Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Nam Á Tên viết tắt: Nam A Bank
Địa chỉ trụ sở chính: 201 - 203 Cách Mạng tháng Tám, phường 4, quận 3, TP.HCM Chủ tịch HĐQT: Nguyễn Thị Xuân Lan
Số điện thoại: 028 3929 6699
Website: https://www.namabank.com.vn/
Mã số thuế: 0300872315
Ngày thành lập: ngày 21 tháng 10 năm 1992
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Chi nhánh Tân Định được Sở kế hoạch và đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kinh doanh lần đầu tiên vào ngày 18/05/1998 và đã đăng ký thay đổi lần thứ 10 vào ngày 04/12/2019 hoạt động theo ủy quyền của Ngân hàng TMCP Nam Á.
Trải qua 23 năm kể từ khi chính thức được đưa vào hoạt động, Ngân hàng TMCP Nam Á - chi nhánh Tân Định đã từng bước đạt được những mục tiêu ban đầu được đề ra bởi các nhà lãnh đạo, cố gắng góp phần nâng cao vị trí của chi nhánh Tân Định trở thành một nơi trong hệ thống Nam A Bank có chất lượng tốt về tín dụng, dịch vụ, chất lượng quản trị và các kết quả kinh doanh đạt được qua từng năm. Đi từng bước thay đổi lối tư duy cũ, ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhằm xây dựng chi nhánh Tân Định theo hướng phát triển toàn diện và vẫn đảm bảo được 2 tiêu chí hàng đầu là an toàn và bền vững, từng bước hiện đại hóa để tiến gần hơn tới hội nhập, giúp Nam A Bank trở thành một trong những NHTM có cổ phần hàng đầu tại Việt Nam
2.1.3. Cơ cấu tổ chức
Phòng KSNB: Kiểm toán nội bộ cung cấp cho Ban Lãnh đạo các đơn vị và các phòng, ban chức năng những thông tin trung thực, khách quan, xác nhận tính đúng đắn, việc tuân thủ pháp luật, tính hiệu lực, hiệu quả trong các cơ chế, chính sách, quy trình
nghiệp vụ và các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng. Qua đó, giúp các đơn vị tham khảo để đưa ra những quyết sách trong quản lý và điều hành cũng như đổi mới tư duy lập chính sách, cải tiến phương pháp, cách thức triển khai thực hiện nhằm mang lại giá trị thặng dư cho từng hoạt động, hạn chế tối đa những rủi ro, tổn thất.
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức phòng KT, NQ và HC
Phòng KT, NQ và HC tổ chức thực hiện nghiệp vụ thanh toán và kiểm soát các hoạt động thanh toán trong nội bộ chi nhánh, giữa chi nhánh với các đơn vị khác trong hệ thống của Ngân hàng đồng thời quản lý, điều hành hoạt động bán hàng và tổ chức triển khai các công tác hành chính
Trưởng phòng KT, HC và NQ: Trực tiếp tham gia kiểm kê tài sản định kỳ hoặc đột xuất đảm bảo sự khớp đúng giữa tồn quỹ thực tế với sổ sách kế toán và sổ quỹ. Tổ chức hướng dẫn lưu trữ, bảo quản tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, hồ sơ tài sản đảm bảo, ngăn tủ sắt cho thuê theo đúng quy định
Kiểm soát viên: Tổ chức thực hiện và kiểm soát các nghiệp vụ thu/chi tiền mặt, chuyển khoản.
Nhân viên kế toán: tiếp nhận, kiểm tra và tổng hợp chứng từ kế toán phát sinh hằng ngày, chịu trách nhiệm hậu kiểm chứng từ kế toán của chi nhánh.
Giao dịch viên: chịu trách nhiệm tiếp xúc trực tiếp với KH, thực hiện các giao dịch cần thiết để đáp ứng được nhu cầu của KH tại ngân hàng như nộp, rút tiền mặt, chuyển tiền, ủy nhiệm chi,...
Thủ quỹ kiêm thủ kho tiền: chịu trách nhiệm điều phối và quyết định giới hạn của lượng tiền được sử dụng hàng ngày trong các giao dịch được thực hiện bằng tiền mặt
Chỉ tiêu 2018 2019 2020 __________Chênh lệch__________ Giữa năm 2018 và 2019 Giữa năm 2019 và 2020 Doanh thu 319 804,1 552,6 485,1 (251,5) Chi phí 128 135 131,8 _______7_______ (3,2) Lợi nhuận 153 590 337 437 ______(253______
đối với KH hoặc trong nội bộ, thực hiện công tác kiểm soát và quản trị rủi ro tổn thất về tiền mặt hoặc các gian lận trong giao dịch như phát hiện ra tiền giả
Nhân viên ngân quỹ: thực hiện thu chi tiền mặt, ngoại tệ, tài sản quý, giấy tờ có giá và các ấn chỉ quan trọng trong phạm vi được phân công.
