Mô hình nghiên cứu này sẽ kế thừa và mở rộng bởi các mô hình nghiên cứu của Aoun and Heshmati (2006) kết hợp với mô hình của Canarella & Miller (2019); Aoun (2012); Hovakimian, A. G., Hovakimian, G., & Tehranian, H. (2002). Mô hình nghiên cứu như sau:
CST = β0 + β1TAXlt + β2ROAit + β3GR0WTHlt + β4LIQUIDlt + βsUNIQlt
+ β6siZElt+ εit
Trong đó, CST (Capital Structure) đo lường cơ cấu vốn, được đại diện bởi tỷ lệ đòn bẩy tài chính ngắn hạn và tỷ lệ vốn chủ sở hữu. Việc tách biệt hai tỷ lệ này để phân biệt rõ các yếu tố tác động đến nợ ngắn hạn và VCSH của các doanh nghiệp ICT. Trong đó, tỷ lệ đòn bẩy tài chính ngắn hạn (short term leverage ratio - STDTA) được tính bằng tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản; tỷ lệ vốn chủ sở hữu (Equity - ETA) được đo lường bằng tỷ lê VCSH trên tổng tài sản, đây chính là điểm khác biệt của mô hình nghiên cứu này so với các nghiên cứu trước đây của nước ta.
• Mô hình 1: Các yếu tố tác động đến tỷ lệ nợ ngắn hạn của DN
STDTAlt = β0 + β1TAXlt + β2ROAit + β3GROWTHlt + β4LIQUIDlt
+ β5UNIQit + β6SIZElt + εit
• Mô hình 2: Các yếu tố tác động đến VCSH của DN
ETAit = β0 + β1TAXlt + β2ROAit + β3GROWTHlt + β4LIQUIDlt + βsUNIQlt
+fieSIZEit+ εit
Chi tiết tên biến được mô tả trong bảng sau:
ETA Tỷ lệ vốn chủsở hữu (Vốn chủ sở hữu) /(Tổng tài sản) Hovakimian, A. G., Hovakimian, G., & Tehranian, H. (2002); Nguyễn Ngân (2012) Biến độc lập ________
SIZE Quy mô doanh nghiệp
- Logarite (tổng tài sản)
González, V. M., & González, F. (2011); Naz,
Bhatti, Ghafoor & Khan (2011)
TAX Thuế suất trung bình năm
+ (Chi phí thuế phải nộp) / EBT
Mota, J. H. F., & Moreira, A. C. (2017);
Amidu (2007)
ROA
Lợi nhuận sau thuế trên giá trị
sổ sách________
+ (Lợi nhuận sauthuế) / (Tổng tài sản)______________
Hermuningsih (2013); Amidu, M. (2007)
LIQUDI D Khả năng thanh toán hiện hành - (Tổng tài sản ngắn hạn) / (nợ ngắn hạn) Udomsirikul, Jumreornvong & Jiraporn
(2010); Mota, J. H. F., & Moreira, A. C. (2017)
UNIQ Đặc điểm riêngcủa sản phẩm - (Giá vốn) / (Doanh thu thuần)
Titman, S., & Wesels, R. (1988); Chadha &
Dựa theo lý thuyết trật tự phân hạng (Myers and Majluf, 1984) tác giả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của các DN ICT, nghiên cứu gồm các giả thuyết như sau:
Giả thuyết H1: Quy mô doanh nghiệp có tác động ngược chiều với tỷ lệ đòn bẩy tài chính.
Giả thuyết H2: Tính thanh khoản có tác động ngược chiều với tỷ lệ đòn bẩy tài chính.
Giả thuyết H3: Cơ hội tăng trưởng có tác động ngược chiều với tỷ lệ đòn bẩy tài chính.
Giả thuyết H4: Thuế suất có tác động cùng chiều với tỷ lệ đòn bẩy tài chính.
Giả thuyết H5: Lợi nhuận có tác động cùng chiều với tỷ lệ đòn bẩy tài chính.
Giả thuyết H6: Đặc điểm riêng của sản phẩm có tác động ngược chiều với tỷ lệ đòn bẩy tài chính.