Khí hậu, thuỷ văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất chương trình giáo dục bảo tồn tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh loài vượn cao vít huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng​ (Trang 28 - 29)

Chương 3 : Đặc điểm cơ bản của khu vực nghiên cứu

3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.3. Khí hậu, thuỷ văn

Khí hậu

Khí hậu chung của khu vực Trùng Khánh là á nhiệt đới ẩm với nhiệt độ trung bình năm 16-20oC, mùa lạnh dài trên 4 tháng, lượng mưa trung bình năm vừa phải từ 1.500 - 2.500mm, mùa khô ngắn, thường dưới 2 tháng.

Nhiệt độ trung bình năm thay đổi từ 19,8oC ở độ cao 500m đến 18oC ở độ cao 800m. Trên các đỉnh cao trên 800m, nhiệt độ hạ thấp hơn một chút. Biên độ nhiệt năm lớn 14,5oC. Mùa lạnh kéo dài 5 tháng từ tháng 11 đến tháng 3 tại độ cao 500m và kéo dài đến 7 tháng từ tháng 10 đến tháng 4 ở độ cao trên 800m. Lượng mưa trung bình năm vào loại vừa (1.665,5mm), không

có tháng khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10. Các tháng 11 đến tháng 3 mưa ít nhưng vẫn lớn hơn hai lần trị số của nhiệt độ. Độ ẩm tương đối trung bình thấp nhất của không khí thấp, chỉ đạt 62%.

Thuỷ văn

Gồm có hai nhánh sông chính của sông Quây Sơn bắt nguồn từ Trung Quốc tách ra chảy theo hai hướng là qua các xã Ngọc Côn, Ngọc Khê và Phong Nậm. Nhánh thứ nhất (Ngọc Côn - Ngọc Khê) chảy qua Đông Si – Nà Giào - Tử Bản – Pác Ngà – Bó Hay thuộc xã Ngọc Côn - Ngọc Khê với chiều dài 18km, rộng trung bình 9m. Nhánh thứ hai (Phong Nậm) chảy qua Đá Bè – Nà Hâu – Nà Chang - Giộc Rùng của xã Phong Nậm rồi chảy về xã Ngọc Khê qua Giộc Sung – Pác Thay - Đổng Đoạ với chiều dài 14m, rộng trung bình 8m. Hai nhánh này chảy qua ba xã và bao quanh KBT rồi gặp nhau tại Giàng Nốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất chương trình giáo dục bảo tồn tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh loài vượn cao vít huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng​ (Trang 28 - 29)