Phân bố rừngTràm và các hệ sinh thái xung quanh trong khu vực VQG UMT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ ngập nước đến sinh trưởng của cây tràm (melalleuca cajuputi) ở vườn quốc gia u minh thượng tỉnh kiên giang​ (Trang 56 - 67)

Mặc dù rừng Tràm chiếm ưu thế trong phần lớn khu vực đầm lầy than bùn, nhưng hệ thực vật trong khu vực VQG U Minh Thượng cũng khá đa dạng. Dựa vào mật độ che phủ, thời gian sinh trưởng của Tràm, sự chen lẫn với các loài thực với nhau và những quần xã thực vật khác, có nhiều đơn vị lớp phủ được ghi nhận trong khu vực VQG U Minh Thượng.

Từ kết quả giải đoán ảnh viện thám và khảo sát thu thập dữ liệu ngoài thực địa, xử lý nội nghiệp, có 5 đơn vị và 38 đơn vị phụ của lớp phủ được phân chia

Bảng 4-5. Các đơn vị lớp phủ thực vật trong khu vực VQG U Minh Thượng năm 2009.

TT Đơn vị lớp phủ Diện tích Tọa độ

(meters)

(ha) Kinh tuyến Vĩ tuyến

I Rừng Tràm 1.595.04 1 Tràm lớn, dầy 370,75 507905,0 1062463.28 2 Tràm lớn, trung bình 182,3 507347.1 1064039.90 3 Tràm già, thưa 358,05 508588.2 1065263.44 4 Tràm nhỏ, dầy 243,89 510968.3 1059578.75 5 Tràm vừa, trung bình 200,33 510354.8 1059049.20 6 Tràm nhỏ, thưa 218,87 510213.6 1059409.34 7 Tràm khá thưa 20,85 511789.8 1064776.14 II Rừng Tràm - Thực vật khác 2.851,39 8 Tràm nhỏ, dầy – Sậy 2,06 512442.7 1059567.46 9 Tràm nhỏ, trung bình - Sậy 1.343,29 508170,0 1058642.55 10 Tràm lớn – Sậy, Bèo 42,42 510071.3 1063844.42 11 Tràm nhỏ - Bèo Cái 107,52 510905.7 1056965.90 12 Tràm trung bình, thưa – Bồn Bồn 13,05 506753.3 1058490.50

13 Tràm trung bình, thưa – Choại 88,6 509255.6 1067402.44

14 Tràm thưa – Sậy Bồn Bồn 91,35 507450.3 1058549.79

15 Tràm nhỏ - Sậy, Năng 1163,1 513357.9 1062708.83

III Quần xã Bèo Cái 2.065,47

16 Bèo Cái dầy 674,12 512055.2 1065162.06

17 Bèo Cái – Bồn Bồn 115,67 513742.7 1061571.07

18 Bèo Cái – Choại, Tràm rải rác 298,49 513072.3 1058419.80

TT Đơn vị lớp phủ Diện tích Tọa độ

(meters)

(ha) Kinh tuyến Vĩ tuyến

21 Bèo – Súng, Tràm 211,41 510929.1 1063381.53

IV Quần xã Bồn Bồn 722,62

22 Bồn Bồn – Năng, Bèo Tai Chuột 72,94 509482.5 1062315.4

23 Bồn Bồn thưa 22,19 512335.7 1056390.86

24 Bồn Bồn - Tràm, Bèo Tai Chuột 585,02 509256.2 1059188.67

25 Bồn Bồn – Tràm, Súng 42,47 511911.9 1055770.67

V Mặt nước – Thực vật thủy sinh 606,6

26 Mặt nước: Sứng – Bồn Bồn, Tràm 17,71 510787.8 1055643.77

27 Mặt nước: Bồn Bồn - Tràm 91,2 509758.1 1057240.53

28 Mặt nước: Bồn Bồn - Súng 50,81 511734.4 1057241.20

29 Mặt nước: Bèo - Tràm 71,07 512242.1 1053412.76

30 Mặt nước: Rong Đuôi Chồn - Súng 375,81 509060.8 1061988.46

VI Khác

31 Rạch tự nhiên 18,56 506602.9 1059556.70

32 Sậy – Cây tạp 137,45 509694,0 1058557.69

33 Đất trống 0,47 510552.6 1062510.96

Tổng cộng 8.038

(Nguồn: Báo cáo thảm thực vật VQG U Minh Thượng, Lê Phát Quối 2009)

4.2.1.1. Rừng Tràm (Melaleuca forest)

Hiện trạng cho thấy Tràm (Melaleuca cajuputi), với độ che phủ từ 20 – 80% chiếm ưu thế trong toàn bộ khu vực VQG U Minh Thượng, với diện tích khoảng 4.446,43 ha, trong đó có 1.595,04 ha rừng Tràm với mật độ thưa đến dầy. Mặc dù phần lớn Tràm bị chết sau trận cháy năm 2002, nhưng vẫn còn một phần diện tích Tràm lớn được xem là rừng Tràm bán tự nhiên còn lại trên đầm lầy than bùn.

