Xuất các chương trình giáo dục bảo tồn tại KBT Loàivà Sinh cảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất chương trình giáo dục bảo tồn tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh loài vượn cao vít huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng​ (Trang 62)

Chương 4 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. xuất các chương trình giáo dục bảo tồn tại KBT Loàivà Sinh cảnh

cảnh Vượn Cao vít

Căn cứ vào thực trạng về công tác bảo tồn Vượn Cao vít tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn Cao vít, về nhận thức bảo tồn của người dân địa phương và từ việc phân tích các thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức (SWOT) nói trên, đề tài đề xuất thực hiện một số chương trình GDBT tại khu vực nghiên cứu bao gồm: GDMT trong trường học, cung cấp ấn phẩm xanh với chủ đề Bảo vệ Vượn Cao vít, nhân rộng các quy ước thôn xóm, tổ chức họp thôn và ký cam kết bảo vệ Vượn cao vít và tổ chức văn nghệ giao lưu với cộng đồng.

4.4.1. Chương trình Giáo dục bảo tồn dành cho các em học sinh 4.4.1.1 Giáo dục bảo tồn trong trường học 4.4.1.1 Giáo dục bảo tồn trong trường học

- Mục đích: Nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của các em học sinh về

giá trị và tầm quan trọng của công tác bảo tồn thiên nhiên nói chung và bảo tồn loài Vượn Cao Vít – một loài linh trưởng quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng hiện còn tìm thấy duy nhất ở Trùng Khánh, Cao Bằng và Trịnh Tây, Trung Quốc mà không nơi nào khác trên thế giới [1], đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng vào chương trình học tập chính khoá, ngoại khóa cho các em học sinh nhằm nâng cao sự hiểu biết của các em về môi trường, tài nguyên thiên nhiên, giá trị đa dạng sinh học của khu bảo tồn, ý nghĩa của thực vật, động vật,...

- Nội dung: Cung cấp các thông tin về loài Vượn cao vít, về Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn Cao vít, những việc không nên làm đối với Vượn cao vít và khu bảo tồn, đưa ra những thông điệp kêu gọi trách nhiệm và hành động của học sinh trong việc bảo vệ loài Vượn cao vít.

- Thời gian: Mỗi tuần một tiết học, mỗi khối có nội dung sinh hoạt theo

chủ đề khác nhau từ dễ đến khó

- Đối tượng: Các em học sinh trường THCS từ lớp 6 đến lớp 8.

- Người thực hiện chính: Ban giám hiệu, Giáo viên – Tổng phụ trách đội, các em học sinh.

- Kính phí: Tổ chức FFI: Hỗ trợ kỹ thuật và kinh phí (dụng cụ trực quan,

tài liệu…) trong quá trình triển khai phong trào.

- Tài liệu: Giáo dục môi trường cho các em THCS do Nhà Giáo dục xuất bản năm 2006, các bài giảng về GDBT do các chuyên gia soạn thảo...

4.4.1.2. Cung cấp ấn phẩm Rừng xanh với chủ đề về bảo vệ Vượn cao vít

- Mục đích: Nhằm cung cấp những kiến thức và sự hiểu biết nhất định

về loài Vượn cao vít, về sinh cảnh sống của chúng và những thông tin về Khu bảo tồn để từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm và làm thay đổi dần các hành vi của học sinh trong các nỗ lực chung về bảo tồn loài Vượn quý hiếm này.

- Đối tượng: Các em học sinh bậc tiểu học tại tất cả các trường học trong vùng đệm của Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn cao vít.

- Nội dung: Cung cấp ấn phẩm Rừng Xanh số 31 (do ENV ấn hành) có

chủ đề về bảo vệ loài Vượn cao vít cho các trường tiểu học. Số lượng khoảng 5 cuốn/lớp.

- Hình thức: Làm tài liệu đọc thêm cho học sinh.

- Người thực hiện: Cán bộ Ban quản lý Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn cao vít liên hệ với ENV để nhận tài liệu rồi phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường tiểu học để cung cấp cho học sinh các lớp.

4.4.2. Chương trình Giáo dục bảo tồn dành cho cộng đồng

Hiện có rất đông dân cư sinh sống trong khu vực vùng đệm của Khu bảo tồn nhưng đa số chưa nhận thức tốt, hiểu hết về tầm quan trọng của Khu bảo tồn đối với cuộc sống cộng đồng. Do phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại KBT nên chính cộng đồng địa phương đã tạo sức ép rất lớn tới KBT. Vì vậy, cần nâng cao nhận thức người dân địa phương về bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên thông qua các chương GDBT như:

4.4.2.1. Nhân rộng việc xây dựng quy ước thôn xóm

- Mục đích: Lồng ghép các quy định về bảo vệ Vượn cao vít vào hương ước thôn bản để gắn trách nhiệm của cộng đồng vào việc bảo tồn thiên nhiên.

