CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾNCƠ CẤU VỐN CỦA DOANH

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁCDOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ VIỄN THÔNG NIÊM YẾT TRÊNTHỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 10598455-2296-011430.htm (Trang 34)

Quy mô doanh nghiệp ICT là một trong những yếu tố quyết định tác động đến cơ cấu vốn. Quy mô doanh nghiệp được đo lường bằng giá trị logarit (Log) của tổng tài sản.

Các công ty lớn thường đa dạng hơn và ít rủi ro hơn. Họ có được danh tiếng trên thị trường và phải đối với chi phí thấp khi vay. Điều này cũng phù hợp với thuyết đánh đổi cho thấy mối mặt quan hệ cùng chiều giữa quy mô và đòn bẩy tài chính.

Theo nghiên cứu của Beven & Danbolt (2002) và Titman và Wesels (1988) cho rằng quy mô doanh nghiệp và đòn bẩy tài chính có thể có quan hệ tỷ lệ thuận đặc biệt với các doanh nghiệp lớn bởi vì họ thường có ít chi phí phá sản trực tiếp hơn và có xu hướng đa dạng hóa hơn, cho phép khả năng nợ tối ưu cao hơn. Theo Chittenden et al. (1996) các công ty lớn sử dụng nhiều đòn bẩy hơn các công ty nhỏ vì chi phí giám sát công ty tương đối nhỏ hơn, cũng như giảm rủi ro đạo đức và các vấn đề lựa chọn bất lợi. Ngược lại, Rajan và Zingales (1995) chỉ ra rằng thông tin bất cân xứng ít hơn trong các công ty lớn hơn dẫn đến ít động cơ tăng nợ hơn, cho thấy mối quan hệ tiêu cực.

2.2.2 Tính thanh khoản (LIQUIDITY)

Tính thanh khoản của những doanh nghiệp ICT là một trong những yếu tố quyết định tác động đến cơ cấu vốn, chúng được đo lường bằng tỷ lệ tổng tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản.

Theo nghiên cứu của Frieder and Martell (2006) cho thấy tính thanh khoản cao hơn sẽ đi kèm với đòn bẩy thấp hơn, điều này được dự đoán từ mô hình lý thuyết đánh đổi. Tương tự như vậy, Lipson and Mortal (2009) phát hiện ra rằng các công ty có VCSH với thanh khoản cao hơn sẽ mang ít nợ hơn. Nhìn chung, khi xem xét nguồn vốn bên ngoài, các DN có thanh khoản cao luôn có xu hướng tăng VCSH hơn là vay

nợ. Do đó, tầm quan trọng của tính thanh khoản đối với cấu trúc vốn dường như đáng kể. Tuy nhiên, cả hai nghiên cứu trên đều chỉ thực hiện trên các công ty ở Hoa Kỳ, nơi thị trường phát triển. Nghiên cứu này giúp xem xét ảnh hưởng của tính thanh khoản đối với cấu trúc vốn bên ngoài Hoa Kỳ. Đặc biệt, sử dụng những doanh nghiệp ICT ở Việt Nam. Những DN này có nhiều tài sản thanh khoản có thể sử dụng tài sản này tài trợ cho các khoản đầu tư. Vì vậy, tính thanh khoản của doanh nghiệp tác động ngược chiều với đòn bẩy.

2.2.3 Cơ hội tăng trưởng của doanh nghiệp (GROWTHOPPORTUNITIES) OPPORTUNITIES)

Cơ hội tăng trưởng của những doanh nghiệp ICT là một trong những yếu tố quyết định tác động đến cơ cấu vốn, chúng được đo lường bằng tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách.

Theo nghiên cứu của Myers (1984), nếu một doanh nghiệp có chỉ số đòn bẩy tài chính cao thì các cổ đông đa phần có khuynh hướng không đầu tư vào các dự án của doanh nghiệp này, bởi vì lợi nhuận từ các khoản đầu tư này lại không có lợi cho họ, mà nó chỉ có lợi nhiều hơn đối với các chủ nợ. Theo quan điểm Fama and French (2002), cần đưa ra mối quan hệ ngược chiều giữa cơ hội và đòn bẩy tài chính, các công ty có tỷ suất sinh lời cao, thường không sử dụng nợ là nguồn ưu tiên khi tìm kiếm nguồn tài trợ. Do vậy, những doanh nghiệp tăng trưởng cao với nhiều dự án sinh lời thường dựa vào những nguồn lực bên trong công ty hơn so với tạo ra nợ vay.

2.2.4 Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TAX)

Để tính được mức thuế mà doanh nghiệp phải nộp, ta đo bằng tỷ lệ số thuế doanh nghiệp thực nộp trong kỳ chia cho tổng lợi nhuận trước thuế.