Theo kết quả phân chia trong đơn vị rừng Tràm, có 5 đơn vị lớp phủ rừng Tràm trong khu vực VQG: 1) Tràm trưởng thành, mật độ dầy, 2) Tràm trưởng

thành, mật độ trung bình, 3) Tràm trưởng thành, mật độ thưa, 4) Tràm nhỏ, mật độ dầy, và 5) Tràm vừa, mật độ trung bình.

1) Tràm trưởng thành mật độ dầy (Dense old-growth Melaleuca): Đây là dãy rừng Tràm còn sót lại sau trận cháy năm 2002, với diện tich khoảng 370,75 ha. Hầu hết Tràm có mật độ trung bình và có độ che phủ khoảng trên 70%, và có độ tuổi trên 15 năm. Thân Tràm cao trung bình khoảng từ 15 – 30 m. Một dãy Tràm nằm cạnh kênh Ngang là chỗ cộng đồng Dơi (Pteropus sp.) dùng làm nơi trú ngụ.

2) Tràm trưởng thành mật độ trung bình (Moderate old-growth Melaleuca): Đây cũng là dãy rừng Tràm còn sót lại sau trận cháy năm 2002, với diện tích khoảng 182,30 ha. Tràm có độ tuổi trên 12 năm, có độ che phủ trung bình từ 40 – 60 %. Phần lớn dãy rừng Tràm này nằm cạnh rừng Tràm trưởng thành có mật độ dầy. Giữa những cụm Tràm có một số loài thực vật khác như Sậy (Phragmites vallatoria), Choại (Stenochlaena palustris), một số nơi có Bèo cái và Bèo Tai Chuột

(Salvina cucullata) nhưng mật độ không nhiều.

3) Tràm trưởng thành, mật độ thưa (Sparse old-growth Melaleuca): Đây là là những dãy Tràm có chiều ngang khá nhỏ, phần lớn Tràm đều lớn tuổi phân bố không đồng đều dọc theo bên những con rạch nhỏ bên trong VQG. Chiếm diện tích khoảng 358,05 ha. Quan sát cho thấy những cụm Tràm có độ tuổi trên 12 năm, tạo thành từng cụm hoặc thành từng dãy thưa. Xung quanh những dãy Tràm có nhiều thực vật khác như Sậy (Phragmites vallatoria), và những loài thực vật thủy sinh như Bèo Cái (Pistia stratiotes), Bèo Tai Chuột (Salvina cucullata), Rong Đuôi Chồn (Haloragaceae),…

4) Tràm nhỏ mật độ dầy (Dense young-growth Melaleuca): Đây là cánh rừng Tràm có độ tuổi khoảng 7 - 8 năm, có độ che phủ trên 70 %, ở khu trung tâm của VQG, có diện tích vào khoảng 243,89 ha. Tràm phát triển trên khu vực àm tầng than bùn có đồ dầy lớn nhất ( > 1 m), nên có địa hình cao nhất trong khu vực VQG U Minh Thượng.

mật độ Tràm khá dầy và độ che phủ khá cao, so với những khu vực khác. Mặc dù có vài nơi xuất hiện một số cây bụi như Sậy (Phragmites vallatoria) hoặc dây leo như Choại (Stenochlaena palustris), nhưng mật độ rất thưa. Qua ảnh vệ tinh cho thấy mật độ Tràm của khu đơn vị lớp phủ này có sự khác biệt so với khu vực xung quanh

5) Tràm tuổi trung bình, mật độ trung bình (Moderate medium-growth

Melaleuca): Bao bọc xung quanh cánh rừng Tràm có mật độ dầy và một số cụm Tràm nằm rải rác ở cận các con rạch nhỏ trong khu vực VQG là cánh rừng Tràm tái sinh trung bình có độ che phủ từ 40 – 60 %. Diện tích của cánh rừng này chiếm khoảng 200,33ha. Do mật độ Tràm trung bình nên có những cụm cây bụi như Sậy (Phragmites vallatoria), Bèo Cái (Pistia stratiotes) xuất hiện rải rác, mật độ khá thấp, trong đơn vị lớp phủ Tràm trung bình.