Nhân viên hành chính: sử dụng và quản lý con dấu theo quy định của pháp luật và Ngân hàng. Tiếp nhận, phân phối, phát hành và lưu trữ văn thư đồng thời phụ trách công tác lễ tân và hậu cần của chi nhánh.
2.2. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Nam Á
- Huy động vốn: Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức huy động vốn khác.
- Cấp tín dụng trong phạm vi phân cấp phán quyết và phê duyệt của Nam A Bank theo quy định
- Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng và cung ứng các phương tiện thanh toán, dịch vụ thanh toán trong nước, quốc tế.
- Thực hiện dịch vụ quản lý thu chi tiền mặt, tư vấn ngân hàng, tài chính; dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn; tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn
mua bán, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp và tư vấn đầu tư... - Cung ứng dịch vụ ngoại hối cho khách hàng trong và ngoài nước.
- Ủy thác, nhận ủy thác, đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản.
2.2.1. Ket quả hoạt động kinh doanh tại Nam A Bank - chi nhánh Tân Định
HĐV cuối kỳ 14.974 18.710 16.980
HĐV cá nhân 6.252 6.448 4.582 HĐV tổ chức kinh tế 8.217 11.734 11.201 HĐV từ việc phát hành
CCTG 505 528 1.197
(Nguồn: Báo cáo KQKD tại Ngân hàng TMCP Nam Á - chi nhánh Tân Định)
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu huy động vốn TGTK theo từng thành phần kinh tế
(Nguồn: Dựa theo báo cáo kết quả H-DKD tại Nam A Bank - chi nhánh Tân Định)
Bảng 2.1: Ket quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Nam Á - chi nhánh Tân Định
Nhân xét:
Trong giai đoạn 2018 - 2020, hoạt động kinh doanh của Nam A Bank - chi nhánh Tân Định đã xảy ra nhiều biến động được biểu hiện rõ rệt nhất ở chỉ tiêu doanh thu. Cụ thể là ở năm 2019 đã cho thấy được sự cải tiến rõ rệt và doanh thu tăng gần bốn lần so với năm trước, nghĩa là ở năm 2019 doanh thu đã tăng 485,1 tỷ đồng, chạm mốc doanh thu cao nhất từ trước đến nay là 804,1 tỷ đồng. Mặc dù năm 2019 doanh thu đã chuyển biến tăng rõ rệt nhưng đến năm 2020, vì ngân hàng nói chung cũng như nền kinh tế nói riêng chịu ảnh hưởng khá nhiều từ đại dịch Covid vì vậy đã làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế khiến cho doanh thu của ngân hàng bị giảm xuống còn 552,6 tỷ đồng, ứng với giảm xuống 1.5 lần chỉ tiêu doanh so với năm 2019.
Ngoài ra, bảng số liệu trên còn thể hiện được diễn biến lợi nhuận của Nam A Bank - chi nhánh Tân Định xảy ra biến động cùng chiều so với chỉ tiêu lợi nhuận của ngân hàng. Lợi nhuận của năm 2019 tăng một con số đáng kể so với năm 2018 mặc dù đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế đồng thời chịu ảnh hưởng sâu sắc từ đại dịch Covid đã làm cho chỉ tiêu lợi nhuận có chiều hướng đi xuống
21
2.2.1.2. Tình hình cơ cấu huy động tiền gửi tiết kiệm
ĐVT: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo kết quả H-DKD tại Ngân hàng TMCP Nam Á - chi nhánh Tân Định)
Bảng 2.2: Cơ cấu huy động tiền gửi tiết kiệm theo thành phần kinh tế
Mức huy động 14.989 18.725 16.746 Tỷ lệ tăng tuyệt đối -619 3.124 -1.253 Tỷ lệ tăng tương đối -4% 20% -7%
22
Nhân xét:
Tính đến 31/12/2020, (vì nền kinh tế bị tác động sâu sắc bởi đại dịch Covid cùng với nền vốn của dân cư có dấu hiệu suy giảm rõ rệt và các chính sách về lãi suất có xảy ra nhiều sự thay đổi kéo theo sự thay đổi về tổng số nguồn vốn mà Nam A Bank - chi nhánh Tân Định huy động được. Hoạt động huy động vốn từ cá nhân, tổ chức kinh tế và cho phát hành các giấy tờ có giá của Nam A Bank - chi nhánh Tân Định đạt 16,859 tỷ đồng, giảm 1.730 tỷ đồng so với 2019. Nếu xem xét về sự tương quan trong hoạt động huy động vốn tại TP. HCM nói chung và cụm Tân Định nói riêng thì tổng số vốn huy động cá nhân vẫn đang được duy trì ở vị trí thứ 3. Số lượng khách hàng cá nhân vẫn đang được đội ngũ CBNV tại chi nhánh Tân Định tiếp tục duy trì, số lượng khách hàng tăng thêm 1300 người so với nền khách hàng cá nhân của chi nhánh là gần 60 nghìn người.