Theo nghiên cứu của Moore (1986) giải thích dựa trên “tài sản đảm bảo” rằng lá chắn thuế chủ yếu là tài sản hữu hình có thể được sử dụng làm tài sản thế chấp để đảm bảo nợ, từ đó có được các điều kiện vay có lợi hơn và tăng đòn bẩy. Theo lý thuyết M&M một số doanh nghiệp có mức thuế phải nộp cao sẽ sử dụng nợ vay để tận dụng tấm chắn thuế, vì vậy thuế có mối quan hệ cùng chiều với mức đòn bẩy tài chính.

2.2.5 Lợi nhuận (ROA)

Lợi nhuận của các doanh nghiệp ICT được tính dựa trên mức lợi nhuận sau thuế trên tổng tàu sản.

Trong kinh doanh, lợi thế của việc sử dụng vốn vay là giảm được một phần mức thuế thu nhập doanh nghiệp. Mọi người cho rằng vốn vay đã tạo ra một “Tấm chắn thuế” cho doanh nghiệp, nhờ đó đã tạo nên hiệu quả kinh doanh cao hơn so với việc sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp. Tuy vậy, khoản thuế được giảm từ khấu hao cũng được xem là tấm chắn thuế chứ không phải từ nợ. Đã có rất nhiều bằng chứng minh cho điều này như DeAngelo và Masulis (1980). Do vậy, về mặt lý thuyết lợi nhuận có quan hệ tích cực đến đòn bẩy tài chính.

2.2.6 Đặc điểm riêng của sản phẩm (UNIQUENESS)

Đặc điểm riêng của sản phẩm được đo lường bằng tỷ lệ giá vốn hàng bán trên tổng doanh thu thuần (Titman and wessel, 1988). Theo Titman (1984) lập luận rằng quyết định thanh lý của một công ty có quan hệ nhân quả với tình trạng phá sản của nó. Do đó, chi phí thanh lý mà một công ty có thể áp dụng đối với khách hàng, công nhân và nhà cung cấp của mình có liên quan đến cấu trúc vốn của công ty. Nếu sản phẩm của công ty có mức độ độc đáo “cao”, khách hàng, công nhân và nhà cung cấp của họ sẽ khó tìm được sản phẩm thay thế, việc làm và người mua khi công ty thanh lý. Do đó, tính duy nhất có quan hệ tiêu cực với tỷ lệ nợ.

Theo Berger, Ofek, và Yermack (1997) và TW (1988), họ đã sử dụng tỷ lệ của kinh nghiệm nghiên cứu và phát triển trên tổng thang đo (RD / S) làm chỉ số về tính duy nhất. Nó được mặc định là có liên quan tiêu cực đến tính độc nhất bởi vì các công ty sản xuất các sản phẩm thay thế gần giống, sẽ ít có khả năng thực hiện nghiên cứu và phát triển do dễ bị trùng lặp.

Do đặc biệt của ngành là chú trọng công nghệ và hàng tồn kho nên tính độc đáo của sản phẩm cao. Những doanh nghiệp có những sản phẩm độc quyền thường có đòn bẩy tài chính thấp vì một khi công ty phá sản thì tính cạnh tranh do hàng tồn kho và các

thiết bị sản xuất của công ty có thể không có. Do vậy, đặc điểm riêng của một doanh nghiệp sẽ có mối quan hệ ngược chiều với đòn bẩy tài chính.

2.3 TỔNG QUAN MỘT SỐ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN:2.3.1 Các bài nghiên cứu trên thế giới: 2.3.1 Các bài nghiên cứu trên thế giới:

Chen, J. J. (2004) khi phân tích các yếu tố quyết định cấu trúc vốn của các công ty niêm yết tại Trung Quốc. Mau dữ liệu từ báo cáo hàng năm của 88 công ty đại chúng Trung Quốc trong giai đoạn 1995 - 2000. Thông qua phương pháp ước lượng FEM, REM và OLS tổng hợp cho thấy tất cả có 7 nhân tố bao gồm: lợi nhuận, quy mô DN, tính hữu hình, tốc độ tăng trưởng, cấu trúc tài chính, kiệt quệ tài chính, lá chắn thuế. Bên cạnh đó, phương pháp ước lượng OLS qua từng thời kỳ cho thấy được lợi nhuận và lá chắn thuế có ảnh hưởng nhất quán đến tỷ lệ nợ dài hạn và tổng nợ.

Huang, G., & Song, F. M. (2006) đã nghiên cứu về các yếu tố quyết định cấu trúc vốn của các công ty ở Trung Quốc trong giai đoạn từ 1994-2003. Mau được chọn gồm 1200 công ty niêm yết của Trung Quốc. Thông qua mô hình hồi quy OLS tổng hợp cho thấy có tất cả 8 biến đo lường bao gồm: lợi nhuận, quy mô DN, tăng trưởng DN, lá chắn thuế, tài sản hữu hình, quản trị công ty, cơ hội tăng trưởng, mức biến động. Tuy nhiên, chỉ có 5 nhân tố bao gồm: lợi nhuận, lá chắn thuế, cơ hội tăng trưởng, cấu trúc sở hữu, quản trị công ty tác động đến cơ cấu vốn của các công ty niêm yết ở Trung Quốc.

