Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 64)

ĐỐI VỚI DNNVV TẠI CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TP. HCM

3.2.1. Nhóm giải pháp đối với NHTM

- Đa dng hóa các hình thc tín dng cho DNNVV

Ngoài các hình thức cấp tín dụng truyền thống mà trước nay Ngân hàng vẫn thực hiện đối với khách hàng của mình như: chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá … Ngân hàng cần phải phát triển các nghiệp vụ mới như: bảo hiểm, cho thuê tài chính… để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng (đặc biệt là các khách hàng là DNNVV còn nhiều hạn chế về mặt pháp lý).

Ngày này, nhiều DNNVV không đủ vốn tự có để mua tài sản, không đủ điều kiện để vay tín chấp hay tài sản thế chấp không đảm bảo. Có nhu cầu quan hệ vay vốn tại chi nhánh. Nếu cho vay thì mức độ rủi ro sẽ rất cao, vì vậy các NHTM nên phát triển nghiệp vụ cho thuê tài chính vừa giữ được mối quan hệ với khách hàng nhưng mức độ rủi ro lại thấp. Hơn nữa đứng trên góc độ người cho thuê phương thức tài trợ này, có một số lợi ích so với loại tài trợ khác như sau:

+ Bên cho thuê với tư cách là chủ sở hữu về mặt pháp lý, vì vậy họ được quyền quản lý và kiểm soát tài sản theo các điều khoản của hợp đồng cho thuê. Trong trường hợp bên đi thuê không thanh toán tiền thuê đúng thời hạn thì bên cho thuê được thu hồi tài sản, đồng thời buộc bên đi thuê phải bồi thường các thiệt hại .

+ Đối tượng tài trợ được thực hiện dưới dạng tài sản cụ thể gắn liền với mục đích kinh doanh của bên đi thuê, vì vậy mục đích sử dụng vốn được đảm bảo, từ đó tạo tiền đề để hoàn trả tiền thuê đúng hạn.

- Nâng cao cht lượng ca h thng thông tin tín dng

Trong công tác tín dụng, thông tin là yếu tố đóng vai trò quyết định giúp cho Ngân hàng ra quyết định có đầu tư hay không. Các thông tin từ phía khách hàng

cung cấp nhiều khi lại thiếu đầy đủ, chính xác, do vậy cán bộ tín dụng không thể chỉ dựa vào các luồng thông tin do khách hàng cung cấp trong dự án mà cần phải nắm bắt, xử lý các thông tin về mọi vấn đề liên quan đến phương án, dự án từ nhiều nguồn khác nhau.

Mặt khác, tổ chức lưu trữ, thu thập các thông tin về khách hàng, thông tin thị trường, thông tin công nghệ, xây dựng hệ thống cung cấp thông tin chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng,… dựa trên việc sử dụng các phần mềm tin học. Đây sẽ là căn cứ để đánh giá chính xác hơn về khách hàng vay vốn và nâng cao khả năng, tốc độ xử lý, ra quyết định cho vay và đầu tư.

- Nâng cao cht lượng cán b tín dng

Yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của bất cứ một hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con người lại càng đóng một vai trò quan trọng, nó quyết định đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ và hình ảnh của NHTM và từ đó quyết định đến hiệu quả tín dụng của Ngân hàng. Bởi vậy, cần dành một quỹ thời gian để hướng dẫn tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, chú trọng nghiệp vụ marketing, kỹ năng bán hàng, thương thảo hợp đồng và văn hoá kinh doanh. Các NHTM phải chuẩn hoá đội ngũ cán bộ bằng cách:

+ Cử các đại diện xuất sắc đi học tập, tu nghiệp chuyên môn. Có chính sách khen thưỏng cả bằng vật chất lẫn tinh thần khuyến khích cán bộ tín dụng học cao học để nâng cao trình độ chuyên môn, tiếp thu những kiến thức mới nhất phục vụ công việc.

+ Thường xuyên hệ thống hoá lại các văn bản cũ, mới để cán bộ tín dụng nắm bắt được, tập trung đào tạo lý luận, phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đến từng cán bộ.

+ Tổ chức các cuộc hội thảo, tham quan các đơn vị tiên tiến trong nghành, các cuộc thi cán bộ giỏi để các cán bộ có thể học hỏi và rút kinh nghiệm.

Đồng thời phải thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ tín dụng và kiên quyết loại bỏ, thuyên chuyển sang bộ phận khác những cán bộ yếu về tư cách đạo đức, thiếu trung thực, những cán bộ tín dụng thiếu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ.

