Những khuyến nghị cho chế độ quản lý nước thích hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ ngập nước đến sinh trưởng của cây tràm (melalleuca cajuputi) ở vườn quốc gia u minh thượng tỉnh kiên giang​ (Trang 87)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4. Những khuyến nghị cho chế độ quản lý nước thích hợp

Theo kết quả nghiên cứu thì Tràm là lồi cây chịu được ngập nhưng khơng phải là loài cây ưa ngập. Chúng có khả năng phát triển rễ ngang trong nước. Tuy nhiên, khi nước ngập sâu lâu ngày thì điều kiện yếm khí làm các rễ phát triển kém, chủ yếu rễ nổi trong nước, không tiếp xúc được đến đất. Hệ rễ kém phát triển nên cây tràm khó đồng hố được dinh dưỡng trong đất và kém chống đỡ sức nặng của thân cây, dễ đổ gẫy. Kinh nghiệm của người dân cho thấy thời gian chịu ngập tự nhiên của cây tràm thường từ 6-7 tháng. Vì vậy, quản lý thủy văn cho bảo tồn rừng tràm là phải đảm bảo cho thời gian phơi cạn ít nhất là 5 tháng. Mực nước chịu ngập tự nhiên của cây tràm là ở mức 50-60 cm. Vượt q độ sâu này tình trạng yếm khí sẽ làm cho rễ tràm không phát triển được, dẫn đến đổ gẫy và chết yếu. Trong điều kiện ngập nước lâu ngày các rễ ngang phát triển vào nước, các rễ còn lại trong đất thường gần như ngừng phát triển, bị thối một phần hoặc hồn tồn. Vì vậy, rút nước đột ngột có thể làm cho cây tràm bị chết vì rễ trên thân bị treo khơng phát được tác dụng, còn các rễ dưới đất đã bị chết hoặc thương tổn do ngập nước lâu ngày.

Khi nghiên cứu về phân bố của rừng tràm và các hệ sinh thái xung quanh tại vườn quốc gia U Minh Thượng nhận thấy: Với những chế độ ngập nước theo mùa khác nhau ở khu vực đã hình thành nên những kiểu trạng thái rừng đặc trưng khác nhau. Rừng tràm thường phần bố ở những nơi cao nhất trong vườn quốc gia và ở địa hình cao sinh trưởng và phát triển tốt hơn so với ở địa hình thấp (ở địa hình cao cây tràm dầy hơn và sinh trưởng mạnh hơn cả về đường kính và chiều cao). Ở những khu vực ngập nước quanh năm hầu như không thấy sự xuất hiện của cây Tràm mà thay vào đó là các lồi thực vật thủy sinh đặc trưng như: Bèo cái, bèo tai chuột, Súng ma… Như vậy, rõ rang mức độ ngập nước khác nhau đã ảnh hưởng đến sự phân bố của rừng tràm tại khu vực Vườn quốc gia U Minh Thượng, và chính do đặc điểm này mà nơi đây đã hình thành nên rất nhiều kiểu trạng thái rừng với mức độ đa dạng sinh học tương đối cao.

- Chế độ ngập nước khác nhau (thời gian ngập và mức độ ngập) đã ảnh hưởng đến cấu trúc rừng tràm ở khu vực nghiên cứu. Đường kính trung bình, chiều cao trung bình, độ tàn che, tỷ lệ cây tốt của rừng tràm ở Vườn quốc gia U Minh Thượng đều có xu hướng tỷ lệ nghịch với chiều sâu ngập nước. Nghĩa là ở những khu vực ngập nước càng sâu thì sinh trưởng và phẩm chất cây càng kém và ngược lại

- Mức độ ngập nước khác nhau (trạng thái rừng khác nhau) đã ảnh hưởng đến sinh trưởng và tăng trưởng đường kính cây tràm tại khu vực. Sinh trưởng, tăng trưởng đường kính cây tràm tỷ lệ nghịch với mức độ ngập nước, nghĩa là ở những nơi ngập sâu sinh trưởng và tăng trưởng đường kính kém hơn so với những nơi ngập nông. Ngập nước lâu ngày đã làm biến đổi quy luật sinh trưởng và tăng trưởng đường kính của rừng tràm tại khu vực

Vậy để tạo điều kiện cho Tràm sinh trưởng phát triển tốt nhất thì phải hạ thấp mực nước ngập so với hiện nay, việc hạ thấp mực nước ngập cần được tiến hành một cách khoa học đảm bảo để rễ Tràm có thể trở lại phát triển vào trong đất bình thường.

