Tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ ngập nước đến sinh trưởng của cây tràm (melalleuca cajuputi) ở vườn quốc gia u minh thượng tỉnh kiên giang​ (Trang 39 - 42)

Chương 3 : ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.3. Tình hình kinh tế xã hội

3.3.1. Dân số, lao động

Dân số sinh sống trong Vùng đệm VQG 18.852 người với 3.675 hộ bao gồm 3.396 hộ thuộc dân tộc Kinh, 278 hộ dân tộc Khmer và 1 hộ dân tộc Hoa. Bình quân mỗi hộ có 5,6 nhân khẩu; 52% dân cư trong vùng đệm là phụ nữ [35].

Các hộ dân trong vùng đệm được nhận đất để sản xuất theo mơ hình nơng hộ, trung bình mỗi hộ nhận khốn 3,2 ha đất sản xuất theo mơ hình Nơng-Lâm-Ngư kết hợp.

3.3.2. Tình hình kinh tế

3.3.2.1. Hiện trạng kinh tế

Đa phần dân cư sinh sống trong vùng đệm VQG có trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán còn lạc hậu. Việc thâm canh tăng vụ cũng như áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, nên năng suất và sản lượng còn rất thấp. Sản lượng lương thực bình quân đầu người mới đạt 173kg/đầu người/năm. Số hộ nghèo chiếm 14,5%. [35]

3.3.2.2. Tình hình sản xuất nơng lâm nghiệp - Hiện trạng đất đai:

Tổng diện tích đất tự nhiên của vùng đệm là 13.069 ha, đất lâm nghiệp là 4.032 ha trong đó đất có rừng là 3.245,7 ha (chiếm 80,5% diện tích đất lâm nghiệp). Tuy nhiên, trong những năm gần đây cây Tràm mang lại hiệu quả kinh tế không cao nên một số hộ dân phá bỏ Tràm để sản xuất nông nghiệp. [35]

Bảng 3-1. Hiện trạng đất đai vùng đệm

TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ %

Tổng DT tự nhiên 13.069 100

1 Đất nông nghiệp 6.599 50,5

2 Đất lâm nghiệp 4.032 30,9

3 Đất chuyên dùng 2.392,4 18,3

4 Kênh 45,6 0,3

(Nguồn: Phịng Nơng nghiệp và PTNT huyện U Minh Thượng, 2008) - Tình hình sản xuất nơng nghiệp:

Sản xuất nông nghiệp là nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình. Hệ thống cây trồng nông nghiệp ở xã rất đa dạng, nhưng sản phẩm chính vốn là lúa gạo, rau màu.

Sản xuất nông nghiệp trong vùng đệm chủ yếu phụ thuộc vào tự nhiên, đất canh tác bị thối hố, chua phèn nặng do khơng được bón phân, cải tạo, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu. Giống mới đã được nhân dân địa phương du nhập vào nhưng thiếu sự hướng dẫn kỹ thuật, thiếu đầu tư phân bón, thuốc trừ sâu nên năng suất cịn thấp. Về chăn ni kỹ thuật cịn lạc hậu, dịch bệnh thường xảy ra hàng năm nhưng thiếu hệ thống dịch vụ thú y tại địa phương. Mặt khác do thiếu vốn nên việc đầu tư giống mới cho chăn ni chưa được chú ý. Nhìn chung sản xuất nơng nghiệp của nhân dân địa phương chủ yếu cịn mang nặng tính tự túc tự cấp, chưa có đầu tư sản xuất hàng hố.

- Tình hình sản xuất lâm nghiệp:

Trồng rừng sản xuất là một thế mạnh của vùng đệm nhưng những năm gần đây giá gỗ Tràm liên tục giảm nên nhiều hộ dân đã phá bỏ cây Tràm để cấy lúa. Chính vì vậy, cơng tác bảo vệ rừng khơng được quan tâm chú trọng, các vụ cháy rừng trong vùng đệm thường xuyên xảy ra vào mùa khô.

Sản xuất lâm nghiệp tại địa phương chưa phát triển, chưa khai thác được thế mạnh của vùng. Nhân dân vốn có kinh nghiệm trồng Tràm từ xưa nhưng do thiếu

quy hoạch, thiếu vốn, công tác bảo vệ gặp nhiều khó khăn, diện tích rừng chất lượng chưa cao. Nếu được quy hoạch, được đầu tư vốn và hướng dẫn kỹ thuật đúng mức sẽ khơi dậy được tiềm năng sản xuất lâm nghiệp của người dân địa phương làm cho độ che phủ của rừng được tăng lên, đời sống kinh tế được cải thiện.

3.3.3. Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng vùng đệm VQG U Minh Thượng cịn nhiều bất cập, giao thơng đi lại gặp nhiều khó khăn, chủ yếu bằng phương tiện đường thủy. Hiện nay mới chỉ có 5/11 ấp trong vùng đệm có điện sinh hoạt [35].

3.3.4. Y tế

Tình hình sức khỏe của các cộng đồng cư dân vùng đệm cũng giống như tình trạng thường thấy trong các cộng đồng nông thôn nghèo ở khắp Việt Nam. Thu nhập thấp, mức bảo đảm lương thực cho mỗi hộ cũng thấp và các tiêu chuẩn dinh dưỡng thấp đó là kết quả của nguồn thực phẩm khơng thích hợp, thiếu hạ tầng cơ sở và khơng có các dịch vụ hỗ trợ, do đó dẫn tới các rối loạn về sức khoẻ như là suy dinh dưỡng và lao. Các trạm y tế xã rất thiếu thốn về nhân sự và yếu kém về trang thiết bị và có trạm ở xa nơi có người ở đến 17 km khoảng các này phải đi bằng thuyền mới tới. Cứ mỗi 10.000 dân chỉ có 9 cán bộ y tế và mỗi 1.000 dân chỉ có 1 giường bệnh [35].

3.3.5. Giáo dục

Có 43 điểm trường tiểu học nằm rải rác trong vùng đệm. Trong đó chỉ có 6 điểm trường là có kiến trúc kiên cố, 37 điểm trường cịn lại chỉ là những chòi sơ sài được dựng lên do nhu cầu gia tăng về phòng học trong khu vực [35].

Giáo viên bị thiếu hụt trầm trọng, có giáo viên phải dạy tới 2 ca 1 ngày. Phần lớn trẻ em lớp 1 và lớp 2 phải đi bộ hoặc đi thuyền tới 2 km để đến trường. Học sinh nào muốn tiếp tục học cấp III phải đi xa đến tận các thị trấn lớn hơn như Huyện An Minh, huyện U Minh Thượng và Tp. Rạch Giá. Phần lớn các gia đình khơng đủ khả năng để cho con đi học. Thiết bị giáo dục cũng thiếu trầm trọng, phần lớn các trường khơng có điện, nước và phịng vệ sinh, trong một số trường khơng có đủ cả bàn và ghế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ ngập nước đến sinh trưởng của cây tràm (melalleuca cajuputi) ở vườn quốc gia u minh thượng tỉnh kiên giang​ (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)