- Nâng cao cht lượng công tác thm định

Thẩm định là một công đoạn không thể thiếu, là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng quyết định đến quyết định cho vay hay không và xa hơn nữa là ảnh hưởng đến hiệu quả đồng vốn mà ngân hàng bỏ ra. Chất lượng thẩm định đầu vào chính là yếu tố quyết định chất lượng tín dụng đầu ra sau này. Nếu quá trình thẩm định không được xem xét kỹ thì khả năng tiềm ẩn rủi ro tín dụng sẽ cao. Ngoài việc thẩm định theo cơ chế tín dụng quy trình nghiệp vụ của ngành thì cũng cần chú ý các vấn đề sau:

+ Đánh giá kỹ càng năng lực pháp lý, tư cách pháp nhân của DN. Khi cho vay các DNNVV ngoài quốc doanh còn phải đặc biệt lưu ý đến những đặc điểm ghi trong điều lệ DN (về người đại diện trước pháp luật, về người có quyền quyết định vay vốn...) để giảm bớt rủi ro cho khoản tín dụng được cấp ra.

+ Để đánh giá chính xác về năng lực tài chính, khả năng trả nợ, nguồn trả nợ... qua chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính như: khả năng thanh toán, khả năng sinh lời… cần kết hợp với các thông số, kết quả của các DN cùng ngành, của các DN truyền thống.

+ Tổ chức tìm hiểu, thu nhập thông tin, phỏng vấn, tham quan DN… qua đó đánh giá được khả năng điều hành SXKD của ban lãnh đaọ DN qua năng lực tổ chức, trình độ chuyên môn cũng như uy tín của người lãnh đạo đây là những tiêu chuẩn định tính nên phải có sự tinh tế của cán bộ tín dụng mới có thể nhận xét được chính xác.

+ Cán bộ tín dụng nên tìm hiểu, nghiên cứu sâu thêm về các lĩnh vực khác như thẩm định về phương diện kỹ thuật, các thông số kỹ thuật máy móc chất lượng máy móc, để từ đó có thể phát hiện ra những rủi ro tiềm ẩn.

- Ci cách b máy tín dng hot động theo thông l quc tế v qun tr ri ro tín dng

Tách các chức năng tiếp thị, quan hệ khách hàng, thẩm định rủi ro độc lập, quyết định tín dụng và quản lý nợ cùng với việc phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn, đảm bảo tính độc lập, khách quan. Thực hiện sự giám sát và kiểm soát chặt chẽ, thường xuyên của cán bộ các cấp liên quan tới cấp tín dụng và bộ phận kiểm tra và giám sát tín dụng độc lập.

- T chc công tác huy động vn được tt

+ Đa dạng hoá các loại hình tiền gửi, cải tiến gọn nhẹ thủ tục gửi và rút tiền, có thái độ phục vụ tốt nhất đối với khách hàng.

+ Mở rộng mạng lưới huy động vốn trên toàn địa bàn thành phố, thực hiện chủ trương “đến tận ngõ, gõ cửa từng nhà” cần mở rộng các quỹ tiết kiệm gần người dân hơn nữa. Xây dựng hoặc thuê các trụ sở khang trang, thái độ phục vụ của các nhân viên phải niềm nở nhiệt tình tạo niềm tin cho khách hàng.

+ Triển khai nhiều hình thức huy động vốn trọng tâm là các loại hình lãi suất ổn định như :chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu… phục vụ đa dạng các nhu cầu rút tiền gửi như: gửi tiền một nơi rút tiền nhiều nơi, tiền gửi rút tiền tự động.

+ Có mức lãi suất linh hoạt, hấp dẫn mang tính cạnh tranh, chủ động nắm bắt các diễn biến trên thị trường lãi suất để đưa ra một mức lãi suất phù hợp qua đó có thể tư vấn mọi diễn biến của lãi suất cho khách hàng nhằm tạo lập mối quan hệ tốt hơn nữa với khách hàng gửi tiền.

+ Có chính sách khuyến mãi hợp lý cho khách hàng có số tiền gửi lớn, thời gian gửi lâu ổn định, khuyến khích khách hàng gửi dài hạn bằng những mức lãi suất hấp dẫn.

+ Ngoài các hình thức tuyên truyền quảng cáo sản phẩm mới khi có đợt huy động vào những tầm cao điểm cần vốn của ngân hàng, ngân hàng có thể xắp xếp các giao dịch ngoài giờ hành chính, vào các ngày nghỉ hàng tuần để tăng cường thu hút vốn trong dân cư.

+ Nâng cao tốc độ và chất lượng của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt để thu hút tiền gửi thanh toán của khách hàng.

- Hoàn thin và đổi mi chính sách khách hàng

Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, gặp gỡ, trao đổi với DN để hai bên cùng tháo gỡ những vướng mắc và qua đó giúp hai bên hiểu nhau hơn, DN vì ngân hàng và ngân hàng vì sự thành đạt của DN.

3.2.2. Nhóm giải pháp đối với DNNVV

- Cn xây dng kế hoch thiết thc, bo vđược d án ca mình vi ngân hàng

Trong việc cho vay vốn, vấn đề lo ngại nhất của ngân hàng là rủi ro tài chính, luôn xem xét và suy tính rất kỹ về các rủi ro có thể xảy ra. DN cần xây dựng

kế hoạch thiết thực, bảo vệ được dự án của mình với ngân hàng. Vì nhiều DN có ý tưởng kinh doanh khá tốt nhưng khi biến ý tưởng đó thành kế hoạch, dự án cụ thể lại rất hạn chế. Chính vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng sớm quyết định, DNNVV nên có các phương án tối ưu và khả thi sử dụng các khoản tiền vay.

