Điều kiện thổ nhưỡng Vườn Quốc gi aU Minh Thượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ ngập nước đến sinh trưởng của cây tràm (melalleuca cajuputi) ở vườn quốc gia u minh thượng tỉnh kiên giang​ (Trang 42 - 47)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Đặc điểm điều kiện lập địa ở khu vực có mức ngập nước khác nhau tại Vườn

4.1.1. Điều kiện thổ nhưỡng Vườn Quốc gi aU Minh Thượng

Trong khu vực Vườn Quốc gia U Minh Thượng hiện nay tồn tại chủ yếu 3 loại đất là: (1)-đất than bùn trên nền phèn tiềm tàng, (2)-đất than bùn trên nền phèn hoạt động, (3)- đất phèn hoạt động.

Theo kết quả phỏng vấn toàn bộ khu vực trước đây đã từng có lớp than bùn dày tới 3m. Chiều dày than bùn bị mất dần sau mỗi lần cháy. Tuỳ điều kiện khơ hạn của mỗi vị trí mà lớp than bùn có thể bị cháy nhiều, ít khác nhau. Phần lớn những khu vực trơ đất sét hiện nay là hậu quả của cháy triệt để lớp than bùn hình thành nên. ở loại đất này tầng phèn hoạt động xuất hiện nông (<50cm). Phần lớn thực vật ở đây là sậy. Đây là lồi phát tán mạnh, ưa sáng và có thể sinh trưởng bình thường cả trong điều kiện ngập nước. Lớp phủ sậy có cấu trúc dày đặc chiều cao từ 2 đến 4 m.

Trong phần lớn khu vực sậy phát triển mạnh đều có phân bố rải rác những cây tràm tái sinh. Tuy nhiên, chủ yếu gặp được chúng ở những mô đất cao hoặc ở phần trên của gốc những cây tràm đã cháy nhưng chưa mục. Những vị trí này có thời gian khơng ngập nước. Hiện không thấy cây tái sinh tràm ở những nơi nước ngập quanh năm.

Hình 4-2. Đất phèn hoạt động ở nơi khơng có lớp than bùn

Hình ảnh phẫu diện trên đất khơng có than bùn cho thấy về hình thái và cấu trúc tầng thứ về cơ bản khơng có gì khác biệt so với đất ở nơi có than bùn. Tuy nhiên trong đất xuất hiện những vệt , đám loang lổ mầu nâu. Đây là hệ quả của tình trạng khơ hạn nghiêm trọng trong mùa khơ. Sắt hai đã bị ơ xy hố một phần thành sắt 3 có màu nâu rỉ sắt phủ nên mặt các khe nứt, các kẽ hở mao quản và phi mao quản nói chung.

Trên đất khơng có than bùn tràm vẫn có thể tái sinh và phát triển tốt nếu có một thời kỳ khô cho cây sinh trưởng được. Ngược lại ở nơi ngập nước quanh năm thì hầu như khơng phát hiện thấy tràm tái sinh. chủ yếu là cây cỏ năng hoặc sậy.

Trên mặt cắt của phẫu diện đất (hình 4-2)

cho thấy ngay bên dưới lớp than bùn là tầng sinh phèn xuất hiện ở độ nông sâu khác nhau. Những nơi tầng sinh phèn xuất hiện sâu là đất than bùn phèn tiềm tàng; những nơi tầng sinh phèn xuất hiện nơng đã hình thành phèn hoạt động.

Ở những nơi có nhiều nhơm đất phèn thường có màu sáng, nước trong. Ngược lại ở những nơi có nhiều sắt, đất thường có màu nâu, nâu đen, nước thường có màu nâu đen

Tầng than bùn: Về mặt hình thái, có thể chia thành 2 loại: Than bùn đen có độ phân giải cao, bị nén chặt nằm ở phần dưới; than bùn nâu có cấu trúc bở rời, một vài nơi còn chứa thân gổ mục, nằm ngay trên lớp than bùn đen.