- Đối tượng: Cộng đồng dân cư tại tất cả các thôn xóm của các xã trong

vùng đệm của Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn cao vít.

- Thời gian: Thực hiện xây dựng quy ước thôn xóm các xóm còn lại từ đây đến hết năm 2013

- Nội dung: Tiến hành xây dựng quy ước thôn xóm cho các bản còn lại

của xã Phong Nậm, Ngọc Côn và Ngọc Khê.

Trong quy ước, bổ sung một số điều khoản về trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng trong bảo vệ loài Vượn cao vít.

- Tổ chức thực hiện: Ban quản lý Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn cao vít phối hợp với chính quyền địa phương các xã để tổ chức các cuộc họp thôn lấy ý kiến của người dân. Thống nhất nội dung và chính quyền địa phương cấp huyện phê chuẩn để thực hiện tại tất cả các thôn bản còn lại.

4.4.2.2. Tổ chức họp thôn và ký cam kết bảo vệ Vượn cao vít

đình vào việc bảo tồn loài tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn cao vít.

- Đối tượng:Các thợ săn, các hộ gia đình người dân địa phương tại các xã Vùng đệm của Khu bảo tồn.

- Thời gian: 2 năm một lần lại tổ chức buổi lễ ký cam kết.

- Nội dung: Cam kết không ăn, không săn bắt, buôn bán, nuôi nhốt trái phép loài Vượn cao vít. Không phá hoại nơi ở của loài Vượn cao vít. Kiên quyết tố cáo những người vi phạm các quy định về bảo vệ rừng và bảo vệ loài Vượn cao vít.

- Tiến hành: Những bản cam kết bảo vệ Vượn cao vít với một số nội dung kêu gọi trách nhiệm sẽ được thiết kế có sự tham gia của cộng đồng và xác nhận của chính quyền địa phương sẽ được ký kết trực tiếp với từng gia đình ở mỗi xã. Đặc biệt lưu ý đến các gia đình có người già, người có nhận thức tốt để gắn trách nhiệm của họ với con cháu họ khi cam kết với KBT.

4.4.2.3. Tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ với cộng đồng

- Mục đích: Nhằm thiết lập các mối quan hệ gần gũi hơn với cộng đồng qua đó làm xoa dịu các mâu thuẫn giữa bảo tồn với các áp lực về sinh kế của người dân góp phần nâng cao hiệu quả của công tác GDBT trong cộng đồng.

- Thời gian: là hoạt động thường niên của BQLKBT phối kết hợp với

chính quyền các xã mỗi năm tổ chức 2 – 3 đêm diễn văn nghệ.

- Đối tượng: Cộng đồng dân cư địa phương, nòng cốt là Hội nông dân,

hội phụ nữ, đoàn thanh niên... tại 3 xã Phong Nậm, Ngọc Côn, Ngọc Khê.

- Nội dung: Ca ngợi quê hương đất nước, con người địa phương. Tuyên dương các cá nhân điển hình trong công tác bảo tồn Vượn và giữ rừng trong cộng đồng, kêu gọi trách nhiệm cộng đồng và cá nhân trong việc bảo vệ rừng và bảo tồn loài Vượn Cao vít. Các buổi giao lưu văn nghệ sẽ góp phần làm

cho quan hệ giữa KBT với cộng đồng địa phương được tăng cường, giảm thiểu được các mâu thuẫn vốn có giữa người dân với kiểm lâm.

- Hình thức: Giao lưu văn nghệ, mỗi năm tổ chức khoảng 2 lần tại mỗi

xã nhân dịp các ngày lễ lớn như: Quốc khánh 02/9, ngày môi trường thế giới hàng năm, Ngày thành lập Khu bảo tồn hoặc ngày lễ quan trọng theo tập tục của người dân địa phương.