Sanglawi, O. A., & Aladwan, M. (2016) khi phân tích đặc điểm công ty và cấu trúc vốn nghiên cứu thực nghiệm về các công ty bảo hiểm niêm yết ở Jordan tại sàn chứng khoán Amman trong giai đoạn 2010-2014. Bộ dữ liệu được lấy từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán từ 23 doanh nghiệp bảo hiểm. Thông qua mô hình hồi quy OLS cho thấy tất cả có 5 nhân tố tác động đến cơ cấu vốn bao gồm: quy mô doanh nghiệp, lợi nhuận, rủi ro, tính hữu hình và tốc độ tăng trưởng. Những DN này có quy mô lớn và lợi nhuận lớn nên họ thích tài trợ nội bộ hơn là nợ bên ngoài.

Deesomsak, R., Paudyal, K., & Pescetto, G. (2004) khi phân tích các yếu tố quyết định cấu trúc vốn của các công ty thuộc Châu Á Thái Bình Dương trong giai đoạn từ 1993 - 2001. Mẫu gồm 296 DN Thái Lan, 669 DN Malaysia, 345 DN Singapore, 219 DN Úc. Thông qua mô hình hồi quy OLS cho thấy tất cả có 5 nhân tố bao gồm: quy mô DN, cơ hội tăng trưởng, lá chắn thuế, khả năng thanh toán và giá cổ phiếu cho thấy các yếu tố cụ thể của quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc xác định và ảnh hưởng đến sự lựa chọn đòn bẩy trên thế giới.

Canarella, G., & Miller, S. M. (2019) đã phân tích các yếu tố quyết định cấu trúc vốn tối ưu và tốc độ điều chỉnh thông qua bằng chứng từ lĩnh vực Công nghệ thông tin - truyền thông của Hoa Kỳ, dựa trên sử dụng dữ liệu từ năm 1990-2013. Bộ dữ liệu được lấy từ 85 công ty ICT. Thông qua mô hình hồi quy OLS và mô hình FEM cho thấy tất cả có 7 nhân tố bao gồm: chi phí đại lý, lợi nhuận, quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng, đầu tư nghiên cứu và phát triển (Research & Development - R&D), đòn bẩy trung bình những yếu tố này xác định đáng kể đòn bẩy tài chính trong các công ty ICT.

Mota, J. H. F., & Moreira, A. C. (2017) khi phân tích các yếu tố quyết định cấu trúc vốn của các công ty Bồ Đào Nha có đầu tư vào Angola (một thị trường mới ở Châu Phi) trong giai đoạn 2006-2010. Bộ dữ liệu được lấy từ 26 công ty lớn tại Bồ Đào Nha đã đầu tư vào Angola. Thông qua mô hình hồi quy OLS, FEM và REM cho thấy tất cả có 6 nhân tố bao gồm: cấu trúc tài sản, tuổi đời DN, tính thanh khoản, lợi nhuận, lá chắn thuế, lợi nhuận và tính hữu hình là những yếu tố quyết định chính đến cấu trúc vốn của các công ty Bồ Đào Nha tại Angola.

2.3.2 Các bài nghiên cứu tại Việt Nam:

Lê Thẩm Dương, Bùi Đan Thanh và Lê Thị Hân (2020) đã phân tích những yếu tố tác động đến cơ cấu vốn của DN ngành thực phẩm trên thị trường chứng khoán trong giai đoạn 2011-2018. Bộ dữ liệu gồm 416 quan sát và được lấy từ báo cáo tài chính đã được niêm yết của 52 DN ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng

khoán Việt Nam. Thông qua mô hình hồi quy OLS, FEM, REM, GLS cho thấy tất cả có 5 nhân tố bao gồm: Lợi nhuận, quy mô DN, tính hữu hình, tốc độ DN và tuổi đời DN của ngành là những yếu tố quyết định chính đến cơ cấu vốn của DN Việt Nam.

Nguyễn Thị Như Quỳnh, Lê Đình Luân và Lê Hoàng Vinh. (2020) khi phân tích các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh, dựa trên 148 mẫu doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại sàn Hồ Chí Minh (HOSE) trong giai đoạn 2011-2018, thông qua mô hình hồi quy tổng quát FGLS. Kết quả cho thấy tất cả có 6 nhân tố tương quan thuận với đòn bẩy tài chính bao gồm: quy mô doanh nghiệp, lợi nhuận, cơ cấu tài sản, thuế, cơ hội tăng trưởng và khả năng thanh khoản. Nghiên cứu này còn tìm ra một số điểm thú vị, đặc biệt các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn là khác nhau đối với đòn bẩy dài hạn và đòn bẩy ngắn hạn.

