Sự kết hợp giữa nợ và VCSH trong cơ cấu vốn của DN được đo lường thông qua một trong các hệ số tài chính sau: tỷ số nợ, tỷ số VCSH, hệ số nợ trên VCSH và hệ số đòn bẩy tài chính (Lê Mạnh Hưng và ctg, 2015). Dựa theo phần trình bày Bảng 2.1 bên dưới các chỉ tiêu này thể hiện mức độ đóng góp của các chủ thể tài trợ khác nhau trong tổng vốn đầu tư, cho biết mức độ sử dụng nợ và khả năng đảm bảo tự chủ tài chính của DN. Một DN có tài sản được tài trợ chủ yếu bằng VCSH thì tỷ số VCSH cao, tỷ số nợ thấp, hệ số đòn bẩy tài chính thấp, theo đó hệ số nợ trên VCSH cũng thấp và ngược lại (Ngô Kim Phượng, 2013).
Căn cứ thời hạn hoàn trả, nguồn vốn là sự kết hợp giữa nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn được đo lường qua tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn trên tổng tài sản và tỷ lệ nguồn vốn dài hạn trên tổng tài sản. Ở khía cạnh này cơ cấu vốn được thể hiện ở bảng 2.2
nhiêu % tài sản được tài trợ bởi nợ. Tỷ số nợ lớn hơn 50% cho biết cơ cấu vốn nghiêng về nợ.
Tỷ số VCSH = VCSH x100%
Tổng tài sản
Trong 100 đồng tổng vốn có bao nhiêu đồng là VCSH, hay nói cách khác là có bao nhiêu % tài sản được tài trợ bởi VCSH.
Tỷ số tự tài trợ lớn hơn 50% cho biết cơ cấu vốn nghiêng về VCSH.
Hệ số nợ trên VCSH = ^‰x 100% Một đồng VCSH thì “gánh” bao nhiêu đồng nợ. Hệ số nợ trên VCSh lớn hơn 1 cho biết cơ cấu vốn nghiêng về nợ, khả năng thanh toán nợ thấp và ngược lại. Hệ số đòn bẩy tài chính =
"g t∙-"x100%.
VCSH
Tổng số vốn của DN gấp bao nhiêu lần so với VCSH. Hệ số đòn bẩy tài chính lớn hơn 2 cho biết cơ cấu nghiêng về nợ.
= ∖ 100%
Tổng tài sản
bởi nguồn vốn ngắn hạn (nguồn vốn ngắn hạn chiếm bao nhiêu % trong tổng vốn).
Tỷ lệ nguồn vốn dài hạn trên tổng vốn =
VCSH+Nợ dài hạn
— ,——x 100%
Tổng tài sản
DN có bao nhiêu % tài sản được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn (nguồn vốn dài hạn chiếm bao nhiêu % trong tổng vốn).
Nguồn: Brigham và Houston (2009); Ngô Kim Phượng (2013).
đánh giá mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và cơ cấu tài sản. DN có tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản cao thì tỷ lệ nguồn vốn dài hạn trên tổng tài sản cũng phải cao, thậm chí phải cao hơn nhằm đảm bảo an toàn, giảm thiểu rủi ro trong cơ cấu tài chính. Nếu DN có tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn trên tổng tài sản lớn hơn tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản, điều này cho thấy cơ cấu tài chính bị mất cân đối - vốn lưu động ròng âm và rủi ro thanh toán cao. Trong nghiên cứu này, tác giả đã đo lường bằng hai chỉ tiêu chính là tỷ số nợ ngắn hạn và tỷ số VCSH.
Lý do tác giả chọn tỷ số nợ ngắn hạn và tỷ số VCSH để nhận xét các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của DN ICT vì mô hình này có giá trị cao, với nhiều công trình có thể ứng dụng thực tế. Bên cạnh đó, một số DN sẽ dựa vào hỗn hợp vốn chủ sở hữu và nợ để tài trợ cho hoạt động của mình (hay nói cách khác là việc xác định tỷ lệ đòn bẩy của DN) và việc biết số nợ mà một công ty nắm giữ sẽ hữu ích trong việc đánh giá xem liệu công ty có thể trả hết các khoản nợ khi đến hạn hay không. Hơn nữa, tỷ lệ đòn bẩy chính là một trong các phép đo tài chính đánh giá khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của một DN và có thể sử dụng để đo lường hỗn hợp chi phí hoạt động của
một DN để biết được những thay đổi về sản phẩm sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thu nhập hoạt động.
2.2 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CƠ CẤU VỐN CỦA DOANH NGHIỆP2.2.1 Quy mô doanh nghiệp (FIRM SIZE)