- Tổ chức thực hiện: Cán bộ Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn cao

vít phối hợp với Cấp ủy, Ban chỉ huy thôn để tổ chức thực hiện các đợt giao lưu văn nghệ ở cấp thôn bản hoặc với chính quyền xã và các đoàn thể chính trị xã hội cấp xã khi thực hiện tại xã. Đối với những thôn bản độc lập, ở xa có thể thực hiện trực tiếp tại thôn. Trường hợp các thôn bản gần nhau, số lượng dân ít có thể kết hợp nhiều thôn bản với nhau hoặc tổ chức ở quy mô cấp xã.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu về đánh giá nhận thức của cộng đồng, cơ hội và thách thức khi thực trong công tác GDBT trong KBT Loài và Sinh cảnh Vượn Cao Vít huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, đề tài rút ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, hiện tại KBT đã có 2 chương trình GDBT chính là: Giáo dục

môi trường trong trường học và giáo dục môi trường trong cộng đồng. Trong đó, GDMT trong trường học có hoạt động ngoại khóa, Festivan và thi vẽ tranh; còn GDBT cho cộng đồng gồm hoạt động: Phát hành lịch tranh, phát hành tờ rơi, tờ gấp và các quy ước thôn xóm. Nhìn chung, các hoạt động GDMT tại KBT được cộng đồng địa phương và các em học sinh ủng hộ nhiệt tình và bước đầu đạt hiệu quả tốt nhưng phải ngừng lại trong các năm sau đó do thiếu nguồn kinh phí hỗ trợ trực tiếp từ các dự án GDMT trong khu vực.

Thứ hai, về nhận thức bảo tồn của cộng đồng, người dân và các em học

sinh có nhận thức tương đối tốt về bảo tồn thiên nhiên và bảo tồn loài Vượn cao vít. Tuy nhiên, mức độ nhận thức ở từng đối tượng rất khác nhau. Học sinh tiểu học, THCS có nhận thức bảo tồn tốt. Tuy nhiên về kiến thức học sinh THCS có kiến thức tốt hơn so với học sinh Tiểu học. Người nghèo, nam giới và thanh niên là những đối tượng còn hạn chế về nhận thức bảo tồn so với các nhóm khác.

Thứ ba, khi đánh giá về sự hiểu biết của cộng đồng, các đối tượng có

hiểu biết sâu rộng đến bảo tồn Loài và Sinh cảnh VCV gồm: Nhóm người có thu nhập cao, nam giới và lứa tuổi trung niên.

Thứ tư, đề tài cũng đã phân tích được một số yếu tố thuận lợi và khó

cảnh VCV của khu vực nghiên cứu.

Cuối cùng, Trên cơ sở thực trạng và phân tích công tác GDBT tại khu

vực nghiên cứu, đề tài đã đưa ra một số đề xuất nhằm tăng cường công tác bảo tồn Loài và Sinh cảnh VCV bao gồm: Duy trì các hoạt động GDMT trong trường học thông qua các buổi học ngoại khóa, cung cấp ấn phẩm rừng xanh với chủ đề bảo vệ Vượn Cao vít. Ngoài ra, nhân rộng việc xây dựng các quy ước thôn bản, tổ chức họp thôn và ký cam kết bảo vệ VCV. Các đề xuất đều cần thiết và cần sớm được thực hiện.

5.2. Tồn tại

Đề tài được thực hiện có ý nghĩa to lớn đối với cộng đồng địa phương tại KBT Loài và Sinh cảnh Vượn Cao vít. Kết quả của đề tài sẽ là những tài liệu quan trọng giúp các cán bộ bảo tồn tại khu vực nâng cao khả năng bảo tồn Vượn Cao vít đạt hiệu quả hơn nữa. Tuy nhiên, phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài khá lớn nên đề tài gặp nhiều khó khăn trong thu thập số liệu, phỏng vấn, họp dân....Bên cạnh đó, một số chỉ tiêu đánh giá mang tính định tính nhiều hơn định lượng.

5.3. Khuyến nghị

- Cần tiếp tục thực hiện việc nghiên cứu đánh giá về nhận thức của cộng đồng trong phạm vi rộng hơn ở tất cả các xã vùng đệm của KBT.

- Thực hiện việc đánh giá nhu cầu bảo tồn của người dân tại khu vực Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn cao vít làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp bảo tồn có hiệu quả hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt.

1. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (2000), Sách Đỏ Việt Nam, (Phần Động vật), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

2. Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cao Bằng và, FFI, Hà Nội, Việt Nam (2006), Dự án

đầu tư xây dựng Khu Bảo tồn loài sinh cảnh Vượn Cao Vít tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.