Bên cạnh đó, Ngân hàng TMCP Nam Á - chi nhánh Tân Định là một trong những chi nhánh có sức ảnh hưởng của Nam A Bank và phạm vi hoạt động khá rộng xét trên địa bàn TP. HCM. Các đối tượng khách hàng lớn tại chi nhánh Tân Định đa số là các doanh nghiệp có quy mô lớn như Trung tâm thể dục thể thao hàng đầu Việt Nam California Fitness & Yoga, Công ty đào tạo tài chính FTMS Global, doanh nghiệp nội thất KIM DAN Deluxe, thẩm mỹ viện Young Spa & Clinic, ... là những khách hàng đầy tiềm năng trong hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm, chính vì vậy nên tỷ trọng huy động vốn từ những tổ chức kinh tế tại cụm Tân Định luôn chiếm đa số
2.2.1.3. Tốc độ tăng trưởng nguồn tiền gửi tiết kiệm
Tuyệt
đối Tươngđối Tuyệtđối Tươngđối
HĐV TGTK 6.076 6.445 4.458 369 6,1% (1.987) (30,8%) TGTK bằng VNĐ 5.720 6.230 4.246 510 8,9% (1.984) (31,8%) TGTK bằng ngoại tệ 356 215 212 (141) (39,6%) (3) (1,4%)
(Nguồn: Báo cáo kết quả H-DKD tại Nam A Bank - chi nhánh Tân Định)
Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng nguồn TGTK
23
Nhân xét
Hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm là hoạt động nổi trội nhất của chi nhánh Tân Định trong năm 2019 có mức tỷ lệ tăng trưởng đạt được là 20% là tỷ lệ này gần gấp đôi tỷ lệ tăng trưởng trong địa bàn TP. HCM và luôn đứng vững ở vị trí thứ 3 đồng thời thu nhỏ khoảng cách giữa chi nhánh Tân Định và chi nhánh Bến Thành - chi nhánh lớn nhất của Nam A Bank, từ 7.800 tỷ đồng được rút ngắn còn 5.200 tỷ đồng. Tính đến thời điểm ngày 31/12/2019, tình hình huy động vốn của chi nhánh Tân Định đạt được là 18.725 tỷ đồng, tương ứng với 20% so với đầu năm và hoàn thành 118% kế hoạch do Ngân hàng TMCP Nam Á - chi nhánh Tân Định đề ra trong năm 2019
Bên cạnh đó, đến năm 2020 do bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch Covid nên chi nhánh Tân Định gặp nhiều bất lợi làm tác động đến hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm. Do đó, đội ngũ CBNV tại chi nhánh Tân Định đã dốc hết sức mình trong việc duy trì nền vốn hoạt động không bị giảm sút, với con số 890 tỷ đồng từ khách hàng mới trong việc huy động vốn và hơn 2.300 tỷ đồng tăng từ nguồn khách hàng hiện tại so với đầu năm 2020. Mặc dù nguồn vốn của chi nhánh Tân Định đã tăng đáng kể nhưng kết quả cho ra này vẫn chưa thực sự bù đắp được nguồn vốn của ngân hàng đã bị sụt giảm. Đến ngày 31/12/2020, huy động vốn của chi nhánh Tân Định đạt được là 16.746 tỷ đồng, giảm 1.253 tỷ đồng so với đầu năm, tương đương với 7%, mức độ hoàn thành 89% so với kế hoạch đề ra ban đầu trong năm 2020
2.2.1.4. Tình hình huy động TGTK theo loại tiền
Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối HĐV từ TGTK 6.149 6.433 4.434 284 4,6% (1.999) (31,07% ) TGTK không kỳ hạn_________ 519 568 625 49 9,4% 57 10,04% TGTK có kỳ hạn___________ 5.630 5.865 3.809 235 4,2% (2.056) ) (35,06% ĐVT: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo KQKD tại Nam A Bank - chi nhánh Tân Định)
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu huy động tiền gửi tiết kiệm phân theo từng loại tiền Nhân Xét:
Ta thấy được nguồn vốn huy động tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam luôn chiếm tỷ trọng vô cùng lớn trong tổng nguồn vốn huy động tiền gửi tiết kiệm và xảy ra biến động vừa ở năm 2020. Trong đó, nguồn vốn huy động được là 4,246 tỷ đồng, bị giảm 1,984 tỷ đồng, tương ứng với 31,8% so với năm 2019. Ngoài ra, tỷ trọng của nguồn vốn huy động tiền gửi tiết kiệm của Nam A Bank - chi nhánh Tân Định bằng đồng ngoại tệ là vô cùng thấp và có biểu hiện giảm dần qua từng năm. Cơ cấu huy động tiền gửi tiết kiệm bằng đồng nội tệ và ngoại tệ được thể hiện qua bảng và biểu đồ trên được cho là khá hợp lý và giúp cho hiện tượng “Đô la hóa” tại Việt Nam xuất hiện ngày càng ít hơn.
