2.2 Thực trạng hiệu quả tín dụng đối với DNNVV của các NHTM trên địa bàn
2.2.2 Đánh giá hiệu quả tín dụng đối với DNNVV
2.2.2.1. Những kết quảđạt
- Dư nợ cho vay không ngừng tăng qua các năm nhằm giải quyết nhu cầu vốn cho các DNVVN: mặc dù bị khống chế về tốc độ tăng trưởng tín dụng và hàng loạt các chính sách điều hành khác được ban hành liên tục trong thời gian qua nhưng các NHTM đã có những chính sách kiểm soát tăng trưởng tín dụng hợp lý, linh hoạt trong từng thời kỳ để vừa phát triển được hoạt động tín dụng đem lại lợi nhuận cho ngân hàng vừa đảm bảo các tỷ lệ do ngân hàng Nhà nước đặt ra.
- Khả năng sinh lời ở mức khả quan: trong những năm nghiên cứu, mức sinh lời vốn tín dụng của các NHTM ở mức khả quan do quy mô tăng trưởng tín dụng cao, thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của đơn vị và ngày càng tăng thêm cùng với sự tăng trưởng dư nợ.
- Góp phần gia tăng thu nhập từ lãi vay của các NHTM: việc tăng trưởng dư nợ đã góp phần tăng lợi nhuận từ hoạt động cho vay DNNVV của các NHTM tăng dần qua từng năm và từ đó thu nhập từ lãi vay cũng tăng theo.
- Quy mô hoạt động tín dụng tăng: để đạt được lợi nhuận, các NHTM ngày càng mở rộng quy mô hoạt động tín dụng đối với DNNVV thể hiện bởi các doanh
số cho vay ngày càng lớn thêm, tốc độ tăng trưởng tín dụng ngắn hạn cũng như trung dài, hạn tăng liên tục qua các năm.
- Chất lượng tín dụng của các NHTM đối với các DNVVN càng được chú trọng, quan tâm và không ngừng nâng cao: các NHTM ngày càng chú trọng cấp tín dụng đến thành phần kinh tế này và tập trung vào các khách hàng sản xuất kinh doanh có hiệu quả, lành mạnh, các dự án đầu tư có triển vọng tốt. Việc mở rộng tín dụng kết hợp với đa dạng hoá các hình thức tín dụng, cùng với việc mở rộng đối tượng cho vay đã tạo điều kiện cho việc tiếp cận giữa vốn tín dụng ngân hàng với DN được thuận lợi hơn.
- Công tác thẩm định và tổ chức quản lý tín dụng của các NHTM ngày càng được hoàn thiện và nâng cao: các dự án được thẩm định trên nhiều phương diện như: tài chính, thị trường, xã hội, kỹ thuật. Các chỉ tiêu tính toán trong thẩm định được mở rộng, ngoài việc xem xét nguồn trả nợ của dự án, được bổ sung các chỉ tiêu phân tích hiện đại như: điểm hoà vốn, giá trị hiện tại ròng (NPV), tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR), các chỉ tiêu đánh giá liên quan tới việc tiêu thụ, cạnh tranh, tuổi đời dự án,… góp phần giảm thiểu và khống chế rủi ro tín dụng cũng như nâng cao hiệu quả tín dụng tại NH.
- Số lượng sản phẩm dịch vụ ngày càng hoàn thiện, đa dạng hóa: việc đồng hành hỗ trợ, cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho hoạt động SXKD của DN, giúp cho các NHTM tập trung đa dạng các sản phẩm dịch vụ tạo mối quan hệ hợp tác khăng khít hơn, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nâng cao sức cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau, cùng nhau phát triển bền vững.
