Thông qua internet khách hàng dễ dàng tìm kiếm và có được những thông tin chi tiết về sản phẩm và dịch vụ mà họ muốn, có thể so sánh và sử dụng những dịch vụ tư vấn miễn phí. Các diễn đàn trực tuyến cung cấp cơ hội cho người mua sắm trực
tuyến có được một lượng thông tin phong phú và đa dạng (Forsythe & cộng sự, 2006).
Thông tin trên các website bán hàng trực tuyến được cung cấp đầy đủ, chính xác, dễ hiểu và được cập nhật thường xuyên sẽ giúp khách hàng thích thú truy cập (Bùi Thanh
Guo & cộng sự (2012) xác định bốn khía cạnh của nội dung truyền tải, cụ thể chất lượng thông tin là chính xác, nội dung, rõ ràng và kịp thời. Bốn khía cạnh này sẽ
cung cấp sự hài lòng cho khách hàng, đặc biệt là đối với những người mua bị hạn chế
về thời gian và mua một cách không kiểm soát (Khristianto & cộng sự, 2012).
Theo báo cáo của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (2020) “Xu hướng kinh doanh trên mạng xã hội năm 2019 vẫn tăng đều vì đây là một kênh truyền thông
hiệu quả với chi phí thấp, thu hút sự quan tâm không chỉ các doanh nghiệp nhỏ mà cả những doanh nghiệp lớn cũng muốn xây dựng một kênh cộng đồng và chăm sóc khách hàng thường xuyên. Trong số các doanh nghiệp tham gia khảo sát thì có 39% doanh nghiệp cho biết bán hàng trên các mạng xã hội (tăng 3% so với năm 2018)”. Công cụ tìm kiếm phổ biến hiện nay như Google cùng mạng xã hội là phương tiện tìm hiểu thông tin phổ biến nhất của người mua hàng online. Chính vì vậy đây là kênh
marketing được các doanh nghiệp khai thác mạnh thông qua các chương trình tiếp thị
hay tối ưu hóa công cụ tìm kiếm... nhằm tiếp cận được khách hàng tiềm năng. Quảng
cáo cũng tác động rất lớn đến việc mua sắm online của người tiêu dùng. Theo báo cáo của Google, 75% khách hàng thực hiện hành động (click vào quảng cáo, mua hàng.) ngay khi thấy quảng cáo và 84% sử dụng thông tin từ những quảng cáo này để nghiên cứu thông tin về sản phẩm.