Một số chỉ tiêu an toàn trong hoạt động của SCB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 37)

ĐVT: % Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) 17,98 9,91 11,54 10,32 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 0,34 0,57 1,28 11,40 Dư nợ cho vay/Nguồn vốn huy động 85,58 67,27 64,03 60,94

Nguồn: báo cáo thường niên SCB từ năm 2007 đến năm 2010 [7]

2.1.6. Định hướng phát triển của SCB đến năm 2015: - Mục tiêu hoạt động của SCB trong vòng 5 năm tới sẽ là: - Mục tiêu hoạt động của SCB trong vòng 5 năm tới sẽ là:

9 Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, đủ đáp ứng yêu cầu phát triển sản phẩm dịch vụ, mở rộng kênh phân phối dựa trên nền tảng công nghệ, trên cơ sởđó tăng sức cạnh tranh.

9 SCB cần xây dựng hệ thống quản trị rủi ro theo hướng đảm bảo quy định hiện hành của NHNN đồng thời hướng đến chuẩn mực quốc tế về hoạt động các tổ chức tài chính.

9 Xây dựng hệ thống quản trị ngân hàng hiện đại đảm bảo tính hiệu quả và minh bạch.

- Định hướng phát triển:

Nhằm đạt được những mục tiêu nêu trên, SCB sẽ phát triển theo định hướng sau:

9 Chủ động, thận trọng trong việc mở rộng, phát triển kinh doanh và quản trị

rủi ro. Phát triển tín dụng thận trọng dựa trên những nguyên tắc: khách hàng tốt, phương án kinh doanh khả thi, đảm bảo thu hồi nợ quá hạn, phát triển hướng theo chất lượng, tăng cường kiểm tra, giám sát khoản vay, tài sản đảm bảo, nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn và hiệu quả.

USD, ngắn hạn và trung dài hạn, ngành nghề của từng đơn vị kinh doanh.

9 Tập trung phát triển các khách hàng tiềm lực tài chính mạnh, có thương hiệu, hoạt động ổn định và định hướng phát triển khách hàng có sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ của SCB.

9 Tăng cường kiểm soát dòng tiền thanh toán, kiểm soát tài sản đảm bảo và nợ

quá hạn phát sinh, hạn chế tối đa rủi ro xảy ra.

9 Tập trung khai thác các khoản nợ tồn đọng, cơ cấu nợ theo hướng cơ lợi cho cả ngân hàng và khách hàng.

2.2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN TỪ NĂM 2007 ĐẾN NĂM 2010: TỪ NĂM 2007 ĐẾN NĂM 2010:

2.2.1. Mô tả dịch vụ huy động vốn hiện hành của SCB:

Để tạo lập nguồn vốn, SCB sử dụng nhiều hình thức huy động khác nhau như nhận tiền gửi từ tổ chức kinh tế và dân cư, đi vay NHNN và các tổ chức tín dụng khác hoặc nhận vốn ủy thác đầu tư…Tuy nhiên, phần lớn nguồn vốn huy động chủ yếu của SCB là huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư.

- Hình thức huy động: SCB có hầu hết các loại sản phẩm dịch vụ huy động vốn phổ biến, gồm tiền gửi thanh toán của các tổ chức và cá nhân (tiền gửi không kỳ hạn), tiền gửi tiết kiệm của cá nhân với các loại kỳ hạn khác nhau, tiền gửi có kỳ

hạn của các tổ chức, hoặc giấy tờ có giá.

- Loại tiền tệ huy động: SCB huy động các loại tiền tệ gồm VND, USD, EUR, CAD, GBP, AUD. Ngoài ra SCB còn huy động vàng thông qua hình thức phát hành chứng chỉ vàng ngắn hạn.