Than bùn còn lại sau cháy chủ yếu là than bùn đen, chặt có bề dày thay đổi từ 35 – 63cm . Đây là lớp dưới của than bùn, có tỷ trọng cao hơn. Đất chặt nên khả năng thẩm ngấm nước bằng mao quản tốt hơn. Lớp than bùn đen thường ẩm hơn các lớp than bùn mầu nâu, xốp ở phía trên. Vì vậy, chúng thường khó cháy hơn. Chỉ trong trường hợp thời tiết rất khơ, ở những vị trí xa các kênh nước, độ ẩm của chúng mới giảm thấp đến mức có thể xảy ra cháy.

+ Khi cháy rừng xảy ra lớp than bùn thường khơng bị cháy hồn tồn. Lớp trên xốp và khơ hơn thường bị cháy nhanh chóng. Lớp than phía dưới thường chặt

và ẩm hơn. Tuỳ địa hình cao hay thấp, tình trạng thời tiết khơ hạn kéo dài hay ngắn, mực nước ngầm đã bị rút sâu hay nơng v.v... mà lớp than bùn có thể cháy sâu hay nông khác nhau. Kết quả điều tra ở U Minh thượng cho thấy sau vụ cháy rừng năm 2002, trung bình lớp than bùn bị cháy khoảng 60cm.

+ Ở một số nơi lớp than bùn mỏng và đã bị rút nước lâu ngày do gần kênh trở nên khơ kiệt và bị cháy hồn tồn. Phơi trên bề mặt là đất sét.

Trên mặt đất sau khi cháy rừng để lại lớp tro dày từ 5-10 cm. Kết qủa phân tích cho thấy tro có tính kiềm (pH: 8.40), độ mặn khá cao (EC: 4.5 mS/cm), hàm lượng Fe+3, S04-2 hoà tan và tổng số đều cao (Fe+3 : 17.2 mg/ 100g, S04-2 hoà tan : 0.45 %, S04-2 tổng sổ : 1.45 %).

Về hình thái than bùn ở Vườn quốc gia U Minh Thượng có thể chia làm hai loại, than bùn đen ở dưới sâu và than bùn nâu xốp nhẹ ở phần trên. Kết qủa phân tích than bùn cho thấy dung dịch nước của than bùn có phản ứng a xít (pH than bùn đen : 4.20 ; pH than bùn nâu: 4.05 ), độ mặn của than bùn (EC:1.16) và hàm lượng lân đễ tiêu thấp ( P205 Than bùn đen : 3.2mg/100g và P205 than bùn nâu : 4.3 mg/100g).

Về địa mạo có thể phân chia Vườn quốc gia U Minh Thượng thành 2 vùng: (1)- vùng đầm lầy than bùn và (2)- vùng phẳng giữa gềnh và lạch triều cổ.

Vùng đầm lầy than bùn phân bố chủ yếu ở những khu vực có độ cao mặt đất trung bình dưới 0.5 m . Trong vùng này mặt đất thấp, tầng sinh phèn nông. Phần lớn đất phèn hoạt động đều phân bố ở vùng đầm lầy hoặc lạch triều cổ. ở những đầm lầy than bùn khi bị cháy triệt để thường tái sinh tràm rất khó khăn . Nguyên nhân chủ yếu do đây là vùng trũng trong mùa mưa nước ngập kéo dài hạt tràm không này mầm được.

Vùng phẳng giữa gềnh và lạch triều cổ phân bố ở những nơi có độ cao mặt đất trên 0.5m, tầng sinh phèn tương đối sâu. Mặt đất thường tương đối cao. Khi mất lớp than bùn, hoặc cháy làm giảm độ cao lớp than bùn, do bị ơ xy hố mạnh tầng sinh phèn và trở nên hoạt động. Tái sinh tràm ở khu vực này thuận lợi hơn vì đất

Hình 4-4. Đất dưới rừng tràm có tầng than bùn mỏng sau cháy năm 2002

Độ cao lớp than bùn thay đổi nhiều phụ thuộc vào tình trạng bị cháy trước đây. Hiện nay lớp than bùn trong khu vực còn ở mức dao động từ 20 đến 140cm. Sự phân bố của độ cao lớp than ở vườn quốc gia U Minh Thượng được thể hiện ở hình sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ ngập nước đến sinh trưởng của cây tràm (melalleuca cajuputi) ở vườn quốc gia u minh thượng tỉnh kiên giang​ (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)