Xã Ngọc Côn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất chương trình giáo dục bảo tồn tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh loài vượn cao vít huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng​ (Trang 34 - 38)

Chương 3 : Đặc điểm cơ bản của khu vực nghiên cứu

3.2. Điều kiện dân sinh kinh tế xã hội

3.2.5. Xã Ngọc Côn

Theo Nghị định số:183/2007/NĐ- CP của Chính phủ, xã Ngọc Côn được thành lập với 2.367,63 ha diện tích đất tự nhiên, đến năm 2010 cả xã có 535 hộ với 2.523 nhân khẩu. Xã Ngọc Côn gồm có 09 đơn vị hành chính trong đó có 07 xóm giáp biên giới quốc gia, với đường biên giới dài 13,5km đó là Đông Si - Nà Dào, Pác Ngà - Bo Hay, Phia Muông, Pò Peo, Phia Mạ, Khưa hoi, Keo giáo, Bản mài, Phia Siểm.

Dân số

Theo số liệu điều tra năm 2010 xã Ngọc Côn có 535 hộ với 2523 khẩu. Với 3 dân tộc cùng chung sống đó là Tày, Nùng, Kinh (Xem bảng 3.2)

Bảng 3.2. Dân số xã Ngọc Côn năm 2010

TT Dân tộc Số hộ Số nhân khẩu Ghi chú Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (khẩu) Tỷ lệ (%) 1 Tày 533 99.63% 2509 99.45% 2 Nùng 2 0.37 10 0.4% 3 Kinh 4 0.15% Tổng 535 100.00 2523 100.00

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của ban dân số KHHGĐ xã Ngọc Côn, 2011)

chiếm 99.45%; dân tộc Nùng có 2 hộ chiếm 0.37 % với 10 khẩu chiếm 0.4 %; dân tộc Kinh có 4 người chiếm 0.15%, dân tộc Kinh là người từ dưới xuôi lên lấy vợ (chồng) người Tày. Con cái của họ khai sinh lấy dân tộc Tày và sinh hoạt theo phong tục dân tộc Tày.

Văn hóa xã hội

- Về giáo dục: Công tác xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh, tỉ lệ con em đến trường đạt 100%, phát động phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, nói không với tiêu cực trong thi cử. Xã có 01 trường mầm non, 02 trường tiểu học. Trong đó có 163 học sinh tiểu học với 20 giáo viên giảng dạy, số trẻ mẫu giáo 119 em với 08 giáo viên. Theo kết quả kiểm tra của phòng Giáo dục các trường đều đạt loại khá. Cơ sơ vật chất trường học được nhà nước quan tâm đầu tư, nhà trường đã chăm lo bán trú được cả lớp 1, 2. Bên cạnh đó xã còn nhiều khó khăn như thiếu trang thiết bị dạy và học, nơi vui chơi cho các cháu mầm non…

- Về y tế: Hàng tháng có tổ chức tiêm phòng thực hiện đầy đủ chương trình mục tiêu quốc gia như chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ mang thai, cân trẻ hàng tháng phòng chống suy dinh dưỡng, tổ chức tuyên truyền vận động bà mẹ trẻ em khám sức khoẻ định kỳ, cấp thuốc bảo hiểm cho nhân dân theo đúng quy định. Tuy nhiên, hiện nay Trạm y tế xã Ngọc Côn chưa được xây dựng nên công tác khám chữa bệnh còn phụ thuộc vào trạm y tế xã Ngọc Khê do đó vẫn còn nhiều khó khăn trong việc chăm sóc sức khoẻ của người dân.

- Giao thông: Các xóm đã có đường bê tông nông thôn với chiều dài 3030m. Công trình đường cầu ngầm Phia Siểm - Keo Giáo đang được tiếp tục thi công. Trụ sở UBND, mở rộng trụ sở Trạm y tế xã với diện tích 659.2m2

đang được khởi công xây dựng.

cho sinh hoạt hàng ngày cũng như trong sản xuất.

- Hệ thống thủy lợi được xã quan tâm chú trọng. Trong năm qua xã đã chỉ đạo các xóm chủ động tu sửa, nạo vét mương phai, đảm bảo nguồn nước tưới cho sản xuất được 3000m kênh mương.

- Thông tin liên lạc: Việc liên lạc của người dân phụ thuộc vào bưu điện văn hóa xã, đồng thời là thư viện để bà con trong xã đến đọc và tìm hiểu kỹ thuật phục vụ sản xuất, cuộc sống. Hiện nay khoảng 95% số hộ được xem truyền hình, 80% số hộ có điện thoại.

Nhận xét

+/ Thuận lợi

- Địa bàn hai xã Ngọc Khê, Ngọc Côn được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều và hệ thống sông Quây Sơn chạy xung quanh địa bàn hai xã rất thuận lợi cho việc gây trồng các loại cây nông nghiệp, địa hình bị chia cắt bởi các dãy núi và thung lũng thảm thực vật phong phú có nhiều loài đặc hữu, đây cũng là tiềm năng cho phát triển ngành lâm nghiệp và sinh kế cho người dân vùng đệm KBT.

- Là các xã vùng sâu, vùng xa, giáp biên giới nhưng nhân dân hai xã luôn nhận được sự quan tâm, ưu ái của nhà nước. Cơ sở hạ tầng đang dần hoàn thiện, công tác giáo dục, y tế luôn được quan tâm phát triển, 100% các xóm có điện, phần lớn các xóm đã có đường bê tông thôn bản tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu buôn bán của người dân, đồng thời là các xã giáp biên giới nên có nhiều thuận lợi trong việc giao lưu, buôn bán trao đổi hàng hóa với nước bạn

- Thông tin liên lạc phát triển, người dân được tiếp thu với nhiều nền văn hóa mới qua các phương tiện báo chí, truyền hình, điện thoại...

+/ Khó khăn và tồn tại

- Địa hình chủ yếu là đồi núi, bị chia cắt bởi các dãy núi và thung lũng người dân thiếu đất canh tác sản xuất nông nghiệp.

- Người dân ở đây là đồng bào các dân tộc Tày và Nùng. Sản xuất chính phụ thuộc vào ngành nông, lâm nghiệp truyền thống, chủ yếu là làm nương rẫy và phụ thuộc vào Tài nguyên rừng.

- Cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn và thiếu thốn đặc biệt là về y tế và trường học, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.

- Trình độ nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế việc tiếp thu với nền văn hóa mới, chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng còn gặp nhiều khó khăn.

- Các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm về tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho người dân còn ít và không đồng đều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất chương trình giáo dục bảo tồn tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh loài vượn cao vít huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng​ (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)