2.2.2.2. Những hạn chế
Hoạt động kinh doanh ngân hàng là lĩnh vực rất nhạy cảm với những biến động từ phía thị trường, sự thay đổi về kinh tế xã hội và chịu sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý kinh tế. Chính vì vậy, các NH không ngừng đổi mới chính sách kinh doanh, biện pháp thực hiện phù hợp với thực tế, theo hướng hoàn thiện dịch vụ cung ứng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nhưng trong quá trình đổi mới và tự hoàn thiện, các NH thường bị sa lầy vào những khó khăn khiến họ bị mắc kẹt, quá trình phát triển bị gián đoạn. Những vấn đề tồn tại vốn thuộc về hoạt động ngân hàng luôn là mối đe dọa trực tiếp tới sự sống còn của ngân hàng, đồng thời là vấn đề trọng tâm cần giải quyết kịp thời. Thời gian qua, các NHTM trên địa bàn thành
phố đã có những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao tính an toàn- hiệu quả - bền vững trong hoạt động ngân hàng, góp phần hội nhập hoạt động ngân hàng trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, các NHTM gặp phải những khó khăn sau:
- Sự không ổn định về quy mô hoạt động tín dụng của các NHTM. Về cơ cấu tín dụng, doanh số cho vay trung dài hạn còn ít so với cho vay ngắn hạn đối với tín dụng DNNVV. Việc tập trung vào các khoản cho vay ngắn hạn nhằm hạn chế rủi ro là phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại, tuy nhiên điều này đã khiến cho các NH bõ lỡ nhưng cơ hội đầu tư những dự án lớn, có thời gian đầu tư dài hạn.
- Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu cao và DNNVV là khách hàng phát sinh nợ quá hạn nhiều nhất. Tình trạng gia hạn nợ, che giấu nợ quá hạn vẫn còn xuất hiện. Qua các cuộc thanh tra NHNN cho thấy, nhiều khoản vay, nhiều vụ việc sai phạm do cán bộ tùy tiện, bỏ qua quy trình chế độ, không thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên và quy định hiện hành.
- Phân bổ nguồn vốn huy động không đồng đều, phân bổ giữa các đối tượng còn chênh lệch, chủ yếu huy động vốn ngắn hạn dẫn đến không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng.
- Năng lực của nhân viên tín dụng còn hạn chế, trong quá trình thẩm định tín dụng, thẩm định sau cho vay vẫn còn thiếu chính xác. Do đó, có những dự án thiếu khả thi vẫn được vay vốn và có những khách hàng đã có quan hệ tín dụng xấu với các TCTD khác nhưng vẫn được vay vốn.
- Quy trình vay vốn còn nhiều bất cập, các phương pháp tính toán, ấn định tỷ lệ định giá tài sản đảm bảo chưa được thống nhất dẫn đến việc thẩm định còn mắc sai sót.
- Hoạt động tín dụng của các NH tuy có tăng trưởng nhưng không đồng đều, một số NHTM hiệu suất sử dụng vốn trong hoạt động tín dụng chưa cao. Điều này dẫn đến tình trạng lãng phí về vốn trong hệ thống.
- So sánh 2 chỉ số ROA và ROE của ngành ngân hàng với 10 ngành khác cho thấy ROE của ngành ngân hàng ở mức trung bình (thứ 6/10) và ROA ở mức thấp nhất. So với hoạt động ngân hàng các nước trong khu vực và thế giới, chỉ số ROE của các ngân hàng khu vực Đông Nam Á là từ 14%-15% và thế giới thường ở mức 17%.
- Số liệu lợi nhuận của các TCTD tại thời điểm cuối quý, cuối năm thông qua việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro chưa phản ánh đầy đủ các chi phí của TCTD. Điều này thể hiện rõ qua kết quả kinh doanh của hệ thống các TCTD những tháng đầu năm có xu hướng giảm sút, thể hiện qua chênh lệch thu nhập - chi phí lũy kế.
- Đối với hoạt động kinh doanh thì công tác marketing là rất quan trọng để quảng bá hình ảnh của mình, nhưng một số NH không quan tâm nhiều, bộc lộ nhiều hạn chế dẫn đến kém thu hút khách hàng, năng lực canh tranh không cao, phát triển không ổn định.
2.2.2.3. Nguyên nhân của hạn chế
- Nguyên nhân về chính sách kinh tế xã hội và quản lý điều hành của các cơ quan quản lý Nhà nước
+ Chịu hậu quả từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và khủng hoảng nợ công kéo dài ở khu vực châu Âu nên kinh tế thế giới diễn biến không thuận. Tăng trưởng của hầu hết các nền kinh tế phát triển và đang phát triển đạt mức thấp. Thị trường việc làm bị thu hẹp, thất nghiệp gia tăng. Ở trong nước, những vấn đề bất ổn tồn tại nhiều năm qua trong nội tại nền kinh tế chưa được giải quyết triệt để, thiên tai dịch bệnh liên tiếp xảy ra, cùng với bối cảnh bất lợi của tình hình thế giới đã ảnh hưởng mạnh đến SXKD và đời sống dân cư. Lạm phát, lãi suất ở mức cao. Sản xuất có dấu hiệu suy giảm trong một vài tháng đầu năm do tiêu thụ hàng hóa chậm, hàng tồn kho tăng. Điều này gây khó khăn cho cả Ngân hàng và DN.
+ Hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách hỗ trợ hoạt động tín dụng của Chính phủ còn chưa đồng bộ, thiếu những hướng dẫn cụ thể dẫn đến khó khăn cho các bộ phận liên quan trong việc triển khai và thực hiện công tác tín dụng. Chẳng hạn như việc thực hiện thống kê kế toán chưa nghiêm túc, đa số các số liệu quyết toán và báo cáo tài chính của DNNVV chưa thực hiện nghiêm túc, chưa thực hiện theo chế độ kiểm toán bắt buộc, số liệu phản ánh thiếu trung thực và chính xác...hoặc là vai trò và hiệu lực của cơ quan hành pháp chưa đáp ứng được yêu cầu tranh chấp, tố tụng..., chưa bảo vệ chính đáng quyền lợi của người đi vay, gây ra tâm lý co cụm, dè dặt cho cán bộ tín dụng.
+ Hiện, chính sách và cơ chế quản lý vi mô của Nhà Nước đã và đang trong quá trình đổi mới và hoàn thiện. Do vậy, các DNNVV chuyển hướng và điều chỉnh
phương án kinh doanh không theo kịp sự thay đổi của cơ chế chính sách vi mô nên kinh doanh thua lỗ hoặc không đủ điều kiện vay vốn ngân hàng.
- Nguyên nhân từ phía các DNNVV
+ Về nhu cầu vốn: Đa số các DN hiện nay gặp khó khăn chủ yếu là thiếu vốn, khó tiếp cận với các nguồn vốn vay. DNNVV càng khó tiếp cận nguồn vốn vay hơn. Nguyên nhân, do kinh doanh quy mô nhỏ và ít có chiến lược bài bản nên không đủ điều kiện tài sản thế chấp; dự án đầu tư, phương án SXKD không chứng minh được tính khả thi; tình hình tài chính thiếu minh bạch và số liệu không đáng tin cậy…
Cụ thể, DNNVV thường không đảm bảo tính minh bạch trong báo cáo tài chính, sổ sách kế toán chưa được thực hiện đầy đủ, chính xác, minh bạch, công khai. Việc quản lý hoạt động kinh doanh của DN cũng mang tính chất gia đình, báo cáo chính thức thường thấp hơn tình trạng thực tế. Mặt khác, DNNVV thường bán hàng không có hợp đồng, không tuân thủ chế độ phát hành hóa đơn bán hàng, không thanh toán qua ngân hàng...
Tất cả những điều này đã làm cho việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính của DNNVV không đủ độ tin cậy, ảnh hưởng đến quyết định xem xét cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng đối với DN. Do đó, tỷ lệ DNNVV tiếp cận được với vốn vay ngân hàng thấp so với nhu cầu vốn thật sự.
Bên cạnh đó, trong điều kiện nền kinh tế suy giảm, tỷ lệ nợ xấu của các DN có xu hướng tăng nhanh (vì đã “dính” vào dự án bất động sản) nên giờ ngân hàng thận trọng trong cho vay. Trong khi đó, giá cả nguyên liệu đầu vào dùng cho sản xuất tăng, nguồn tín dụng cho sản xuất chưa được khơi thông, hàng tồn kho nhiều, sức mua chung của xã hội giảm… càng làm hoạt động SXKD của các DN kém hiệu quả. Do DNNVV thiếu điều kiện về tài sản thế chấp nên khó tiếp cận với các nguồn tín dụng dài hạn. Vì vậy đành phải chấp nhận tình trạng sản xuất với thiết bị cũ, năng suất thấp, chất lượng sản phẩm không cao và cuối cùng dẫn đến năng lực cạnh tranh bị hạn chế. Đó là lý do nhiều DNNVV phải tạm dừng sản xuất.
Các DNNVV vay ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn, cứ 3- 6 tháng, DN phải đáo hạn một lần. Nếu không vay thì các hoạt động kinh doanh sẽ bị ngừng trệ, nếu phải vay với lãi suất ngất ngưởng, DN cũng chỉ hoạt động cầm chừng. Các DNNVV vay vốn ngân hàng ngắn hạn, đến hạn không trả được nợ, ngân hàng sẽ đưa khoản
nợ của DN sang nhóm 2 (nợ cần chú ý- các khoản nợ quá hạn 10- 90 ngày). Lúc đó khoản nợ của DN sẽ đưa lên hệ thống cảnh báo CIC của toàn hệ thống ngân hàng, đồng nghĩa với việc uy tín của DN bị giảm đi và sẽ không có hy vọng vay vốn ở bất cứ ngân hàng nào một cách thuận lợi... Vì thế, để bảo đảm uy tín, các nhà quản lý DNNVV phải huy động vốn bằng mọi cách, thậm chí chiếm dụng vốn của bạn hàng, vay tín dụng "đen" lãi suất lên tới 9%/tháng để đáo hạn nợ vay ngân hàng.
