MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁCDOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ VIỄN THÔNG NIÊM YẾT TRÊNTHỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 10598455-2296-011430.htm (Trang 76 - 79)

Từ kết quả nghiên cứu và kết luận đã trình bày ở trên, tác giả đưa ra một số kiến nghị cho từng yếu tố như sau:

Đối với yếu tố quy mô doanh nghiệp:

Để mở rộng quy mô doanh nghiệp, tăng tính cạnh tranh cũng như khẳng định vị thế của mình trên thị trường thì như cầu của các doanh nghiệp là rất lớn. Do đó, cần huy động được vốn với chi phí thấp nhất thì doanh nghiệp cần đa dạng hóa phương thức huy động vốn. Bao gồm:

Mở rộng quan hệ với các tổ chức tín dụng để có nhiều cơ hội lựa chọn nguồn tài trợ với chi phí thấp nhất. Đồng thời tùy từng thời điểm, từng mục đích và nhu cầu sử dụng vốn khác nha. DN sử dụng linh hoạt hình thức vay dài hạn, ngắn hạn, vay theo hạn mức tín dụng.

Thu hút nguồn vốn liên doanh thông qua các đối tác trong và ngoài nước.

Khai thác tối đa nguồn vốn tín dụng thương mại, chúng cung cấp cho DN cả nguồn tài trợ dài hạn thông qua mua chịu máy móc hay sản phẩm, dịch vụ. Trong điều kiện các nguồn tài trợ vốn đang gặp khó khăn, việc khai thác triệt để nguồn tín dụng thương mại giúp DN vừa tiện dụng, linh hoạt trong kinh doanh, cũng như có thêm nguồn tài trợ không nhỏ.

Đối với yếu tố tốc độ tăng trưởng:

Doanh nghiệp ICT cần phải xác định mình đang trong giai đoạn nào để xây dựng một cơ cấu vốn hợp lí. Bên cạnh đó dựa theo quan điểm của nhà quản lý, họ có chấp nhận vay nợ nhiều hay ít, vay ngắn hạn hay dài hạn, nguồn tài trợ vốn đến từ đâu đều ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của DN.

Hiện nay, cơ cấu vốn của những DN này gồm vốn chủ sở hữu chiếm tỉ trọng lớn (Trên 85%) và nợ phải trả chiếm tỉ trọng nhỏ (dưới 15%) trong tổng nguồn vốn công ty. Nhưng bù lại sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu và phát sinh

chi phí vốn chủ sở hữu lớn. Ngoài ra về nợ phải trả, công ty chỉ phát sinh vay vốn ngắn hạn nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh đang mở rộng của mình. Khi mở rộng hoạt động kinh doanh ngoài vay vốn ngắn hạn, DN cũng nên quan tâm đến vốn vay dài hạn. Nguồn vốn vay này sẽ được dùng để mua sắm trang thiết bị, máy móc cũng như nâng cao hàm lượng công nghệ cho DN. Đổi lại vốn va dài hạn có lãi suất vay cao hơn lãi suất vay ngắn hạn. Trong thời gian tới DN có thể xem xét để có thể xác định được cơ cấu vốn hợp lí, với mục đích tăng cường máy móc, trang thiết bị, nâng cao công nghệ phục vụ mảng kinh doanh điện tử và dịch vụ viễn thông.

DN nên sử dụng vốn vay để đầu tư, mua mới tài sản hay phục vụ nhu cầu khác trong hoạt động kinh doanh đều cần cân nhắc, tính toán. Khi doanh thu tăng và một số chỉ tiêu phản ánh doanh thu tăng chứng tỏ DN sử dụng vốn vay hiệu quả.

DN có thể liệt kê các tài sản sắp hết giá trị sử dụng, tài sản nào cần mua mới, một số tài sản cần mua thêm, để phục vụ hoạt động kinh doanh. Điều này được xem là thay đổi tài sản cố định phù hợp với DN.

DN cần cố gắng khai thác thị trường hơn nữa, đẩy mạnh công tác tìm kiếm khách hàng, áp dụng các hình thức ưu đãi như giảm giá cho các công trình có quy mô vừa và lớn. Thực hiện tốt các dịch vụ hậu mãi với các khách hàng để củng cố mối quan hệ thêm bền lâu với công ty. Thực hiện chính sách linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng riêng biệt, đặc biệt là những khách hàng tiềm năng để tạo ấn tượng tốt ban đầu.

