Các chương trình GDBT cho cộng đồng địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất chương trình giáo dục bảo tồn tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh loài vượn cao vít huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng​ (Trang 44 - 48)

Chương 4 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Hiện trạng hoạt động giáo dục bảo tồn tại KBT Loàivà Sinh cảnh VCV

4.1.2. Các chương trình GDBT cho cộng đồng địa phương

4.1.2.1. Phát hành lịch năm mới và các loại tờ rơi, tờ gấp

Đây là hoạt động được thiết kế để kế thừa kết quả của hoạt động Thi vẽ tranh cho các em học sinh. Các bức tranh đạt giải của các em đã được lựa chọn để in thành lịch năm mới. Trong đó, bức tranh mang chủ đề “Cùng nhau bảo vệ Vượn Cao Vít” được lựa chọn làm chủ đề chính. Dự án của tổ chức FFI đã tiến hành in lịch và phát cho các đối tác và tất cả các hộ dân thuộc 3 xã vùng dự án bao gồm Ngọc Côn, Ngọc Khê, Phong Nậm với số lượng phát hành trên 1000 cuốn lịch/ năm.

Bên cạnh đó, tổ chức FFI còn in nhiểu tờ rơi, tờ gấp giới thiệu về ’’Khu

bảo tồn Loài và Sinh cảnh Vượn Cao Vít” với các nội dung chính về: Đơn vị

hành chính của KBT, năm thành lập, nhiệm vụ quản lý Khu bảo tồn với sự hỗ trợ của tổ tuần rừng cộng đồng và các hoạt động của cộng đồng dân cư địa phương đang tác động đến loài Vượn Cao Vít. (Hình 4.3 và hình 4.4).

Hình 4.3: Các mẫu tờ gấp tuyên truyền về Khu bảo tồn và Vượn Cao

Hình 4.4 Các mẫu tờ rơi tuyên truyền về Khu bảo tồn và Vượn cao vít

(nguồn FFI Việt Nam)

Các tờ rơi và tờ gấp cũng được tổ chức FFI phát rộng rãi cho các đối tác và tất cả các hộ gia đình thuộc 3 xã vùng đệm bao gồm Ngọc Côn, Ngọc Khê và Phong Nậm với số lượng trên 2000 tờ/năm.

Kết quả nhận được của hoạt động có nhiều tích cực. Cộng đồng địa phương đánh giá rất cao bởi tính hữu ích và thực tế của sản phẩm. Người dân vừa có lịch mới để xem không phải mất tiền, vừa có hình ảnh trực quan sinh động, gây được sự chú ý của nhiều người. Qua đó có thể quảng bá và nhắn gửi thông tin đến nhiều đối tượng ở những địa phương khác (anh em họ hàng ở xa đến thăm họ còn gửi biếu tờ lịch coi chúng như một món quà). Chương trình này đã có tác dụng rất lớn tới các hộ gia đình trong việc tuyên truyền bảo vệ rừng và vượn Cao Vít.

dự án FFI không hỗ trợ kinh phí. KBT không đủ nguồn tài chính để in ấn.

4.1.2.2. Xây dựng quy chế bảo vệ rừng và quy ước thôn bản

Hoạt động được hỗ trợ bởi FFI và Ban quản lý KBT vào năm 2009 với mục đích nhằm tuyên truyền, phổ biến mạnh mẽ tới người dân các hành vi bị cấm tác động vào khu bảo vệ nghiêm ngặt, các hành vi, vi phạm luật bảo vệ rừng, nội dung quy chế bảo vệ rừng, bảo vệ Vượn cao vít.

Với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương và sự hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật từ FFI, một bản hương ước thôn bản đã được xây dựng và được gắn tại nhà văn hóa 5 thôn thuộc 3 xã vùng đệm KBT loài Vượn cao vít. (Xem hình 4.5).

Hình 4.5: Người dân đến xem nội dung quy ước

(nguồn FFI)

Các nội dung cơ bản của biển quy ước xóm như: Không được chăn thả gia súc, gia cầm làm ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp, không được chặt phá rừng bừa bãi trong rừng khoanh nuôi, không bẫy bắt thú

rừng...bảo vệ động vật hoang dã vì cuộc sống xanh –sạch – đẹp, mỗi hộ gia đình tiết kiệm củi và tham gia chương trình trồng cây lấy củi, bảo vệ môi trường... .

Mặc dù các bảng quy ước thôn bản mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Chằng hạn như: Các quy ước thôn bản đã được người dân địa phương tích cực ủng hộ và coi đó là những nghĩa vụ và tránh nhiệm của mỗi người và mỗi hộ gia đình đối với thôn bản nói chung và khu bảo tồn loài Vượn cao vít nói riêng. Tuy nhiên, do số lượng bản quy ước còn ít (Chỉ có 5 trong tổng số 32 thôn xóm được gắn bảng) nên còn hạn chế đến việc tiếp cận của cộng đồng dân cư các thôn khác gần KBT.

Nhìn chung, các hoạt động GDBT tại KBT Loài và Sinh cảnh Vượn Cao vít bước đầu mang lại hiệu quả tương đối rõ nét. Phần lớn các hoạt động đã có những tác động tích cực đến nhận thức và thái độ của người dân địa phương và các em học sinh. Một số hoạt động có tính khả thi và khả năng bền vững cao. Tuy nhiên, quy mô của các hoạt động không lớn, nội dung chưa đa dạng, hình thức chưa phong phú và chưa đảm bảo tính bền vững và tính khả thi, thời gian của các hoạt động còn ngắn so với một chương trình GDBT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất chương trình giáo dục bảo tồn tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh loài vượn cao vít huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng​ (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)