Mặt khác, khi nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ giữ nước đến nguy cơ cháy rừng, đề tài “Nghiên cứu chế độ ngập nước thích hợp đảm bảo phịng chống cháy

và duy trì sinh trương rừng tràm ở hai vườn quốc gia U Minh Thượng và U Minh Hạ” do TS. Trần Quang Bảo chủ trì đã đưa ra kết luận: Độ ẩm lớp thảm khơ

trong những ngày khơ nóng nhất có liên quan đến độ sâu mức nước ngầm. Khi mực nước ngầm cách mặt đất, hoặc mặt than bùn dưới 100cm thì lớp thảm khơ trong những ngày nóng nhất có độ ẩm vật liệu cháy thấp hơn 12%, tốc độ bén lửa cao và dễ dàng gây cháy lớn. Khi mực nước ngầm cách mặt đất khơng q 50cm thì vật liệu cháy trong những ngày nóng nhất có độ ẩm vượt quá 20%, khả năng bén lửa thấp và ít nguy hiểm với cháy rừng. Như vậy, để đảm bảo an toàn cho rừng tràm tự nhiên trên than bùn khỏi lửa cháy thì độ sâu mực nước ngầm cần được duy trì ở mức nhỏ hơn 50cm cách mặt than bùn

Từ các kết quả nghiên cứu và kế thừa ở trên, đề tài đưa ra một số khuyến nghị về chế độ quản lý nước đảm bảo sinh trưởng rừng tràm tại khu vực như sau:

- Hạ thấp mực nước hiện tại và duy trì mực nước khơng thấp hơn mặt than bùn quá 50 cm trong suốt mùa khô, chế độ giữ nước này phù hợp đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa mục tiêu giữ nước phòng cháy và đảm bảo cho cây tràm có thể phát triển được.

Do phân bố độ cao mặt đất của vườn quốc gia khơng đều. Ở phía Nam mặt đất cao hơn. Ở phía Bắc mặt đất thấp hơn. Thực ra thì sự khác biệt về độ cao chủ yếu do than bùn tạo nên. Độ chênh cao mặt đất sét ở các phân khu khác nhau không rõ rệt.

Vì độ cao khơng giống nhau vì vậy việc hạ thấp mực nước ngầm xuống dưới 50cm theo kết quả nghiên cứu là không thể thực hiện được cho toàn bộ vườn quốc gia. Để thực hiện được phương án hạ thấp mực nước ngầm cần phải phân chia vườn quốc gia U Minh Thượng thành các phân khu. Mỗi phân khu có một chế độ quản lý nước riêng.

Căn cứ vào độ cao có thể chia vườn quốc gia thành 2 khu vực, khu vực phía Bắc và khu vực phía Nam, phân chia giữa chúng là kênh ngang trung tâm. Tuy nhiên khu vực phía Bắc được phân chia thành 2 phần do con đường lớn từ ngoài vào trung tâm.

Hình 4-26. Vườn quốc gia U Minh Thượng khi chia thành 3 phân khu theo địa hình

Vì vậy, trong quản lý ở giai đoạn trước mắt với nguồn kinh phí hạn hẹp có thể chia vườn quốc gia thành 3 phân khu và quản lý thủy văn cho từng phân khu theo nguyên tắc:

+ Quản lý thủy văn phải đảm bảo cho sự phát triển bình thường của cả thực vật và động vật, trong đó có các lồi chim, thú. Vì vậy, cần đảm bảo có diện tích

mặt đất khơng bị ngập trong thời gian từ 5 tháng trở lên cho sinh trưởng cây tràm và có những diện tích hồn tồn khơng bị ngập để có nơi ở cho thú rừng.

+ Quản lý thủy văn phải đảm bảo cho sự tồn tại của than bùn. Không tạo dịng chảy ngang lớn, khơng để thời gian nước ngầm sâu hơn 30cm dưới mặt than bùn quá 3 tháng, không tháo nước quá sâu dưới than bùn.

+ Quản lý thủy văn đảm bảo không để mực nước xuống sâu hơn mặt than bùn quá 50cm gây nguy cơ cháy rừng.

+ Chấp nhận một tỷ lệ diện tích nhất định có nguy cơ cháy rừng vào thời kỳ khơ hạn nhất nhưng khơng có nguy cơ cháy cao. Vì độ cao than bùn khơng bằng nhau, nên nếu giữ nước đảm bảo mọi nơi đều khơng có nguy cơ cháy thì nhiều nơi sẽ bị ngập sâu làm thay đổi hoàn cảnh sinh thái của vườn quốc gia. Diện tích rừng có nguy cơ cháy vào cuối mùa khơ phải nhỏ hơn 20% diện tích rừng.

+ Quản lý nước cần tạo ra nhiều sinh cảnh để đảm bảo mơi trường thích hợp cho sự tồn tại của nhiều giống loài khác nhau trong hệ sinh thái rừng tràm.