Đối với yếu tố tính thanh khoản:

Vì hàng tồn kho của các công ty ngành ICT chủ yếu các loại máy móc và thiết bị, với tình hình dịch bệnh Covid-19 đang ngày càng phức tạp như hiện nay, khả năng bán các sản phẩm của các công ty cũng sẽ gặp khó khăn, nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng đang thu hẹp lại, các DN dễ dàng rơi vào tình trạng thiếu vốn nặng nề, dẫn đến các dự án đang trong quá trình hoàn thành có thể dễ dàng bị trì trệ. Vì vậy, khả năng thu hồi vốn để thanh toán các khoản ngắn hạn khi đến hạn là vô cùng khó.

Trong nền kinh tế thị trường, việc mua bán chịu là khó tránh. DN có thể sử dụng các khoản phải thu khi đến hạn thanh toán như một nguồn vốn bổ sung để tài trợ cho nhu cầu về tài sản lưu động trong ngắn hạn. Việc bán chịu cũng giúp DN dễ dàng tiêu thụ sản phẩm, xây dựng mối quan hệ làm ăn tốt với khách hàng và nhà cung cấp. Tuy nhiên nếu tỉ trọng các khoản phải thu quá lớn trong tổng số tài sản lưu động sẽ gây khó khăn cho tình hình tài chính doanh nghiệp.

Khai thác tối đa lợi ích của sử dụng nợ vay, nếu khai thác nguồn vốn vay hiệu quả sẽ giúp DN ICT nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu. Để tối đa hóa lợi ích của nợ vay, DN nên linh hoạt sử dụng các hình thức vay nợ thay vì phụ thuộc lớn vào các Ngân hàng Thương mại như hiện nay. Đối với nhóm tài sản ngắn hạn, các công ty ICT có thể đàm phán sử dụng thương phiếu hoặc các khoản nợ ghi sổ trong quá trình giao dịch với bên bán nhằm chiếm dụng vốn. Đối với nhóm tài sản dài hạn, các công ty ICT có thể thuê tài chính, phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi trên thị trường chứng khoán, .. .Việc đa dạng linh hoạt hình thức huy động nguồn vốn vay nợ sẽ giúp DN cân đối hợp lý giữa chi phí và nguồn vốn cũng như khai thác được lợi ích từ lá chắn thuế mang lại.

Nhìn chung, các khoản phải thu của những DN ICT là rất lớn và ngày một tăng cao trong giai đoạn 2010-2019. Việc các khoản phải thu tăng chứng tỏ công ty đang bị khách hàng chiếm dụng vốn, đặt ra yêu cầu về việc phải thu hồi nợ, giảm khoản phải thu khách hàng. Khi công ty quản trị tốt khoản phải thu, sẽ hạn chế mức tối thiểu lượng tài san lưu động bị chiếm dụng, giảm thời gian và công sức thu hồi nợ.

Đối với yếu tố lợi nhuận: Tăng cường sửa chữa, nâng cấp tài sản cố định đi kèm

với đầu tư đúng hướng:

DN cần thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định, xây dựng kế hoạch nâng cấp tài sản cố định để khai thác hết giá trị của máy móc, thiết bị, duy trì năng lực hoạt động, kéo dài tuổi thọ của tài sản cố định. Tránh tình trạng làm tăng chi phí sử dụng tài sản cố định cũng như trì trệ thời gian hoạt động của tài sản cố định.

về hoạt động mua sắm tài sản cố định, DN cần phân tích đánh giá đúng về thực trạng số lượng, chất lượng và tính đồng bộ của tài sản cố định. Từ đó DN có thể xác định được như cầu về chất lượng, năng lực và tính đồng bộ của tài sản cố định trong những năm tới. Dựa trên sự kết hợp giữa kết quả phân tích và dự đoán khả năng vốn của DN để tiến hành xây dựng chiến lược đầu tư tài sản cố định. Chiến lược đầu tư ngoài việc xác định số lượng tài sản cố định cần mua sắm còn phải xác định hàm lượng công nghệ của tài sản đó có thể đáp ứng. Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Đầu tư tài sản cố định một cách hợp lí giúp nâng cao khả năng cạnh tranh đồng thời gớp phần làm tăng lợi nhuận cho DN.

Doanh nghiệp cũng cần phải tận dụng tốt những lợi nhuận đã đạt được. Khi những DN ICT hoạt động hiệu quả, thì sẽ có xu hướng sử dụng ít sử dụng nợ hơn, điều này sẽ làm cho DN tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn thay vì sử dụng nợ vay, DN ICT có thể tận dụng nguồn vốn nội bộ từ lợi nhuận giữ lại bởi vì đây là loại vốn có chi phí thấp hơn so với nợ và phát hành cổ phiếu mới. Bên cạnh đó, DN sẽ được chủ nợ đánh giá cao hơn cũng như được các nhà đầu tư trên thị trường tài chính tin tưởng hơn.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁCDOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ VIỄN THÔNG NIÊM YẾT TRÊNTHỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 10598455-2296-011430.htm (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w