2.2.1.5. Tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn
Việc phân tích tình hình huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Nam Á - chi nhánh Tân Định phân theo đồng nội tệ hay ngoại tệ cho người đọc biết được sự tăng trưởng của tình hình huy động vốn tại chi nhánh, dựa vào đó chúng ta có thể đề xuất những giải pháp tốt nhất thì việc phân tích tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm phân theo từng kỳ hạn hỗ trợ cho việc đưa ra các biện pháp tốt nhất để sử dụng nguồn vốn này
dưới 12 tháng TGTK CKH từ
12 tháng trở lên 3.241 2.145 650 (1.096) (33,8%) (1.495)
(69,70% )
Bảng 2.5: Cơ cấu huy động TGTK được phân theo kỳ hạn Nhân xét:
Bảng báo cáo kết quả HĐKD này thể hiện được nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm tỷ trọng là lớn nhất trong tổng số nguồn vốn mà ngân hàng huy động được và con số này qua từng năm xảy ra khá nhiều biến động
Trong năm 2018, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại chi nhánh Tân Định đạt 5.630 tỷ đồng và nguồn vốn này tiếp tục tăng đến 2019 là 5.865 tỷ đồng, tức là tăng thêm 235 tỷ đồng ứng với 4,2%. Tuy nhiên sang đến năm 2020 thì nguồn vốn huy động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn này gặp biến động mạnh và giảm xuống còn 3.809 tỷ đồng, giảm tới 2.056 tỷ đồng tương ứng mới mức 35.06% so với năm 2019
Ở các NHTM nói chung và Nam A Bank nói riêng, nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn sẽ được phân làm 2 loại tiền gửi chính là tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn, tiền gửi tiết kiệm trung hạn và dài hạn. Đối với loại tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn là thời gian gửi tiền dưới 12 tháng, còn loại tiền gửi tiết kiệm trung hạn và dài hạn có kỳ hạn gửi tiền dài hơn, thường là kéo dài từ 12 tháng đến 3 năm.
Quan sát bảng 2.5 dễ dàng thấy được khách hàng đa số sẽ ưu tiên chọn gửi tiền tiết kiệm ngắn hạn hơn là trung hạn và dài hạn. Xảy ra hiện tượng này là do chi nhánh Tân Định nằm ở trục đường khu dân cư, khách hàng tại đây đa số là công chức và tiểu thương buôn bán nhỏ lẻ. Những người này xác định khoản tiền nhàn rỗi của họ khi nào
Chỉ tiêu 2018 2019 2020
mới cần dùng đến nên đa số sẽ chọn hình thức gửi tiền tiết kiệm ngắn hạn nhằm đảm bảo được số lãi đáng được hưởng trong việc đầu tư tiền gửi của mình tại ngân hàng. Bên cạnh đó thì gói sản phẩm tiền gửi tiết kiệm trung hạn và dài hạn thường thu hút các đối tượng khách hàng người mà có khoản tiền nhàn rỗi lớn nhưng chưa muốn đầu tư vào bất kỳ lĩnh vực nào dễ xảy ra rủi ro như kinh doanh bất động sản, sàn chứng khoán,... nên họ sẽ chọn loại hình tiền gửi này để vẫn có thể không đụng đến số tiền đó nhưng vẫn được hưởng lãi đều đặn mỗi kỳ. Tuy nhiên loại hình tiền gửi tiết kiệm này lại có xu hướng giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2019 nguồn vốn huy động đạt được là 2.145 tỷ đồng, giảm 1.096 tỷ đồng tương ứng với 33.8% so với năm 2018. Đặc biệt khi đến cuối năm 2020, nguồn vốn huy động mà chi nhánh Tân Định đạt được từ tiền gửi tiết kiệm