6) Tràm thưa – Bèo (Sparse young-growth Melaleuca - Pristia): Những vạt rừng Tràm có độ che phủ thấp, chỉ khoảng 30 – 40 %, có diện tích khoảng 218,78 ha. Phân bố chủ yếu ven rìa của vạt đất than bùn trong khu trung tâm và một phần nhỏ diện nằm rải rác trong khu vực của VQG. Tràm phục hồi và tái sinh sau trận cháy năm 2002 nên có độ tuổi từ 7 – 8 năm. Có địa hình hơi thấp và bị ngập nước khá nhiều nên mật độ và tạo lớp phủ không cao. Xen lẫn giữa những cánh rừng Tràm là những cây bụi, thực vật thủy sinh, nhưng mật độ không cao, không ổn định. Qua khảo sát cho thấy những cụm Sậy (Phragmites vallatoria) bị chết khá nhiều trong những cánh rừng Tràm thưa.

7) Tràm khá thưa (Open Melaleuca – water): Những cụm Tràm với thân cây không đồng đều phân bố rải rác trong những vùng ngập nước gặp khá nhiều trong khu vực ngập nước của VQG; có diện tích khoảng 20,85 ha. Một số loài thực vật thủy sinh có thể gặp trong khu vực này, nhưng mật độ không đáng kể như Súng Ma (Nymphaea nouchali), Bèo Cái (Pistia stratiotes), Bèo Tai Chuột (Salvina

Rừng Tràm còn còn nhỏ, mật độ khá dầy nằm ở khu vực cao nhất

Rừng Tràm trung bình nằm ven rừng Tràm dầy trong khu vực đất than bùn

Những cụm Tràm phân bố rải rác ở những vùng trũng bị ngập

Những khu vực thấp nhất hoàn toàn không có sự xuất hiện của cây Tràm

Hình 4-14. Những hệ sinh thái rừng tràm ở VQG U Minh Thượng

4.2.1.2. Rừng Tràm xen cây bụi, thực vật thủy sinh (Melaleuca mixded with shrubs, aquatic plants)

Trong khu vực VQG U Minh Thượng, có một diện tích khá lớn, khoảng 2.851,39 ha, rừng Tràm phát triển xen với những cây bụi và những loài thực vật thủy sinh. Chính sự hiện diện của những loài thực vật khác ngoài Tràm đã làm tăng sự đa dạng sinh học thực vật trong khu vực đất than bùn U Minh Thượng.

Dựa vào mật độ Tràm, thành phần và mật độ của những loài thực vật xen với Tràm, có 7 đơn vị phụ được ghi nhận: 1) Tràm nhỏ, mật độ dầy xen với Sậy (Phragmites vallatoria), 2) Tràm lớn xen với Sậy (Phragmites vallatoria) và Bèo Cái (Pistia stratiotes), 3) Tràm nhỏ, mật độ trung bình xen với Sậy (Phragmites

bình mật độ thưa xen với Choại (Stenochlaena palustris), 6) Tràm trung bình, mật độ thưa xen với Bồn Bồn (Typha angustifolia L.), 7) Tràm thưa xen với Sậy (Phragmites vallatoria), Bồn Bồn (Typha angustifolia L.), và 8) Tràm nhỏ,mật độ thưa xen với Sậy (Phragmites vallatoria), Năng Ống (Eleocharis dulcis).

1) Tràm nhỏ, mật độ dầy xen Sậy (Dense young-growth Melaleuca – Phragmites): Đây là những dãy Tràm với mật độ khá dầy xen lẫn với những cụm Sậy (Phragmites vallatoria) chạy dọc theo bờ của một số con kênh trong khu vực VQG. Với diện tích chỉ khoảng 2,06 ha, nhưng do phân bố dọc theo kênh nên đơn vị này tạo thành những dãy dài có thể nhận ra khá rõ rệt trên ảnh vệ tinh.

2) Tràm lớn xen Sậy – Bèo Cái (Old-growth Melaleuca - Phragmitex - Pistia): Những vạt Tràm lớn xen lẫn với Sậy (Phragmites vallatoria) và Bèo Cái (Pistia stratiotes) chiếm một diện tích khoảng 42,42 ha nằm trên vùng đất sét có tầng mặt hữu cơ (Humic Fluvisols) trong khu vực VQG. Tràm phát triển không đồng đều, thân cây bị ngã xiêu vẹo do bị ngập nước thường xuyên. Nhiều cụm Sậy cũng bị chết dần do ngập nước quá cao, trong khi Bèo Cái thì phủ đầy những khoảng trống bên trong rừng Tràm.

