1.4 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả tín dụng NHTM đối với DNNVV ở một số
1.4.1 Kinh nghiệ mở một số nước trên thế giới
1.4.1.1. Kinh nghiệm từ nước Nhật Bản
Chính sách tín dụng ưu đãi: Chính phủ cấp những khoản vay với lãi suất thấp (lãi suất thấp hơn so với lãi suất của các ngân hàng thương mại) cho các DNNVV thông qua các ngân hàng phục vụ chính sách. Bằng cách này, các DN có thể có đủ vốn để phát triển công nghệ mới, thuê mướn trang thiết bị, nâng cấp công suất vận hành của máy móc từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong trường hợp các DNNVV bị yếu thế trong cạnh tranh, chính phủ sẽ bảo hộ bằng cách cho vay trực tiếp với lãi suất thấp và dài hạn. Có hai hình thức cho vay: cho vay thông thường với lãi suất cơ bản và cho vay theo mục tiêu chính sách.
1.4.1.2. Kinh nghiệm từ nước Mê xi cô
Mô hình NAFIN (Nacional Financiera) ở Mexico là loại hình bao thanh toán ngược. Cung cấp dịch vụ bao thanh toán trực tuyến cho các nhà cung cấp là các DNNVV thông qua chương trình dây chuyền hiệu quả - một chương trình tạo cầu nối hữu hiệu giữa người mua là các khách hàng lớn và người bán là những nhà cung cấp nhỏ. Cụ thể, các khách hàng lớn là các công ty lớn có tình hình tài chính lành mạnh với rủi ro tín dụng thấp và nhà cung cấp thường là những công ty nhỏ, các công ty mạo hiểm không thể tiếp cận được nguồn tài trợ từ khu vực ngân hàng chính thức. Chương trình NAFIN cho phép các nhà cung cấp nhỏ sử dụng các khoản phải thu của họ từ những khách hàng lớn để có thể có được nguồn vốn tài trợ cho hoạt động. Dù nền kinh tế Mexico vẫn đang phát triển và các ngân hàng tích cực tham gia cho vay các DNNVV, bao thanh toán vẫn giữ vai trò là một hình thức tài trợ tiết kiệm nhất cho các DN này.
1.4.1.3. Kinh nghiệm từ nước Mỹ
Cơ quan Đặc trách DN nhỏ của Chính phủ (SBA) cung cấp cho các DNNVV một dãy tài trợ tài chính dành riêng và được lập sẵn cho cộng đồng DN này, từ các nhu cầu tài chính nhỏ lẻ với các khoản vay siêu nhỏ, đến các khoản vay lớn và cả các khoản đầu tư trực tiếp thông qua các quỹ đầu tư. Hoạt động này được tiến hành thông qua hình thức tài trợ trực tiếp, bảo lãnh vay, cứu trợ lúc DN bị tai họa…
Ngoài ra, Chính phủ Mỹ đã thành lập ngân hàng cho DN nhỏ nhằm cung cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ về tín dụng cho DNNVV.
1.4.1.4. Kinh nghiệm từ nước Hàn Quốc
Về cho vay chính sách, có các tổ chức và cơ chế được phân cấp thực hiện cụ thể như Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc; Bộ Thông tin - Truyền thông/MoIC chỉ cấp các khoản vay cho hoạt động R&D có mục đích thương mại hóa công nghệ trong lĩnh vực đa phương tiện, truyền thông, bán dẫn, và các ngành công nghiệp IT. Về bảo lãnh tín dụng cho DNNVV, thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng công nghệ để triển khai thực hiện Luật Hỗ trợ tài chính cho DN công nghệ mới, chuyên cung cấp các dịch vụ bảo lãnh tín dụng đối với các DN, đặc biệt ưu tiên các DNNVV có triển vọng tốt, ứng dụng công nghệ sạch... nhưng không có đủ hoặc không có tài sản thế chấp.
Về hỗ trợ lãi suất, Chính phủ nước này đã thực hiện hỗ trợ lãi suất cho các DN trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế trong nước, đồng thời gia tăng sức cạnh tranh của họ với các DN nước ngoài.
1.4.1.5. Kinh nghiệm từ nước Trung Quốc
Thực hiện các chính sách hỗ trợ tín dụng chủ yếu tập trung hỗ trợ cho các DNNVV dưới một số dạng như: Cung cấp bảo lãnh tín dụng, cho vay trực tiếp và hỗ trợ lãi suất
Để khuyến khích xuất khẩu trong bối cảnh lạm phát trong nước tăng cao và chính sách tiền tệ thắt chặt, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành Nghị định về việc bảo lãnh tín dụng cho các DN xuất khẩu, trong đó quy định các DN thuộc lĩnh vực này sẽ được tiếp cận các khoản vay ngắn hạn tại các NHTM với lãi suất do NH Trung ương chỉ định.
Về thực hiện hỗ trợ lãi suất, một mặt làm giảm áp lực về chi phí vay vốn cho hoạt động SXKD của các DNNVV, mặt khác cũng làm giảm các chỉ trích từ xã hội về việc Nhà nước quá ưu đãi các DN quốc doanh trong việc tiếp cận vốn.