+ Hiện tại có thể quản lý nước theo 2 bậc, nhưng do sự khác biệt lớn về độ cao mặt than bùn mà trong tương lai cần quản lý nước theo 3 hoặc 4 bậc đảm bảo cho ít nhất có 70% diện tích vườn quốc gia thuận lợi cho phục hồi rừng tràm

Trong mỗi phân khu quản lý nước cần xác định cao trình mực nước theo thời gian. Cao trình mực nước ở các phân khu được hiểu là chuỗi độ cao mực nước cần duy trì cho từng ngày để đảm phòng cháy và duy trì sinh trưởng rừng tràm. Cao trình mực nước đảm bảo sinh trưởng và phòng chống cháy rừng tràm được xây dựng trên cơ sở kết hợp với hệ thống đóng mở cống đảm bảo q trình tích nước vào những tháng cuối mùa mưa vừa đủ để bù cho lượng bốc hơi sao cho đến cuối mùa khô, đảm bảo mực nước xấp xỉ 50cm dưới mực than bùn vào thời kỳ khô hạn nhất. Như vậy, sẽ có được mức ẩm ướt an tồn cho phòng cháy và thời gian mặt đất được phơi cạn cần thiết cho sinh trưởng của cây tràm

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

VQG U Minh Thượng là một trong hai khu đầm lầy đất than bùn lớn nhất còn lại của Việt Nam (khu còn lại là U Minh Hạ),. Với sự tổ hợp của nhiều yếu tố tự nhiên đã hình thành một hệ thực vật và những hệ sinh thái khá đặc trưng của vùng đầm lầy than bùn, đồng thời được công nhận là một trong ba vùng bảo tồn đất ngập nước được ưu tiên đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu Long. Rừng đầm lầy than bùn U Minh Thượng đóng vai trị rất quan trọng trong việc ngăn ngừa hiện tượng acid hóa tầng đất mặt và nước mặt, trữ nước ngọt, làm khu vực sinh sản và sinh sống của các loài cá, các loài động vật giáp xác, và lọc nước bề mặt. Do đó, rừng đầm lầy đất than bùn mang lại những lợi ích về mơi trường và sinh kế cho các cộng đồng sống ở các khu vực xung quanh.

Tính đa dạng sinh học trong từng hệ sinh thái trong khu vực VQG U Minh Thượng được xem là khá đặc biệt so với những khu bảo tồn thiên nhiên khác trong vùng hạ lưu châu thổ sông Mekong.

Rừng chiếm ưu thế bởi Tràm (Melalleuca cajuputi), và với độ tuổi, cách phân bố, sự đan xen giữa các quần xã bên trong tùy theo mức độ ngập nước đã tạo thành những kiểu rừng khác nhau và cũng tạo thành những đơn vị sinh thái rừng khác nhau.

Vùng đầm lầy ngập nước với những quần thể và quần xã thực vật thủy sinh như Rong Đuôi Chồn (Haloragaceae) xen lẫn Súng Ma (Nymphaea nouchali), hoặc Thủy Nữ Ấn (Nymphoides indicum), Bèo Tai Chuột (Salvinia cucullata), Bồn Bồn (Typha angustifolia),.. tạo thành một hệ sinh thái với sự đa dạng về sinh cảnh của VQG U Minh Thượng.

Trảng cỏ ngập nước theo mùa, với những quần xã thực vật như Năng Ống (Eleocharis dulcis), Sậy (Phragmites vallatoria),…cũng là một trong những hệ sinh thái quan trọng tại đây. Tuy nhiên, do bị ngập nước quá cao và nhiều năm nên hệ sinh thái này đã bị suy giảm đáng kể.

Những loài thực vật khác như Dương xỉ (Acrostichum s.), Choại (Stenochlaena palustris) phát triển xen lẫn với những thực vật khác cũng tạo thành những sinh cảnh đặc trưng trong khu vực VQG.

Kiểu phân bố của các quần xã, quần thể thực vật cũng tạo nên tính đa dạng mơi trường sống cho những lồi động vật. Nhiều loài chim đã được ghi nhận sinh sống, cứ trú trên những quần xã thực vật như vậy, và sự phân bố đa dạng hệ động thực vật đã hình thành nhiều sinh cảnh riêng trong khu vực VQG U Minh Thượng.

Sau trận cháy rừng Tràm vào năm 2002, việc giữ mực nước quá cao quanh năm đã làm suy giảm những hệ sinh thái bên trong VQG. Những cánh rừng Tràm đổ ngã và cánh đồng Sậy bị chết do bị ngập nước quá cao nhiêu năm, đã tạo thành một hệ sinh thái khá nghèo nàn và sơ xác. Đồng cỏ ngập nước theo mùa là bã\i thức ăn của một số loài chim nước chỉ còn rải rác ở những khu vực trảng. Việc ngập nước quá cao và hầu như quanh năm như vậy đã tạo môi trường không thuận lời cho một số lồi thực vật q phát triển. Dây Nắp Bình (Nepenthes mirabilis) hiện diện trong khu rừng Tràm nhưng hiện nay khơng cịn nhiều.