3. Lưu Tường Bách (2008), Nghiên cứu thú linh trưởng và một số đặc điểm

sinh thái của loài Vượn đen Cao Vít tại khu bảo tồn loàivà sinh cảnh vượn Cao Vít huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, Luận văn thạc sĩ

khoa học, Trường Đại học khoa học tự nhiên

4. Vũ Văn Cần, Hoàng Liên, Lê Văn Cường và Đỗ Thị Hường (2007), Đánh

giá chất lượng kế hoạch quản lý, phát triển rừng do cộng đồng xây dựng và hiệu quả hoạt động của quỹ phát triển thôn bản ở các tỉnh Sơn La, Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn.

5. Nguyễn Thế Cường, (2008) Báo cáo hoạt động của dự án bảo tồn Vượn cao vít 2006 - 2008, FFI chương trình hỗ trợ bảo tồn Việt Nam.

6. Nguyễn Thế Cường, (2009) Báo cáo hoạt động của dự án bảo tồn Vượn cao vít 2009, FFI chương trình hỗ trợ bảo tồn Việt Nam.

7. Nguyễn Thế Cường, (2011) Báo cáo hoạt động của dự án bảo tồn Vượn cao vít 2011, FFI chương trình hỗ trợ bảo tồn Việt Nam.

8. Nguyễn Thế Cường (2011), Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài Vượn Cao Vít (Nomascus nasutus Kunckel d’Herculais, 1884) làm cơ sở cho việc phục hồi sinh cảnh tại Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn Cao Vít, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng”. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Lâm nghiệp.

9. Lê Trọng Cúc (2002), Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên. NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội

10. Nguyễn Quốc Dựng (2004), Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp đồng quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh – Quảng Nam. Luận văn

thạc sĩ.

11. Lê Trọng Đạt và Lê Hữu Oánh (2007), Tổng khảo sát số lượng quần thể

Vượn Cao Vít Nomacus nasutus tại 2 xã Phong Nậm và Ngọc Khê. FFI,

Hà Nội, Việt Nam.

12. Lê Hiền Hào (1973), Thú kinh tế miền Bắc Việt Nam, Tập 1. NXB Khoa

học và Kỹ thuật, Hà Nội

13. Nguyễn Thị Hiền (2007), Góp phần nghiên cứu về sinh thái dinh dưỡng và sinh cảnh sống của vượn Cao Vít ở khu bảo tồn loài vượn Cao Vít huyện Trùng Khánh. tỉnh Cao Bằng, Luận văn thạc sĩ khoa học,

Trường Đại học khoa học tự nhiên

14. Nguyễn Hùng Mạnh, Luân Việt Quốc, Phạm Hoàng Linh (2005), Báo cáo đánh giá ban đầu về sự nhận thức của cộng đồng tại xã Phong Nậm và Ngọc Khê huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, FFI Hà Nội Việt Nam. 15. Nguyễn Thị Nhài (2010), Đánh giá nhu cầu giáo dục bảo tồn của người

dân sống tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voọc mũi hếch Khau Ca – Hà Giang. Luận văn thạc sĩ

16. Phạm Nhật (2002), Thú Linh trưởng của Việt Nam, NXB Nông nghiệp,

Hà Nội.

17. Geissmann T., Nguyễn Xuân Đặng, Lomée, N. và Momberg, F., (2000),

Tình trạng bảo tồn Linh trưởng Việt Nam - Đánh giá tổng quan năm 2000- Phần 1: Các loài Vượn, FFI – Chương trình Đông Dương, Hà

18. Đào Văn Tiến (1985), Khảo sát thú ở miền Bắc Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

19. Vũ Ngọc Thành, Nguyễn Xuân Đặng, Nguyễn Mạnh Hà, Lưu Tường Bách, Nguyễn Thị Hiền (11/2005 ), Điều tra, đánh giá quần thể Vượn

Cao Vít (Nomascus nasutus nasutus) ở khu Bảo tồn loài và sinh cảnh (đề xuất) Phong Nậm - Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng với những kiến nghị bảo tồn, FFI Hà Nội Việt Nam.

20. Nguyễn Thuỷ (2007), Đánh giá tài nguyên rừng có sự tham gia của cộng

đồng và khả năng ứng dụng trong việc lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng, Viện Điều tra Qui hoạch rừng, Thanh Trì - Hà Nội.

21. Lưu Hoàng Yến (2008) Đánh giá vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý và bảo tồn vườn Quốc gia Cúc Phương, Luận văn thạc sĩ khoa

học.

22. Uỷ ban nhân dân xã Ngọc Côn, (2008), Báo cáo tình hình thực hiện mục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất chương trình giáo dục bảo tồn tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh loài vượn cao vít huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng​ (Trang 62)