Thiết lập và thu thập số liệu tron gô đo đếm rừng gỗ và rừng hỗn giao gỗ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu điều tra thống kê tài nguyên rừng bằng ảnh vệ tinh VNRedSat 1 tại xã xuân sơn huyện tân sơn tỉnh phú thọ​ (Trang 36 - 38)

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.8.2. Thiết lập và thu thập số liệu tron gô đo đếm rừng gỗ và rừng hỗn giao gỗ

Trong đó: S là sai tiêu chuẩn mẫu.

b.Phương pháp rút mẫu điển hình.

Áp dụng phương pháp rút mẫu điển hình đối với những trạng thái rừng tự nhiên có diện tích < 2000 ha và tất cảcác trạng thái rừng trồng.

Tỷlệ đo đếm (dung lượng mẫu) là 0,5% cho trạng thái rừng có diện tích ≤

100 ha, sau đó diện tích trạng thái rừng cứ tăng thêm từ 1 đến 100 ha thì tỷlệ rút mẫu giảm đi 0,01%.

2.4.8.2. Thiết lập và thu thập số liệu trong ô đo đếm rừng gỗ và rừng hỗn giao

gỗ tre nứa tự nhiên.

a) Thiết lập ô đo đếm.

Đối với ô đo đếm rừng gỗtựnhiên: Từ vị trí các điểm tọa độ (gọi là tâm ô đo đếm) được xác định ở trên, dùng các công cụ định hướng (địa bàn cầm tay, Suunto…) kết hợp với thước dây, cọc tiêu để xác định ranh giới ô hình chữ nhật,

diện tích 1.000 m2; chiều dài ô theo hướng Tây -Đông và chiều rộng ô theo hướng Nam - Bắc.

b) Mô tphiếu đo đếm.

Tất cả những ô đo đếm đều phải được ghi chép, mô tả đầy đủnhững thông tinở mục I các biểu đo điếm: Mô tả chung

c) Thu thp sliutrong ô đo đếm.

* Đối với tầng cây gỗ:

+ Đo đường kính 1,3 m: Cần đo đường kính 1,3 m của tất cảnhững cây gỗ có đường kính≥ 6 cm; ghi số hiệu cây đo đếm bằng sơn đỏ hoặc bút phớt không xoá trên thân câyởvịtrí 1,3 m.

+ Xác định tên loài cây: Tất cả những loài cây được đo đường kính 1,3 m đều được xác định tên loài và ghi vào Phiếu đo đếm rừng gỗ. Đối với những loài không biết tên, dùng dao xác định độcứng của thân cây gỗ đểxếp vào một trong các nhóm Sp1, Sp2 và Sp3, trong đó:

Sp1: là những loài gỗcứng (được xếp vào nhóm các loài gỗtốt);

Sp2: là những loài gỗtrung bình (được xếp vào nhóm các loài gỗtrung bình); Sp3: là những loài gỗmềm (được xếp vào nhóm các loài gỗtạp);

+ Xác định phẩm chất cây: Tất cảnhững cây gỗ đãđo đường kính đều được xác định phẩm chất cây theo 03 cấp phẩm chất: a,b,c.

+ Đo chiều cao vút ngọn:

-Đối với những trạng thái rừng rút mẫu ngẫu nhiên: Đo chiều cao vút ngọn của 05 cây sinh trưởng bình thườngở gần tâm ô đo đếm nhất.

-Đối với những trạng thái rừng rút mẫu điển hình: Đo chiều cao vút ngọn của 05 cây sinh trưởng bình thường có đường kính trung bình trong từng ô đo đếm.

-Đơn vị đo chiều cao là mét (m), lấy trònđến 0,5 m.

(Kết quả đo đếm ghi vào biểu 02/Đo điếm cây gỗphụlục 05)

* Đối với tầng tre nứa:

Đo đếm theo qui địnhởphần thu thập sốliệu trong ô đo đếm rừng tre nứa. Đối với tre nứa mọc cụm hoặc bụi thì cần đếm sốbụi trong ô tiêu chuẩn và sốcây trong ba bụi trung bình.

Đối với tre nứa mọc tản, thì điều tra số cây, đường kính và chiều cao trung bình của tre nứa trong từng ô phụ (Kết quả đo đếm ghi vào biểu 03/ Đo đếm tre nứa phụlục 06)

Trong ô phụ có diện tích 25 m2, tất cả những cây gỗ có đường kính < 6 cm đều được xác định tên loài cây tái sinh và phân theo 03 cấp chiều cao: < 01 m, từ 1,1 m - 3 m và > 3 m; Phân theo nguồn gốc (hạt, chồi) và phân theo cấp phẩm chất (khỏe, Trung bình và yếu).

(Kết quả đo đếm ghi vào Biểu 01/Đo đếm cây tái sinh- Phụlục 04).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu điều tra thống kê tài nguyên rừng bằng ảnh vệ tinh VNRedSat 1 tại xã xuân sơn huyện tân sơn tỉnh phú thọ​ (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)