Như đã trình bày, một phần diện tích vùng lõi của VQG U Minh Thượng nằm trên đầm lầy than bùn. Vai trò của than bùn được đánh giá là khá quan trong trong việc hình thành mơi trường lưu giữ carbon, tạo sinh cảnh đặc thù trong vùng đất ngập nước,… Do đó, nếu cháy rừng, Tràm có thể phục hồi qua con đường tái sinh hoặc có thể trồng lại, nhưng đất than bùn sẽ bị hủy hoại. Nếu để than bùn bị quá khô và oxy xâm nhập vào bên trong tầng làm cho vật liệu đất bị oxid hóa cũng làm cho than bùn bị suy giảm. Tuy nhiên, việc giữ nước ngập quanh năm sẽ làm suy giảm hệ sinh thái và đa dạng sinh học của vùng đầm lầy than bùn U Minh Thượng.

Do đó, một trong những vấn đề cần nên quan tâm trong công tác phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên trong khu vực VQG U Minh Thượng là việc nghiên cứu thử nghiệm một mơ hình quản lý nước – lửa để có thể bảo tồn và phục hồi thảm thực vật, các hệ sinh thái và tính đa dạng sinh học trong vùng đầm lầy than bùn của VQG U Minh Thượng có hiệu quả hơn.

- Chế độ ngập nước theo mùa khác nhau ở khu vực đã hình thành nên những kiểu trạng thái rừng đặc trưng khác nhau. Rừng tràm thường phần bố ở những nơi cao nhất trong vườn quốc gia và ở địa hình cao sinh trưởng và phát triển tốt hơn so với ở địa hình thấp (ở địa hình cao cây tràm dầy hơn và sinh trưởng mạnh hơn cả về đường kính và chiều cao). Ở những khu vực ngập nước quanh năm hầu như không thấy sự xuất hiện của cây Tràm mà thay vào đó là các lồi thực vật thủy sinh đặc trưng như: Bèo cái, bèo tai chuột, Súng ma… Như vậy, rõ rang mức độ ngập nước khác nhau đã ảnh hưởng đến sự phân bố của rừng tràm tại khu vực Vườn quốc gia U Minh Thượng, và chính do đặc điểm này mà nơi đây đã hình thành nên rất nhiều kiểu trạng thái rừng với mức độ đa dạng sinh học tương đối cao

- Chế độ giữ nước trong VQG UMT: độ cao mặt nước được duy trì trung bình cả năm trong giai đoạn 2002 - 2009 đều cao hơn mặt than bùn nơi cao nhất khoảng 20cm. Độ cao mặt nước trung bình của các tháng trong VQG được giữ cao nhất là 24,17 cm (năm 2007), thấp nhất là -55,08 cm (năm 2002) so với mặt than bùn nơi cao nhất.

- Chế độ ngập nước khác nhau đã ảnh hưởng đến cấu trúc rừng tràm ở khu vực nghiên cứu. Đường kính trung bình, chiều cao trung bình, độ tàn che, tỷ lệ cây tốt của rừng tràm ở Vườn quốc gia U Minh Thượng đều có xu hướng tỷ lệ nghịch với chiều sâu ngập nước. Nghĩa là ở những khu vực ngập nước càng sâu thì sinh trưởng và phẩm chất cây càng kém

- Do ngập nước sâu và lâu ngày nên rừng Tràm tại khu vực nghiên cứu sinh trưởng chậm về D, H và V. Tăng trưởng thường xuyên hàng năm, tăng trưởng bình qn chung về đường kính biến đổi khơng theo quy luật chung, liên tục giảm theo tuổi.

- Diễn biến chế độ giữ nước trong khu vực VQG UMT đã có ảnh hưởng lớn

đến phân bố rừng Tràm, đặc biệt chế độ nước đã tác động mạnh tới sinh trưởng phát triển của rừng Tràm trong khu vực. Những nơi có độ cao mực nước càng lớn và bị ngập càng lâu dài thì sinh trưởng kém đi, tăng trưởng không theo quy luật nhất định. Như vậy, tốc độ sinh trưởng của rừng Tràm trong khu vực tỷ lệ nghịch với độ cao mực nước ngập- Tại các trạng thái rừng khác nhau thì phân bố số cây theo chiều

cao và đường kính là khác nhau. Trạng thái rừng Tràm khơng bị cháy có số cây phân bố ở cỡ kính lớn và chiều cao lớn đường kính trung bình là 35,28 cm chiều cao trung bình 11,66 m, trạng thái rừng Tràm phục hồi trên đất than bùn mỏng tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ ngập nước đến sinh trưởng của cây tràm (melalleuca cajuputi) ở vườn quốc gia u minh thượng tỉnh kiên giang​ (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)