- Phi đổi mi qun tr ni b, tiếp cn thông tin v th trường

DN cần chủ động hơn trong việc đổi mới hệ thống quản trị nội bộ, tăng cường công tác phân tích, lập kế hoạch chiến lược, tăng cường quản lý tài chính kết hợp chủ động tìm kiếm cơ hội, hiện thực hoá cơ hội nhằm củng cố các điều kiện để tiếp cận các nguồn vốn. Trước khi đưa hàng hóa hay dịch vụ ra thị trường, các DN cần phải nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu thị trường, quy mô của thị trường, đối thủ cạnh tranh, các thông tin về sản phẩm… Từ đó, các DN có cơ sở xây dựng kế họach, phương án SXKD có hiệu quả. Nhưng để có được những thông tin trên có độ tin cậy và tính chính xác cao, DN cần phải được sự hỗ trợ từ phía các cơ quan chức năng của thành phố, nắm rõ được chính sách phát triển của thành phố.

- To dng độ tin cy, uy tín ca mình và minh bch thông tin

Để tối ưu hóa việc tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng, trước hết, các DNNVV phải tạo dựng độ tin cậy và uy tín của mình, đặc biệt là sự trung thực, tính minh bạch về khả năng quản lý, năng lực tài chính, hiệu quả SXKD, cam kết về hiệu quả sử dụng vốn... với các ngân hàng.

DN cần minh bạch hoá trong vấn đề tài chính để vừa giúp bản thân sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn, giảm thiểu chi phí, rủi ro, vừa giúp ngân hàng dễ xem xét, đánh giá dự án của DN và tiên liệu được những rủi ro có thể xảy ra khi có biến động.

- Thc hin đầy đủ nghĩa v v thuế, chế độ báo cáo và s sách, chng t

kế toán

Vấn đề thực hiện đầy đủ mọi quy định của Nhà nước, pháp luật trong hoạt động SXKD luôn là một yêu cầu bằt buộc đối với mọi DN, trong đó có DNVVN. Nhưng trong tình hình hiện nay, việc các DN trốn thuế, làm gian lận sổ sách kế toán, chứng từ đang ngày càng nhiều nên làm cho các NHTM thường không tin tưởng khi đi vay. Chính vì thế, các DN cần phải thể hiện đúng năng lực tài chính, khả năng của mình và uy tín đối với mọi cơ quan quản lý Nhà nước trong việc chấp

hành các quy định để từ đó tạo lòng tin vào mọi đối tượng mà DN quan hệ, trong đó có ngân hàng.

- Chng minh được tài sn có giá tr khác ngoài tài sn thế chp

Trong quá trình đàm phán vay vốn, một đòi hỏi tất yếu là khoản tiền cho vay cần được bảo đảm bởi tài sản thế chấp hợp pháp của DN. Ngoài ra, DN nên chứng minh cho ngân hàng thấy những tài sản hữu hình và tài sản vô hình mà mình đang sở hữu. Đôi khi tài sản vô hình như: giá trị thương hiệu, thị phần, kênh phân phối... còn có giá trị lớn hơn rất nhiều so với tài sản hữu hình. Và, việc nhờ một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá DN sẽ rất hữu ích.

- Xây dng PR hình nh DN phù hp vi năng lc ca DN

Chủ động xây dựng kế hoạch, chiến lược SXKD, nghiên cứu áp dụng công nghệ, đổi mới trang thiết bị, tăng năng suất lao động và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Cần tranh thủ sự hỗ trợ của các cơ quan của thành phố về xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, công tác đào tạo cán bộ,… nhằm tận dụng tối đa mọi nguồn lực để phát triển.

- Chp hành đúng pháp lut, đề cao văn hoá trong kinh doanh

Trong mọi trường hợp DNNVV cần tránh vi phạm pháp luật, vi phạm các cam kết để hình ảnh, thương hiệu của mình có uy tín trong cạnh trạnh và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Có kế hoch đào to và nâng cao cht lượng ngun nhân lc qun lý DN

Nâng cao nhận thức về xu thế hội nhập và cạnh tranh quốc tế; chủ động liên kết, hợp tác với các DN trong và ngoài nước để mở rộng sản xuất, kinh doanh, năng lực cạnh tranh. Các DN cũng cần phải kết hợp với các DN khác trong và ngoài nước, học tập những kinh nghiệm, phương pháp hiện đại trong quản lý, sản xuất, kinh doanh; đồng thời thông qua các hiệp hội ngành nghề, tranh thủ sự còn hỗ trợ, bảo vệ dưới sức ép của cạnh tranh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 64)