Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.3.2. Khảo sát mẫu ảnh ngoại nghiệp
Bộ mẫu khóa ảnh được xây dựng trong phòng trên phần mềm Mapinfo có dạng point (dạng điểm) đươc trút sang GPS cầm tay qua phần mềm Global Mapper và phần mềm Map Soure.
Tiến hành khảo sát thực địa theo tuyến đã xác định ở trên. Trên các tuyến, xác định vịtrí từng điểm mẫu cần điều tra bằng việc sửdụng chức năng tìm kiếm của GPS.
- Đối với các mẫu khó tiếp cận được phép dịch chuyển trong vòng 50m, lấy lại tọa độghi trên GPS và phiếu mô tả.
Tại các điểm mẫu, tiến hành điều tra nhanh các chỉtiêu bình quân của trạng thái: G, M, H.
+ Sửdụng thước Bitterlich đo tiết diện ngang (G)ở5 vịtrí, vịtrí thứnhất tại tâm điểm điều tra, các vịtrí còn lại cách tâm điểm điều tra 5 m về các hướng đông, tây, nam, bắc.
+ Đo chiều cao ba cây có cỡ kính trung bình trong lô gần tọa độ điểm mẫu. + Tính trữ lượng bình quân M/ha =GHF; với ước tính F=0,45.
+ Xác định trạng thái rừng tại điểm mẫu trên cơ sở cấu trúc và trữ lượng rừng.
+ Quan sát, đếm tần suất xuất hiện các loài cây trong ô mẫu và xác định trực tiếp tên loài ưu thếtrong ô mẫu.
+ Chụp ảnh và ghi các thông tin vào hệ thống phiếu điều tra ô mẫu. (Phiếu 01/MKA -Phụlục 01)
-Đối với các ô mẫu khó có khả năng tiếp cận, nhưng có thểquan sát tốt, xác định bổsung mẫuảnh đểphục vụgiải đoán.
+ Xác định vị trí quan sát trên bản đồvà vị trí ô mẫu ngoài thực địa.
+ Xác định tên trạng thái ô mẫu đó trên cơ sở tiêu chí phân loại rừng theo thông tư 34/2009/TT-BNNPTNT được cụthểhoá trong bảng phân loại rừng phục vụcho quá trình phân loại.
+ Chụpảnh ô mẫu, ghi lại các thông sốchụp như: khoảng cách, hướng chụp (Phiếu 02/MKA- Phụlục 02)
Thống kê lại kết quả điều tra khảo sát ô mẫu cho từng trạng thái sau mỗi ngày điều tra để sao cho khi hết đợt ngoại nghiệp đảm bảo mỗi trạng thái theo thang phân loại phải có ít nhất 20 ô mẫu.