3) Tràm nhỏ, mật độ trung bình xen với sậy (Moderate young-growth

Melaleuca – Phragmites): Đây là những cánh rừng Tràm có độ tuổi từ 7- 8 năm, có

độ che phủ trung bình khoảng từ 60 – 70 % trên vùng đất sét có sự chen lẫn khá nhiều Sậy (Phragmites vallatoria). Chiếm diện tích khá lớn vào khoảng 1.343,29 ha, và phân bố khá rộng trên những vùng đất sét có tầng mặt hữu cơ (Humic

Fluvaquents) và đất có tầng than bùn cạn (Histic Fluvaquents) trong khu vực VQG

U Minh Thượng.

Do bị ngập nước nhiều năm nên một số thân cây Tràm không được lớn và không thẳng đứng như Tràm trên vùng đất ngập nước theo mùa. Ngoài những cụm Sậy xen lẫn trong cánh rừng Tràm, một số nơi còn có sự hiện diện của một số loài thực vật thủy sinh như Bèo Cái (Pistia stratiote), Bèo Tai Chuột (Salvina cucullata),…

4) Tràm nhỏ, mật độ thưa xen lẫn Bèo Cái (Sparse young-growth Melaleuca

– Pistia): Đây là một vạt Tràm phát triển không được tốt do ngập nước, mật độ khá thưa và có độ che phủ khá thấp chỉ khoảng 20 – 30 % xen lẫn với những vạt Bèo Cái (Pistia stratiotes). Với diện tích khoảng 107,52 ha, và phân bố chủ yếu ở những khu vực trũng thấp bị ngập nước khá cao xung quanh khu trung tâm đất than bùn và rải rác ở những nơi khác trong khu vực VQG.

5) Tràm trung bình, mật độ thưa xen lẫn bồn bồn (Sparse medium-growth Melaleuca – Typha): Những cánh rừng Tràm trong khu vực bị ngập nước, nơi có thực vật thủy sinh là Bồn Bồn (Typha angustifolia L.) phát triển tạo thành một sinh cảnh Tràm xen Bồn Bồn. Diện tích của đơn vị lớp phủ này không nhiều, chỉ khoảng 13,05ha; phân bố rải rác thành từng cụm nhỏ gần như nơi bị ngập nước khá cao phía Nam của VQG. Ngoài Bồn Bồn, một số loài thực vật thủy sinh khác như Súng Ma

(Nymphaea nouchali) cũng xuất hiện trong khu vực Tràm – Bồn Bồn, nhưng mật độ

và mức độ phân bố của các loài thủ sinh này không nhiều.

6) Tràm trung bình, mật độ thưa xen với Choại (Sparse medium-growth Melaleuca – Stenochlaena): Choại (Stenochlaena palustris) hiện diện khá nhiều và phân bố chủ yếu ở những nơi có địa hình trung bình đến hơi cao hơn so với địa hình chung của khu vực VQG U Minh Thượng. Dọc theo một số con kênh ranh và kênh bên trong khu vực VQG là nơi có địa hình tương đối cao nên Choại thường phát triển khá nhiều;. do đó, những cánh rừng Tràm ở dọc theo hai bên kênh thì thường được xen lẫn bởi những dây Choại. Ngoài ra, do mực nước được giữ quá cao trong nhiều năm nên Tràm bị ngã tạo thành lớp thực bì bên dưới tạo điều kiện thuận lợi cho Choại phát triển xen lẫn với Tràm. Theo giải đoán và khảo sát cho thấy Tràm xen lẫn với Choại chiếm khoảng 88,6 ha trong khu vực VQG U Minh Thượng.

Tràm xen lẫn với Bồn Bồn

(Typha angustifolia )

Rừng Tràm xen lẫn với dây leo Choại

(Stenochlaena palustris)

Sinh cảnh Tràm xen lẫn với Sậy (Phragmitex

vallatoria) và Năng Ống (Eleocharis dulcis)

Sinh cảnh quần xã Bèo Cái (Pistia

stratiotes) – Bồn Bồn (Typha angustifolia)

Hình 4-15. Hệ sinh thái rừng tràm xen lẫn với các loài thực vật khác

7) Tràm trung bình, mật độ thưa xen Sậy, Bồn Bồn (Sparse medium-growth

Melaleuca mixed Typha - Phragmitex): Rừng Tràm có độ tuổi trung bình từ 5 – 7

năm, mật độ thưa xen lẫn với những cụm Sậy và Bồn Bồn; với diện tích khoảng 91,35 ha. Do ngập nước nhiều năm nên thực vật thủy sinh phát triển trong khu vực này, chiếm ưu thế là Bồn Bồn (Typha angustifolia L.). Một số loài thủy sinh khác như Rong Đuôi Chồn (Haloragaceae), Súng Ma (Nymphaea nouchali) cũng xuất hiện trong những vùng trãng nhưng mật độ không đáng kể. Sậy (Phragmitex

vallatoria ) xuất hiện thành từng cụm, hoặc thành từng dãy ở những nơi có địa hình

