Chương trình Giáo dục bảo tồn dành cho các em học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất chương trình giáo dục bảo tồn tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh loài vượn cao vít huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng​ (Trang 62 - 64)

4.4.1.1 Giáo dục bảo tồn trong trường học

- Mục đích: Nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của các em học sinh về

giá trị và tầm quan trọng của công tác bảo tồn thiên nhiên nói chung và bảo tồn loài Vượn Cao Vít – một loài linh trưởng quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng hiện còn tìm thấy duy nhất ở Trùng Khánh, Cao Bằng và Trịnh Tây, Trung Quốc mà không nơi nào khác trên thế giới [1], đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng vào chương trình học tập chính khoá, ngoại khóa cho các em học sinh nhằm nâng cao sự hiểu biết của các em về môi trường, tài nguyên thiên nhiên, giá trị đa dạng sinh học của khu bảo tồn, ý nghĩa của thực vật, động vật,...

- Nội dung: Cung cấp các thông tin về loài Vượn cao vít, về Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn Cao vít, những việc không nên làm đối với Vượn cao vít và khu bảo tồn, đưa ra những thông điệp kêu gọi trách nhiệm và hành động của học sinh trong việc bảo vệ loài Vượn cao vít.

- Thời gian: Mỗi tuần một tiết học, mỗi khối có nội dung sinh hoạt theo

chủ đề khác nhau từ dễ đến khó

- Đối tượng: Các em học sinh trường THCS từ lớp 6 đến lớp 8.

- Người thực hiện chính: Ban giám hiệu, Giáo viên – Tổng phụ trách đội, các em học sinh.

- Kính phí: Tổ chức FFI: Hỗ trợ kỹ thuật và kinh phí (dụng cụ trực quan,

tài liệu…) trong quá trình triển khai phong trào.

- Tài liệu: Giáo dục môi trường cho các em THCS do Nhà Giáo dục xuất bản năm 2006, các bài giảng về GDBT do các chuyên gia soạn thảo...

4.4.1.2. Cung cấp ấn phẩm Rừng xanh với chủ đề về bảo vệ Vượn cao vít

- Mục đích: Nhằm cung cấp những kiến thức và sự hiểu biết nhất định

về loài Vượn cao vít, về sinh cảnh sống của chúng và những thông tin về Khu bảo tồn để từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm và làm thay đổi dần các hành vi của học sinh trong các nỗ lực chung về bảo tồn loài Vượn quý hiếm này.

- Đối tượng: Các em học sinh bậc tiểu học tại tất cả các trường học trong vùng đệm của Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn cao vít.

- Nội dung: Cung cấp ấn phẩm Rừng Xanh số 31 (do ENV ấn hành) có

chủ đề về bảo vệ loài Vượn cao vít cho các trường tiểu học. Số lượng khoảng 5 cuốn/lớp.

- Hình thức: Làm tài liệu đọc thêm cho học sinh.

- Người thực hiện: Cán bộ Ban quản lý Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn cao vít liên hệ với ENV để nhận tài liệu rồi phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường tiểu học để cung cấp cho học sinh các lớp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất chương trình giáo dục bảo tồn tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh loài vượn cao vít huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng​ (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)