Ảnh hưởng của chế độ giữ nước đến sinh trưởng thể tích (V) của rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ ngập nước đến sinh trưởng của cây tràm (melalleuca cajuputi) ở vườn quốc gia u minh thượng tỉnh kiên giang​ (Trang 85 - 87)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Quan hệ giữa sinh trưởng với chế độ ngập nước thích hợp để duy trì sinh

4.3.3. Ảnh hưởng của chế độ giữ nước đến sinh trưởng thể tích (V) của rừng

Thể tích cũng là một nhân tố biểu thị khách quan sinh trưởng của cây rừng, thể tích là sự tổng hợp của đường kính và chiều cao, 1 loài cây cùng tuổi sinh trưởng trong cùng điều kiện lập địa và cùng hồn cảnh, có cùng đường kính hoặc chiều cao nhưng thể tích có thể là khơng như nhau. Cũng như sinh trưởng về D và H nghiên cứu sinh trưởng về thể tích cũng tính các chỉ tiêu thể tích trung bình qua các năm, Zv , ∆v, Pv%,

Kết quả tính các chỉ tiêu thể tích trung bình qua các năm, Zv , ∆v, Pv% của 17 cây giải tích đại diện cho 5 trạng thái rừng tràm tại khu vực được tập hợp ở bảng 4-16

Bảng 4-16. Sinh trưởng, tăng trưởng, suất tăng trưởng trung bình về thể tích cây tràm ở VQG U Minh Thượng giai đoạn 2002 – 2009

TTR Chỉ tiêu TTKC TTBD TTTB TTM TTS V 0.031 0.012 0.0119 0.0035 0.0060 ZV 0.0074 0.0039 0.00403 0.0019 0.0021 ∆V 0.0021 0.0016 0.0017 0.00065 0.00095 PV% 11.62 43.84 48.02 58.51 47.52

Hình 4-25. Sinh trưởng và tăng trưởng về thể tích của 5 trạng thái rừng Tràm VQG UMT giai đoạn 2002 - 2009

Thể tích bình qn cây tiêu chuẩn của trạng thái rừng TTKC là lớn nhất (0,031 m3), nhỏ nhất là trạng thái TTM (0,0035 m3). Nếu bỏ qua trạng thái rừng tràm khơng cháy năm 2002 thì thể tích bình qn chung của cây tiêu chuẩn ở trạng thái rừng tràm tái sinh trên than bùn dầy là lớn nhất, tiếp đó là trạng thái rừng tràm tái sinh trên than bùn trung bình. Rừng tràm tái sinh trên đất sét và than bùn mỏng có thể tích bình qn của cây tiêu chuẩn là nhỏ nhất.

Tăng trưởng thường xuyên hàng năm của trạng thái rừng TTKC là lớn nhất 0,0074 m3 trạng thái TTM là nhỏ nhất 0,0019 m3. Khi tính tốn thể tích cây tiêu chuẩn không cháy ở các tuổi từ 1 đến 8 (lúc này rừng tràm chưa bị cháy và chế độ ngập nước theo tự nhiên) thấy lớn hơn rất nhiều so với thể tích của cây tiêu chuẩn

cùng tuổi trên các trạng thái bị ngập nước điều đó chứng tỏ mức độ ngập nước đã ảnh hưởng đến tăng trưởng thể tích cây tràm tại khu vực

Tăng trưởng bình quân chung của rừng Tràm TTKC là lớn nhất 0,0021 m3, rừng Tràm TTM có tăng trưởng bình qn nhỏ nhất 0,00065 m3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ ngập nước đến sinh trưởng của cây tràm (melalleuca cajuputi) ở vườn quốc gia u minh thượng tỉnh kiên giang​ (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)