+ Khó khăn về hàng tồn kho:
Theo thông tin của Bộ Công thương, khó khăn nhất hiện nay chính là lĩnh vực sản xuất hàng hóa để tiêu thụ trong nước, như giấy, thép, đồ may mặc, giày dép, nhựa, ngay như mặt hàng điện tử cũng tồn đọng khá nhiều; mặt hàng xe máy ế ẩm, xe ô tô lắp rắp trong nước cũng tiêu thụ rất chậm....
Nguyên nhân của tình trạng trên chủ yếu là thị trường tiêu thụ, nhiều mặt hàng được người tiêu dùng mua theo mùa. Hiện nay đang là cuối năm học nên tình trạng tiêu thụ giấy đương nhiên là sẽ giảm sút mạnh và đến khi năm học mới chuẩn bị bắt đầu vào tháng 8 dương lịch hàng năm thì tình hình tiêu thụ mặt hàng này chắc chắn sẽ cải thiện rõ rệt.
Hàng may mặc, giày dép, mặt hàng điện tử, sau các đợt khuyến mại dồn dập dịp chuẩn bị bước sang năm mới 2012 và đón Tết Nguyên đán cổ truyền dân tộc, hàng may mặc mùa đông được “ được xả vào cuối mùa” và hàng mùa hè được khuyến mại và đầu mùa, nên sức mua đến nay đã sụt giảm và bão hòa. Các hộ gia đình không thể cứ mua sắm mãi đồ điện tử để sử dụng được, đành rằng thị trường nông thôn còn hết sức rộng lớn nhưng cầu có khả năng thanh toán còn hạn chế.
Mặt hàng thép có liên quan nhiều đến lĩnh vực xây dựng. Thị trường bất động sản đóng băng, thì đương nhiên nguyên liệu, vật liệu xây dựng cũng giảm sút tiêu thụ là điều dễ hiểu. Đành rằng việc siết chặt tín dụng bất động sản có liên quan đến lĩnh vự xây dựng, đến việc tiêu thụ sắt thép nhưng không phải nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân duy nhất. Và do Chính phủ thắt chi tiêu công nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, nên mặt hàng thép và vật liệu xây dựng bán rất chậm.
Từ cuối năm 2011 tới nay, mặc cho các DN SXKD xe máy thi nhau giảm giá, tung "các chiêu" khuyến mãi nhưng thị trường xe máy Việt Nam vẫn hết sức ảm đạm, nhiều đại lý cho biết họ thua lỗ nặng nề.
Việc hàng hóa tồn trọng như phần trên đã nói đó là còn phụ thuộc vào quản trị điều hành kinh doanh của DN, do nghiên cứu thị trường, do mẫu mã, chất lượng, do giá bán, do tiếp thị và thị hiếu, sức mua của thị trường và do quy luật cung cầu của thị trường.
+ Về giá cả hàng hoá nói chung và đặc biệt là chi phí đầu vào như nguyên vật liệu, cước vận tải, điện, nước,… đều có xu hướng tăng cao. Lạm phát cao nói chung và giá cả các đầu vào tăng cao nói riêng đã tác động mạnh đến tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DNNVV cũng như các hộ kinh doanh.
+ Thiếu lực lượng lao động có kỹ năng tay nghề: Không ít DN có quy mô nhỏ và có quy mô vừa cho rằng thiếu lực lượng lao động có kỹ năng tay nghề được xem như một trở ngại đáng kể đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ.
+ Kết cấu hạ tầng cơ sở yếu kém, nhất là hạ tầng cầu cảng và cung cấp điện cũng đang gây khó khăn đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DNNVV, các hộ kinh doanh. Kết cấu hạ tầng cơ sở yếu kém đã góp phần làm tăng chi phí vận tải và phân phối hàng hoá tại các cầu cảng đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DNNVV. Thời gian gần đây, tỷ lệ DNNVV cũng như các DN có vốn đầu tư