Chương trình Giáo dục môi trường trong trường học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất chương trình giáo dục bảo tồn tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh loài vượn cao vít huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng​ (Trang 40 - 44)

Chương 4 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Hiện trạng hoạt động giáo dục bảo tồn tại KBT Loàivà Sinh cảnh VCV

4.1.1. Chương trình Giáo dục môi trường trong trường học

4.1.1.1. Hoạt động ngoại khóa

Hoạt động ngoại khóa tại trường học đã được xây dựng và được thử nghiệm cho các học sinh lớp 6 tại xã Ngọc Khê và Phong Nậm trong năm học 2005-2006 (Hình 4.1).

Cho đến cuối tháng 5 năm 2006 có tất cả 8 bài giảng được thử nghiệm và đều được giám sát bởi các cán bộ dự án để nâng cao nội dung bài giảng và đánh giá năng lực giảng dạy của các giáo viên.

Cũng trong năm này, tổ chức FFI đã tổ chức chương trình Festival với chủ đề “ chúng em bảo vệ Vượn Cao Vít” với mục đích nâng cao nhận thức của các em học sinh về môi trường, qua đó Giáo dục cho các em học sinh về giữ gìn và bảo vệ môi trường xung quanh nói chung và môi trường cho VCV nói riêng. Festival đã tập trung vào các chủ đề về môi trường, vai trò của rừng và ý nghĩa của rừng đối với cuộc sống của chúng ta. Festival đã diễn ra thành công và được nhân dân đánh giá cao.

Bên cạnh đó, các vấn đề về GDBT bước đầu đã được các em học sinh và giáo viên của hai trường THCS đón nhận. Các nội dung bài giảng trong chương trình khá phù hợp và có ý nghĩa thiết thực trong công tác bảo tồn và nâng cao năng lực giảng dạy của các giáo viên. Các em khá thích thú với chương trình, nhiều em đã có thái độ và ý thức tốt trong các hành động của mình để góp phần bảo vệ loài Vượn Cao vít. Nhà trường và giáo viên rất ủng hộ và mong muốn được lồng ghép chương trình này vào các hoạt động giảng dạy của nhà trường.

Tuy nhiên, kinh phí của chương trình còn nhiều hạn chế trong việc hỗ trợ biên soạn tài liệu và thù lao cho giáo viên theo các tiết học nên chương trình không được duy trì trong các năm tiếp theo mà chỉ mới thực hiện được trong 1 năm. Mặt khác, một số nội dung trong hoạt động ngoại khóa còn hạn chế, chưa phong phú, thiếu các tài liệu, giáo cụ trực quan để có thể thực hiện tốt hơn việc giảng dạy cho các em. Đối tượng của chương trình đang bó hẹp cho học sinh lớp 6 và mới chỉ thực hiện tại một địa điểm là trường THCS Ngọc Khê, trong khi đó các khối khác có số lượng học sinh rất lớn. Vùng đệm

của KBT tương đối rộng, có đến 3 xã và 2 trường THCS.

Từ thực trạng trên, chúng tôi nhận thấy hoạt động GDBT này là khá phù hợp để nâng cao nhận thức bảo tồn cho các em học sinh, thông qua đó để tác động lên các đối tượng phụ huynh học sinh. Tuy nhiên, hoạt động ngoại khóa diễn ra trong thời gian ngắn với nội dung, đối tượng và địa điểm còn hạn chế sẽ rất khó để phát huy được hiệu quả của chương trình.

4.1.1.2. Tổ chức các cuộc thi vẽ tranh bảo vệ Vượn Cao Vít và thiên nhiên

Trong tháng 11 năm 2009 dự án FFI đã phối hợp với Phòng giáo dục và đào tạo huyện Trùng Khánh và BQL khu bảo tồn thực hiện chương trình thi vẽ tranh với chủ đề “Hãy cùng chúng em Bảo vệ Vượn Cao Vít và Thiên nhiên” (Xem hình 4.2).

Hình 4.2: Các bức tranh tham gia dự thi (nguồn FFI)

Thi vẽ tranh cho các em học sinh tại hai trường THCS thuộc hai xã Ngọc Khê và Phong Nậm huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng là hoạt động nhằm giúp các em học sinh có thêm tình yêu thiên nhiên và yêu quý loài Vượn cao Vít, làm tăng thêm niềm tự hào về quê hương của mình, từ đó các em có được những hành động đúng và phù hợp để bảo vệ loài Vượn này.

Chương trình đã thu hút được gần 600 em học sinh tham gia và hưởng ứng tích cực. Các em rất phấn khởi và tự hào khi được tham gia chương trình. Nhiều em học sinh đã có nhiều biểu hiện tích cực bằng hành động và việc làm của mình như tin báo cho kiểm lâm của khu bảo tồn biết về một số trường hợp săn bắn và nuôi nhốt Vượn trái phép. Nhiều học sinh trước đây có tham gia vào rừng bẫy bắt và chăn thả gia súc thì nay đã giảm đi rất nhiều.

Mặc dù hoạt động thi vẽ tranh được các em học sinh tham gia nhiệt tình, để lại cho các em nhiều bài học sâu sắc và góp phần nâng cao nhận thức

cho cộng đồng địa phương nhưng chương trình chỉ thực hiện một lần duy nhất và không được duy trì trong các năm học tiếp theo do thiếu sự hỗ trợ kinh phí tổ chức FFI. Chương trình này đã phải sử dụng đến một khoản kinh phí tương đối lớn để chi trả cho việc tổ chức, ăn trưa cho các em học sinh và giám khảo, thù lao giám khảo, Ban tổ chức, giải thưởng, hội trường, giá vẽ, và các vận dụng cần thiết khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất chương trình giáo dục bảo tồn tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh loài vượn cao vít huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng​ (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)