợp lũy kế sau ít nhất mười hai tháng tính từ tháng đầu tiên hoặc

sau ít nhất bốn quý tính từ quý đầu tiên phát sinh số thuế GTGT đầu vào chưa được

khấu trừ hết mà vẫn còn số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết thì doanh

nghiệp được hoàn thuế.

- Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư. Các trường hợp được hoàn thuế GTGT:

40

- Doanh nghiệp trong tháng/quý có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ từ 300 triệu

đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT theo tháng/quý.

- Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế Được hoàn thuế khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia,

tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế GTGT nộp thừa hoặc

số thuế

GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết.

- Các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo.

- Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao.

- Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp.

- Doanh nghiệp có quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế GTGT theo điều ước

quốc tế

mà Việt Nam là thành viên.

*Điều kiện hoàn thuế: (Căn cứ Theo điều 19 Thông tư 219/2013/TT-BTC)

- Là cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.

- Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư (giấy phép hành nghề) hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền. - Có con dấu theo đúng quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIATĂNG TẠI CÔNG TY TNHH DEEPLYONE 10598489-2340-011808.htm (Trang 37 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w