- Cần xây dựng kế hoạch thiết thực, bảo vệđược dự án của mình với ngân hàng
Trong việc cho vay vốn, vấn đề lo ngại nhất của ngân hàng là rủi ro tài chính, luôn xem xét và suy tính rất kỹ về các rủi ro có thể xảy ra. DN cần xây dựng
kế hoạch thiết thực, bảo vệ được dự án của mình với ngân hàng. Vì nhiều DN có ý tưởng kinh doanh khá tốt nhưng khi biến ý tưởng đó thành kế hoạch, dự án cụ thể lại rất hạn chế. Chính vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng sớm quyết định, DNNVV nên có các phương án tối ưu và khả thi sử dụng các khoản tiền vay.
- Phải đổi mới quản trị nội bộ, tiếp cận thông tin về thị trường
DN cần chủ động hơn trong việc đổi mới hệ thống quản trị nội bộ, tăng cường công tác phân tích, lập kế hoạch chiến lược, tăng cường quản lý tài chính kết hợp chủ động tìm kiếm cơ hội, hiện thực hoá cơ hội nhằm củng cố các điều kiện để tiếp cận các nguồn vốn. Trước khi đưa hàng hóa hay dịch vụ ra thị trường, các DN cần phải nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu thị trường, quy mô của thị trường, đối thủ cạnh tranh, các thông tin về sản phẩm… Từ đó, các DN có cơ sở xây dựng kế họach, phương án SXKD có hiệu quả. Nhưng để có được những thông tin trên có độ tin cậy và tính chính xác cao, DN cần phải được sự hỗ trợ từ phía các cơ quan chức năng của thành phố, nắm rõ được chính sách phát triển của thành phố.
- Tạo dựng độ tin cậy, uy tín của mình và minh bạch thông tin
Để tối ưu hóa việc tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng, trước hết, các DNNVV phải tạo dựng độ tin cậy và uy tín của mình, đặc biệt là sự trung thực, tính minh bạch về khả năng quản lý, năng lực tài chính, hiệu quả SXKD, cam kết về hiệu quả sử dụng vốn... với các ngân hàng.
DN cần minh bạch hoá trong vấn đề tài chính để vừa giúp bản thân sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn, giảm thiểu chi phí, rủi ro, vừa giúp ngân hàng dễ xem xét, đánh giá dự án của DN và tiên liệu được những rủi ro có thể xảy ra khi có biến động.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế, chế độ báo cáo và sổ sách, chứng từ
kế toán
Vấn đề thực hiện đầy đủ mọi quy định của Nhà nước, pháp luật trong hoạt động SXKD luôn là một yêu cầu bằt buộc đối với mọi DN, trong đó có DNVVN. Nhưng trong tình hình hiện nay, việc các DN trốn thuế, làm gian lận sổ sách kế toán, chứng từ đang ngày càng nhiều nên làm cho các NHTM thường không tin tưởng khi đi vay. Chính vì thế, các DN cần phải thể hiện đúng năng lực tài chính, khả năng của mình và uy tín đối với mọi cơ quan quản lý Nhà nước trong việc chấp
hành các quy định để từ đó tạo lòng tin vào mọi đối tượng mà DN quan hệ, trong đó có ngân hàng.
- Chứng minh được tài sản có giá trị khác ngoài tài sản thế chấp
Trong quá trình đàm phán vay vốn, một đòi hỏi tất yếu là khoản tiền cho vay cần được bảo đảm bởi tài sản thế chấp hợp pháp của DN. Ngoài ra, DN nên chứng minh cho ngân hàng thấy những tài sản hữu hình và tài sản vô hình mà mình đang sở hữu. Đôi khi tài sản vô hình như: giá trị thương hiệu, thị phần, kênh phân phối... còn có giá trị lớn hơn rất nhiều so với tài sản hữu hình. Và, việc nhờ một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá DN sẽ rất hữu ích.
- Xây dựng PR hình ảnh DN phù hợp với năng lực của DN
Chủ động xây dựng kế hoạch, chiến lược SXKD, nghiên cứu áp dụng công nghệ, đổi mới trang thiết bị, tăng năng suất lao động và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Cần tranh thủ sự hỗ trợ của các cơ quan của thành phố về xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, công tác đào tạo cán bộ,… nhằm tận dụng tối đa mọi nguồn lực để phát triển.
- Chấp hành đúng pháp luật, đề cao văn hoá trong kinh doanh
Trong mọi trường hợp DNNVV cần tránh vi phạm pháp luật, vi phạm các cam kết để hình ảnh, thương hiệu của mình có uy tín trong cạnh trạnh và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Có kế hoạch đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý DN
Nâng cao nhận thức về xu thế hội nhập và cạnh tranh quốc tế; chủ động liên kết, hợp tác với các DN trong và ngoài nước để mở rộng sản xuất, kinh doanh, năng lực cạnh tranh. Các DN cũng cần phải kết hợp với các DN khác trong và ngoài nước, học tập những kinh nghiệm, phương pháp hiện đại trong quản lý, sản xuất, kinh doanh; đồng thời thông qua các hiệp hội ngành nghề, tranh thủ sự còn hỗ trợ, bảo vệ dưới sức ép của cạnh tranh.