Xác định số lượng và vị trí mẫu ảnh trong phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu điều tra thống kê tài nguyên rừng bằng ảnh vệ tinh VNRedSat 1 tại xã xuân sơn huyện tân sơn tỉnh phú thọ​ (Trang 29 - 30)

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.3.1. Xác định số lượng và vị trí mẫu ảnh trong phòng

Ảnh vệ tinh sử dụng trong nghiên cứu là ảnh VNRedsat_1 có độ phân giải 2.5m.Ảnh đã được tổ hợp màu tự nhiên theo 3 kênh (Band1-Red, Band2-Green và Band3-Blue) và được chuyển hệtọa độvềkinh tuyến trục địa phương của tỉnh Phú thọ là 1040.45’.Nếu khu vực nghiên cứu lại không hoàn toàn nằm trọn trong một cảnh ảnh mà nằm trên 2 cảnh ảnh khác nhau nhưng cùng một khoảng thời gian chụpảnh(3 đến 6 tháng). Đểcó trọn vẹnảnh của khu vực nghiên cứu đềtài tiến hành cân bằng tone màu giữa haiảnh (histogram matching, cân bằngảnh nọ theoảnh kia), tăng cường chất lượngảnh sau đó tiến hành cắt ghépảnh theo ranh giới của khu vực nghiên cứu thao tác được thực hiện trên phần mềm Erdas. Ảnh sau cắt ghép được đưa vào phần mềm Ecognition chạy segmentation khoanh vi theo các màu đặc trưng khác nhau của ảnh vệ tinh sau đó xuât dữ liệu segmentation được sang phần mềm Mapinfo để tiến hành chọn mẫu khóa ảnh trong phòng bằng cách chấm điểm vào trong vùng đãđược khoanh vi và nhập mã trạng thái vào trong thuộc tính của điểm mẫu khóaảnh đó. Ảnh sau cắt ghép cũng là nguồn dữliệuảnh dùng đểphân loại, giải đoán xây dựng bản đồhiện trạng rừng sau này.

Số lượng mẫu khóa ảnh được lựa chọn đảm bảo mỗi tiêu chí tham gia phân loại phải có dung lượng đủlớn để xác định một cáchchính xác ngưỡng cho từng đối tượng đã phân tách trong các cảnh ảnh. Ảnh vệ tinh VNREDSat-1 có kích

thước 17,5 km x 17,5 km nên từng cảnh ảnh, mỗi trạng thái lấy số điểm mẫu ít nhất là 20 mẫu.

Đối với các cảnh ảnh chỉ sử dụng một phần diện tích cảnh ảnh (ví dụ các cảnhảnh nằm trên ranh giới 2 huyện, 2 xã, hoặc một phần diện của một cảnhảnh nằm trong phạm vi một xã) thì tuỳtỷlệdiện tíchảnh sửdụng có thểgiảm số điểm mẫu cho mỗi trạng thái nhưng phải đảm bảo mỗi trạng thái xuất hiện trong phần ảnh sửdụng tối thiểu phải có 3-5 mẫu tùy thuộc vào diện tích sử dụngảnh.

Căn cứ vào bản đồ hiện trạng rừng mới nhất để xác định 3-5 tuyến điều tra qua các trạng thái rừng cho mỗi cảnh ảnh. Trên mỗi tuyến chọn những điểm đại diện cho các trạng thái rừng đểxây dựng mẫu khoáảnh. Điểm mẫuảnh được chọn phải nằm trong 1 trạng thái và nằm trong vùng ảnh đã được khoanh vi và cách ranh giới với các trạng thái khác tối thiểu 50m.

Để đảm bảo các điểmảnh phân bố tương đối đều trên tuyến yêu cầu các điểm ảnh của cùng trạng thái trong cùng một cảnhảnh phải cách nhau tối thiểu 200 m.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu điều tra thống kê tài nguyên rừng bằng ảnh vệ tinh VNRedSat 1 tại xã xuân sơn huyện tân sơn tỉnh phú thọ​ (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)