Mối quan hệ giữa tỷ lệ tiền gửi với khả năng sinh lời của ngân hàng

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI TẠI CÁC NGÂN HÀNGTMCP VIỆT NAM 10598426-2241-010838.htm (Trang 31 - 32)

Tỷ lệ tiền gửi (DEP) được đo lường bằng tỷ số của tổng tiền gửi và tổng tài sản. Dietrich và Wanzenried (2011) cho rằng tỷ lệ tiền gửi có thể có được bằng cách tài trợ bằng các tài sản có chất lượng tín dụng thấp hơn. Hơn nữa, tốc độ phát triển cao hơn có thể thu hút sự chú ý của các đối thủ cạnh tranh khác, điều này làm giảm khả năng sinh lời của ngân hàng. Dựa trên các lập luận trên, giả thuyết sau đây được đưa ra:

H4: Tỷ lệ tiền gửi có tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời của ngân hàng.

3.2.5 Mối quan hệ giữa khả năng thanh khoản với khả năng sinh lời của ngân hàng

Khả năng thanh khoản (LIQ) được xác định bằng tỷ số giữa thanh khoản tài sản trên tổng tài sản. Thanh khoản cũng đóng một vai trò thiết yếu đối với lợi nhuận của các ngân hàng. Mối quan hệ giữa tính thanh khoản của ngân hàng và khả năng sinh lời trong hoạt động ngân hàng được khảo sát trong nhiều nghiên cứu. Tiền mặt và chứng khoán thị trường là những tài sản có tính thanh khoản cao nhất. Việc nắm giữ tiền mặt cao có thể làm giảm rủi ro thanh khoản cho các ngân hàng và giúp tăng khả năng sinh lời của ngân hàng (Berger và Bouwman, 2013). Eichengreen và Gibson (2001) tiết lộ rằng thanh khoản có tác động tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng. Bordeleau và Graham (2010) lập luận trong nghiên cứu của họ rằng tài sản có tính thanh khoản cao hơn làm

18

giảm tính kém thanh khoản và chi phí tài chính của các ngân hàng. Dựa trên các lập luận trên, giả thuyết sau đây được đưa ra:

H5: Khả năng thanh khoản của ngân hàng có tác động tích cực đến khả năng sinh lời của các ngân hàng.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI TẠI CÁC NGÂN HÀNGTMCP VIỆT NAM 10598426-2241-010838.htm (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w