Thống kê mô tả cho biến định tính

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNGĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÂNHÀNG TP.HCM KHI MUA SẮM QUÀN ÁO QUA CÁCKÊNH THƯƠNG MẠI ONLINE 10598390-2200-005956.htm (Trang 44 - 48)

_________500.000 - 1.000.000________ ____________206____________ 37.1 ___________Tren 1.000.000__________ ____________119___________ 21.4 _________________________Phương thức thanh toán_________________________ ______________ATM_______________ ____________24____________ 4.3 ____________The tin dung___________ ____________44____________ 7.9 __________Internet Banking__________ ____________66____________ 11.9 _____________MOMO_____________ ____________95____________ 17.1 ______________Airpay______________ ____________83____________ 15.0 _____________Tien mat_____________ ____________52____________ 9.4 _______________Khac__________________________34____________ 6.1

_____________________Kênh thương mại thường sử dụng_____________________ ______________Shopee______________ ____________104___________ 18.7 _____________Facebook_____________ ____________69____________ 12.4 ______________Lazada______________ ____________35____________ 6.3 _____________Instagram_____________ ____________84____________ 15.1 _______________Tiki_______________ ____________106___________ 19.1

Nguồn: Tác giả đã phân tích qua phần mềm SPSS

Ket quả bảng 4.1 cho thấy nhóm giới tính nam xuất hiện 101 lần chiếm 18.2%

trong khi nhóm giới tính nữ xuất hiện tới 297 lần và chiếm 53.5%. Như vậy ngiên cứu này nghiên về quan điểm của giới tính nữ điều này là hợp lý vì tại Việt Nam mua

sắm quần áo online là một trong những hoạt động thường xuyên và nữ giới thường có xu hướng ra quyết định hơn nam do vậy tỷ lệ nữ trong báo cáo chiếm phần trăm nhiều hơn. Trong khi đó khảo sát của nghiên cứu được thực hiện tại trường Đại học Ngân hàng với đa số sinh viên đều là nữ.

Tiếp theo là biến sinh viên với sinh viên năm 4 xuất hiện nhiều nhất 182 lần với 32.8%, sinh viên năm 3 xuất hiện 180 lần với 32.4%, còn lại là nhóm sinh viên năm 2 và năm 1 xuất hiện 20 lần và 16 lần tương ứng với 3.6% và 2.9% lần lượt. Như

vậy nghiên cứu này nghiêng về phần lớn nhóm sinh viên năm 4. Điều này hợp lí vì tác giả đưa bảng khảo sát tập trung nhiều ở nhóm sinh viên này so với các nhóm còn lại.

Mức độ sử dụng của sinh viên thường xuyên mua sắm quần áo online xuất hiện 268 lần chiếm 48.3% và sinh viên thỉnh thoảng mua quần áo online xuất hiện 131 lần chiến 23.4%. Điều này là hợp lý sinh viên thỉnh thoảng mua quần áo online vì chi tiêu chỉ dành một phần cho mua sắm, số sinh viên còn lại thường xuyên có thể họ có nhiều nhu cầu sử dụng và là một thành phần hay mua sắm quần áo online.

Mức thu nhập trung bình từ 5-8 triệu của nhóm sinh viên xuất hiện nhiều nhất với 181 lần chiếm 32.6%, thu nhập trung bình dưới 2 triệu xuất hiện 111 lần chiếm 20%, thu nhập trung bình từ 8 đến 10 triệu xuất hiện 85 lần chiếm 15.3% và thu nhập

trên 10 triệu xuất hiện 9 lần chiếm 1.6%. Như vậy nghiên cứu này nghiên về thu nhập

trung bình của sinh viên từ 5-8 triệu và dưới 2 triệu. Điều này là hợp lí vì đa phần sinh viên đều đi làm thêm hoặc nhận thêm được trợ cấp từ gia đình.

Thời gian sử dụng sinh viên sử dụng internet cho mục đích mua sắm trên 6 giờ

xuất hiện 199 lần chiếm 35.9%, thời gian sử dụng từ 3 - 6 giờ xuất hiện 111 lần với 20%, thời gian sử dụng 1 - 3 giờ xuất hiện 69 lần chiếm 12.4% và 3.4% thời gian sử dụng dưới 1 giờ xuất hiện 19 lần. Điều này là hợp lý vì đa phần sinh viên dành thời gian sử dụng internet nhiều để mua sắm quần áo online.

Tần suất mua sắm quần áo online từ 1 - 5 lần xuất hiện nhiều nhất với 204 lần

chiếm 36.8% và trên 15 lần xuất hiện 97 lần chiếm 17.5%, tần suất từ 10 - 15 lần và 6 - 10 lần xuất hiện lần lượt là 57 lần và 40 lần, chiếm 10.3% và 7.2%. Điều này là hợp lý vì tần suất mua quần áo online của sinh viên ngày càng nhiều, bởi quần áo thường xuyên phải thay đổi cho phù hợp với xu hướng.

Chi phí sẵn sàng bỏ ra cho một lần mua sắm của sinh viên từ 500.000 - 1.000.000 đồng xuất hiện nhiều nhất với 206 lần chiếm 37.1%, chi phí sẵn sàng cho một lần mua sắm của sinh viên trên 1.000.000 đồng xuất hiện nhiều nhất với 206 lần chiếm 21.4%, chi phí sẵn sàng chấp nhận bỏ ra từ 200.000 - 500.000 đồng xuất hiện 45 lần chiếm 8.1%, rất ít sinh viên sẵn sàng bỏ ra 200.000 đồng để chi trả cho 1 lần mua sắm online xuất hiện 28 lần với 5%. Điều này là hợp lí vì thu nhập trung bình của sinh viên khá phù hợp với chi phí sẵn sàng bỏ ra (5 - 8 triệu đồng).

Phương thức thanh toán qua MOMO xuất hiện nhiều nhất 95 lần chiếm 17.1%,

theo sau là hình thức thanh toán qua Airpay xuất hiện 83 lần với 15%, hình thức thanh

toán qua Internet Banking xuất hiện 66 lần chiếm 11.9%, thanh toán bằng tiền mặt xuất hiện 52 lần chiếm 9.4%, thanh toán qua thẻ tín dụng là 44 lần và chiếm 7.9%, còn lại là ATM và hình thức khác chiếm phần nhỏ khoảng 6-4%. Như vậy nghiên cứu này nghiêng mạnh về hình thức thanh toán qua MOMO và Airpay. Điều này hợp lí vì 2 hình thức thanh toán này đang được sinh viên sử dụng phổ biến để mua sắm quần áo online trên các kênh thương mại điện tử.

Cuối cùng kênh thương mại điện tử tiki xuất hiện nhiều nhất 106 lần chiếm 19.1%, theo sau là kênh thương mại Shopee xuất hiện 104 lần với 18.7%, kênh thương

mại điện tử thường sử dụng để mua sắm quần áo online còn lại Instagram và Facebook

xuất hiện lần lượt là 84 lần và 69 lần chiếm 15.1% và 12.4%. Như vậy nghiên cứu này nghiêng mạnh về hai kênh thương mại điện tử Tiki và Shopee. Điều này hợp lí vì 2 trang thương mại này đang được được biết đến với kênh thương mại điện tử đa dạng với nhiều mẫu mã sản phẩm hấp dẫn ưu đãi lớn.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNGĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÂNHÀNG TP.HCM KHI MUA SẮM QUÀN ÁO QUA CÁCKÊNH THƯƠNG MẠI ONLINE 10598390-2200-005956.htm (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w