Quan điểm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với DNNVV của các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 57 - 59)

VỚI DNNVV CỦA CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TP. HCM

3.1.1. Quan điểm phát triển tín dụng đối với DNNVV của các NHTM

Để góp phần vào việc thực hiện những mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của cả nước và để đảm bảo cho yêu cầu hoạt động an toàn và hiệu quả, thì hoạt động tín dụng đối với DNNVV của các NHTM được phát triển theo các quan điểm sau:

- Bám sát các định hướng phát triển kinh tế của nhà nước, của địa bàn được phân công, tích cực, chủ động tìm kiếm các dự án khả thi, có hiệu quả để mở rộng đầu tư.

- Cơ cấu lại mô hình tổ chức quản lý theo tiêu chuẩn của một NHTM hiện đại, lành mạnh về tài chính, có đủ khả năng cung cấp các dịch vụ ngân hàng mới, đa dạng với chất lượng cao trên cơ sở ứng dụng các công nghệ ngân hàng hiện đại.

- Ngân hàng không chỉ là người cung cấp vốn cho các DN mà Ngân hàng còn phải là người hiểu rõ hơn ai hết về lĩnh vực kinh doanh của DN, có như thế thì Ngân hàng mới mở rộng được các dịch vụ của mình như dịch vụ tư vấn...giúp DN tránh khỏi được những rủi ro không đáng có.

- Phát triển sản phẩm tín dụng mới, gia tăng chất lượng sản phẩm hiện có, cung cấp các dịch vụ tiện ích hỗ trợ kèm theo cho DN.

- Sắp xếp lại đội ngũ cán bộ theo hướng nâng cao cả về chất lượng và số lượng. Nâng cao vai trò gương mẫu của đội ngũ lãnh đạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn và tư tưởng đạo đức cho từng cán bộ, phát huy vai trò của từng cá nhân trong việc đóng góp cho sự phát triển chung của ngân hàng.

- Chấn chỉnh các mặt yếu kém trong hoạt động tín dụng, xử lý nợ quá hạn, nợ tiềm ẩn, nợ đang theo dõi ngoại bảng, giảm tỷ lệ nợ xấu. Mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng, xử lý các khoản nợ quá hạn mới phát sinh, thu hồi nợ cho đơn vị, giảm tỷ lệ nợ quá hạn đến mức thấp nhất.

- Củng cố và duy trì công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ để kịp thời phát hiện và sửa chữa những sai sót trong nghiệp vụ và ngăn chặn các hành vi, vi phạm quy định và vi phạm pháp luật.

3.1.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả tín dụng đối với DNNVV của các NHTM

Ngân hàng là ngành dịch vụ đã có lịch sử tồn tại và phát triển hàng trăm năm. Nó là ngành mang lại cho giới Ngân hàng siêu lợi nhuận song đồng thời nó cũng là ngành chịu nhiều rủi ro. Một trong những rủi ro đáng sợ đối với Ngân hàng là rủi ro tín dụng và nó cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất khả năng thanh toán của Ngân hàng, trong đó có cả hoạt động tín dụng đối với DNNVV. Vì thế vấn đề nâng cao hiệu quả tín dụng không chỉ là cần thiết đối với Ngân hàng, với DNNVV mà còn đối với toàn xã hội nữa được thể hiện trên các quan điểm sau:

- Chú trọng đến tính an toàn cao, đây là yếu tố quan trọng bậc nhất để cấu thành chất lượng cho vay. Khi một khoản vay không được hoàn trả đúng hạn như đã cam kết, mà không có lý do chính đáng thì nó sẽ vi phạm nguyên tắc cho vay quan trọng nhất của Ngân hàng và nó bị chuyển sang nợ quá hạn với lãi suất cao hơn lãi suất bình thường. Trên thực tế phần lớn các khoản nợ quá hạn là các khoản nợ có vấn đề, có khả năng mất vốn lớn, có nghĩa là tính an toàn thấp.

- Kiểm soát khoản vay chặt chẽ, hạn chế nợ quá hạn cao dẫn đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro gồm cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Nguyên nhân khách quan là do khách hàng vay không có khả năng trả nợ được, hoặc không muốn trả nợ. Nguyên nhân chủ quan là do sự yếu kém của bản thân NHTM. Do đó nợ quá hạn của NHTM luôn tồn tại, rất khó tránh khỏi. Nhưng nếu NHTM có nhiều khoản nợ quá hạn hay tỷ lệ nợ quá hạn quá cao sẽ gặp khó khăn trong kinh doanh, sẽ có nguy cơ mất vốn, dễ dẫn đến mất khả năng thanh toán, thậm chí làm phá sản một NH. Ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn cao sẽ bị đánh giá là hiệu quả tín dụng thấp.

- Tăng cường kiểm tra sau, hạn chế sử dụng vốn vay sai mục đích. Một trong những nguyên tắc vay vốn Ngân hàng là phải sử dụng vốn đúng mục đích như đã thoả thuận. Nếu như sử dụng vốn sai mục đích thì điều đó chứng tỏ có hành vi lừa dối Ngân hàng và khoản cho vay này có nguy cơ mất khả năng hoàn trả cao, ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng.

- Điều chỉnh chính sách tín dụng nhằm đạt được mục tiêu cân bằng giữa tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, từng bước phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

- Hoạt động quản lý tín dụng phải bảo đảm các tỷ lệ an toàn, cơ cấu tín dụng phải phù hợp với chiến lược khách hàng, ngành hàng, chính sách quản lý rủi ro, cơ cấu nguồn vốn, đảm bảo mức tăng trưởng tín dụng phù hợp với năng lực, quản lý, điều hành và trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)