Đặng Thị Ngọc Lan và Nguyễn Ngọc Hưng (2017) đã nghiên cứu về cấu trúc vốn của các DN khoáng sản niêm yết thị trường chứng khoán, dựa trên báo cáo tài chính hàng năm đã được kiểm toán của 30 doanh nghiệp khoáng sản niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Việt Nam (HOSE và HNX) trong giai đoạn 2009-2015, thông qua mô hình hồi quy dữ liệu bảng (OLS, FEM, REM, GLS). Kết quả cho thấy tất cả có 5 nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất bao gồm: tài sản cố định hữu hình, quy mô doanh nghiệp, lợi nhuận, tính thanh khoản, tấm chắn thuế phi nợ. Nghiên cứu này còn tìm ra một số điểm thú vị, đặc biệt các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn là khác nhau đối với đòn bẩy dài hạn và đòn bẩy ngắn hạn. Cho thấy các yếu tố đóng vai trò quan trọng làm tăng cơ cấu vốn trong các DN khoáng sản.

Lê Thị Minh Nguyên (2016) đã nghiên cứu về các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn: Một nghiên cứu trong ngành xi măng Việt Nam. Tác giả đã sử dụng báo cáo tài chính hàng năm đã được kiểm toán của 17 doanh nghiệp xi măng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Việt Nam (HOSE và HNX) trong giai đoạn 2007-2013. Thông qua mô hình hồi quy dữ liệu bảng (OLS, FEM, REM, GLS). Kết quả cho thấy tất cả có 5 nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất bao gồm: khả năng sinh lời, tuổi doanh nghiệp, tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà nước, thuế, quy mô doanh nghiệp. Nghiên cứu đã chứng minh cho lý thuyết trật tự phân hạng và làm cơ sở cho các nhà quản trị tài chính xây dựng cơ cấu vốn hợp lý cho DN.

Ngô Hoàng Kim Ngân (2012) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty bất động sản đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, theo mô hình hồi quy đa bội để phân tích với cơ sở dữ liệu của 55 công ty ngành bất động sản niêm yết trên thị trường từ năm 2008-2011. Thông qua mô hình hồi quy OLS. Kết quả chỉ ra được rằng có 6 nhân tố tác động đến cấu trúc vốn bao gồm: tài sản cố định hữu hình, tính thanh khoản, quy mô doanh nghiệp, đặc điểm riêng biệt của sản phẩm, lợi nhuận, trong đó tài sản cố định hữu hình là nhân tố quan trọng nhất về việc thay đổi nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu. Thuế thu nhập doanh nghiệp không đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn cấu trúc vốn.

Nhìn chung những nghiên cứu cho từng ngành sẽ không mấy khác biệt về các nhân tốc ảnh hưởng đến cơ cấu vốn. Tuy nhiên, về nhân tố thuế sẽ có sự khác biệt qua từng ngành. Vì mỗi ngành sẽ có mức thuế phải nộp và từng loại thuế phải nộp khác nhau. Đối với doanh nghiệp ngành ICT chủ yếu sử dụng nợ vay ngắn nhiều hơn những ngành khác như bất động sản, xi măng chủ yếu sự dụng nợ vay dài hạn.

trúc vốn của các công ty niêm yết tại

1995-2000. Bao gồm 88 Các công ty đại chúng của

có tác động tiêu cực đến yếu tố đòn bẩy nợ.

pháp: FEM, REM, OLS cực đến yếu tố đòn bẩy nợ. Huang, G., & Song, F. M. (2006) Các yếu tố quyết định cấu trúc vốn của các công ty ở Trung Quốc Dữ liệu được

lấy trong giai đoạn 1994-2003. Bao gồm 1200 Công ty của Trung Quốc.

Phương pháp: OLS

Lợi nhuận, lá chắn thuế, quản trị công ty và tốc độ tăng trưởng tác động ngược chiều với yếu tố đòn bẩy dài hạn và tổng nợ

cấu trúc sở hữu tác động cùng chiều với yếu tố đòn bẩy dài hạn và tổng nợ. Sanglawi, O. A., & Aladwan, M. (2016) Tác động đặc điểm của doanh nghiệp đến cấu trúc vốn của các công ty bảo hiểm niêm yết ở Jordan.

Dữ liệu được

lấy trong giai đoạn 2010-2014. Bao gồm 23 doanh nghiệp bảo hiểm trên sàn giao dịch Amman.

Phương pháp: OLS

Lợi nhuận, rủi ro, tốc độ

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁCDOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ VIỄN THÔNG NIÊM YẾT TRÊNTHỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 10598455-2296-011430.htm (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w