CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.2 Một số khuyến nghị giải pháp
Dựa vào kết quả của khóa luận về tác động của vốn đến khả năng sinh lời của các ngân hàng. Tôi đưa ra một số khuyến nghị như sau:
Thứ nhất: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAP) có ảnh hưởng cùng chiều với NIM và ROA.
Do đó, cần tăng cường vốn CSH của các ngân hàng TMCP ở Việt Nam sẽ dẫn đến khả năng sinh lời tăng theo. Khi các ngân hàng nắm giữ tỷ lệ vốn cao, họ sẽ có khả năng đi vay ít hơn, từ đó giảm chi phí và tăng khả năng sinh lời. Vì vậy, việc cân nhắc tăng khả năng sinh lời khi tăng vốn CSH là vấn đề cần phải được các nhà quản trị ngân hàng quan tâm và thực hiện nhiều hơn. Trong việc tăng vốn chủ sở hữu, các ngân hàng nên xây dựng các chính sách hợp lý về phân phối kết quả tài chính giữa chi trả cổ tức và lợi nhuận giữ lại phù hợp để bổ sung vào vốn chủ sở hữu của họ, có thể được sử dụng để tái đầu tư và giảm gánh nặng tài chính do các cổ đơng sinh ra.
Thứ hai: Quy mô ngân hàng (SIZE) tác động thuận chiều đến NIM và ROA. Quy mơ
ngân hàng càng lớn thì khả năng sinh lời càng nhiều cho nên cần mở rộng quy mô ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng TMCP trong điều kiện ngày càng nhiều ngân hàng được thành lập và xu hướng tồn cầu hóa.
Thứ ba: Kết quả cho thấy tỷ lệ cho vay (NLTA) có tác động cùng chiều đến khả năng
42
phát triển hoạt động cho vay một cách hiệu quả. Đồng thời xây dựng chính sách tín dụng hiệu quả để các cán bộ tín dụng đưa ra những quyết định chính xác, hợp lý. Xây dựng hệ thống đánh giá lãi suất cho vay phù hợp.
Thứ tư: Kết quả khóa luận cho thấy tỷ lệ tiền gửi (DEP) có mối quan hệ ngược chiều
với khả năng sinh lời. Vì vậy, các ngân hàng thương mại cần phải có chính sách kinh doanh phù hợp hiệu quả, nâng cao khả năng phát triển sản phẩm dịch vụ.
Thứ năm : Việc dự báo tốt các chỉ số kinh tế vĩ mô như tỷ lệ lạm phát (INF) và GDP
sẽ giúp hệ thống ngân hàng kinh doanh một cách hiệu quả.