8) Tràm nhỏ, mật độ thưa xen lẫn Sậy – Năng Ống (Sparse young-growth Melaleuca- Phragmites - Eleocharis): Do điều kiện giữ nước nên Tràm phát triển không tốt, do đó Tràm thưa, độ che phủ khoảng 20 % chiếm một diện tích đáng kể trong khu vực VQG U Minh Thượng. Chen lẫn giữa những cánh Tràm thưa là Sậy (Phragmitex vallatoria) và rải rác trong khu vực này là Năng Ống (Eleocharis

dulcis). Diện tích của rừng Tram chen lẫn Sậy và Năng Ống chiếm đến 1.163,1 ha.

Do điều kiện ngập nước khá cao nên Năng Ống phát triển không đồng đều và khó ghi nhận nếu quan sát không kỷ.

4.2.1.3. Thực vật thủy sinh (Aquatic plants)

Trong điều kiện ngập nước quanh năm, ngoài cây Tràm, cộng đồng thực vật với nhiều loài thủy sinh phát triển trong khu vực VQG U Minh Thượng. Phổ biến nhất là Bèo Cái (Pistia stratiotes), Bèo Tai Chuột (Salvina cucullata), Bồn Bồn (Typha angustifolia L.), Rong Đuôi Chồn (Haloragacea), Súng Ma (Nymphaea

nouchali), Thủy Nữ Ấn (Nymphoides indica),…

Dựa vào tính đồng nhất và ưu thế của một số loài thực vật khác nhau trong quẩn xã, một số đơn vị lớp phủ của quần xã thực vật thủy sinh được phân chia trong khu vực VQG U Minh Thượng. Trong đó, quần xã Bèo Cái và xen lẫn các loài thủy sinh khác có đến 2.065,47 ha.

1) Bèo Cái

Bèo Cái (Pistia stratiotes) phát triển khá nhiều trong khu vực VQG U Minh Thượng. Bèo Cái hiện diện từ kênh, rạch cho đến những cánh rừng, những vùng ngập nước. Theo những khu vực kênh, Bèo Cái gây trỡ ngại cho việc di chuyển tàu, ghe.

Trong khu vực VQG U Minh Thượng, Bèo Cái hiện diện ở mật độ khác nhau. Một quần thể Bèo Cái với mật độ lên đến 95 %, hoặc phát triển xen với những loài thực vật thủy sinh khác. Bèo Cái cũng chen lẫn giữa những cụm rừng Tràm và cả trong những dãy Sậy (Phragmitex vallatoria) tạo thành những quần thể thực vật đa dạng.

2) Bồn Bồn (Typha angustifolia)

Bồn Bồn (Typha angustifolia) là một trong những loài thực vật thủy sinh khá phổ biến trong khu vực

đất ngập nước của VQG U Minh Thượng. Bồn bồn phân bố khá đa dạng thành từng quần thể đơn thuần và tạo thành những quần xã khi xen lẫn với những loài thủy sinh cũng như những cây bụi, Tràm trong khu vực này.

Tùy vào mật độ và sự chen lẫn giữa những

loài thực vật khác, 5 đơn vị lớp phủ của Bồn Bồn, với diện tích khoảng 740,33 ha, được phân chia như sau: 1) Bồn Bồn dầy, 2) Bồn Bồn thưa, 3) Bồn Bồn xen Tràm

rải rác, 4) Bồn Bồn xen với Súng, Tràm rải rác, và một đơn vị khác là 5) Súng xen

Bồn Bồn, Tràm rải rác.

Nhận xét: Qua nghiên cứu phân bố của rừng tràm và các hệ sinh thái xung quanh ở Vườn quốc gia U Minh Thượng nhận thấy: Với những chế độ ngập nước theo mùa khác nhau ở khu vực đã hình thành nên những kiểu trạng thái rừng đặc trưng khác nhau. Rừng tràm thường phần bố ở những nơi cao nhất trong vườn quốc gia và ở địa hình cao sinh trưởng và phát triển tốt hơn so với ở địa hình thấp (ở địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ ngập nước đến sinh trưởng của cây tràm (melalleuca cajuputi) ở vườn quốc gia u minh thượng tỉnh kiên giang​ (Trang 56 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)