- Kỳ hạn huy động vốn: gồm loại tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn với thời hạn từ 1 tuần đến 60 tháng

- Hình thức trả lãi: đa dạng, tuỳ nhu cầu của khách hàng gồm trả trước cả kỳ, trả lãi định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng 6 tháng, hàng năm hoặc trả lãi cuối kỳ.

- Một số sản phẩm tiền gửi của SCB: tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn dành cho tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ

sản phẩm tiền gửi đặc biệt như: Tiền gửi “Kỳ hạn duy nhất – Lãi suất linh hoạt”, “Hai trong một”, “Tiết kiệm tích lũy”, ...

- Ưu thế nổi trội của sản phẩm huy động vốn của SCB: SCB đã thực hiện hiện đại hoá hệ thống dữ liệu từ năm 2003. Do vậy SCB có điều kiện đưa ra sản phẩm tiền gửi với một sốđặc tính nổi trội so với nhiều NHTM khác như sau:

+ Gửi một nơi- nhận nhiều nơi: với cơ sở dữ liệu được kết nối trực tuyến trên toàn hệ thống, khách hàng giao dịch gửi tiền tại bất cứ địa điểm giao nào cũng có thể thực hiện giao dịch rút tiền ra tại tất cả các địa điểm giao dịch của SCB, gồm Chi nhánh, Phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm.

+ Tiền gửi có kỳ hạn được rút trước hạn nhiều lần: nhằm tạo sự linh hoạt và thuận lợi cho khách hàng, SCB thiết kế sản phẩm và chương trình để khách hàng có thể rút nhiều lần từng phần tiền gửi có kỳ hạn mà không phải tất toán món tiền gửi, số tiền còn lại vẫn hưởng lãi tiền gửi có kỳ hạn bình thường.

+ Đầu tư qua đêm hưởng lãi suất cao: tiền gửi thanh toán của của SCB được thiết kế có chức năng quản lý vốn tựđộng, khi số dư tiền gửi đạt đến giới hạn đăng ký, số tiền vượt sẽ tự động chuyển sang các tài khoản tiền gửi đầu tư qua đêm, khách hàng có cơ hội hưởng lãi suất cao hơn.

Bảng 2.5: Tình hình chung về nguồn vốn của SCB từ năm 2007 đến năm 2010 ĐVT: tỷđồng Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 Tổng nguồn vốn 25.942 38.596 54.492 60.183 1. Vốn chủ sở hữu 2.631 2.809 4.482 4.711 Trong đó: Vốn điều lệ 1.970 2.181 3.635 4.185 - Tỷ trọng (%) 10 7 8 8 - Mức tăng/giảm 1.837 178 1.673 229 - Tốc độ tăng/giảm (%) 231 7 60 5 2. Vốn huy động 22.759 34.606 48.902 54.439 - Tỷ trọng (%) 88 90 90 90 - Mức tăng/giảm 12.824 11.847 14.296 5.537 - Tốc độ tăng/giảm (%) 129 52 41 11 3. Vốn khác 552 1.181 1.108 1.033 - Tỷ trọng (%) 2 3 2 2 - Mức tăng/giảm 308 629 (73) (75) - Tốc độ tăng/giảm (%) 126 114 (6) (7)

Nguồn: Báo cáo thường niên SCB từ năm 2007 đến năm 2010 [7]

Số liệu bảng 2.5 cho thấy tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của SCB trong giai

đoạn 2007-2010 khá cao. Năm 2007, tổng nguồn vốn đạt 25.942 tỷ đồng, tăng 136,4% so với năm 2006. Năm 2008, mặc dù tổng nguồn vốn vẫn tăng 12.654 tỷ đồng nhưng tốc độ tăng chỉ ở mức 48,8%. Năm 2009 tỷ lệ này là 41,2% và năm 2010 là 10,4%. Tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn huy động giảm qua các năm là do biến động của nền kinh tế đặc biệt là những biến động trong thị trường tài chính – tiền tệđã phần nào ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của SCB.

Trong cơ cấu nguồn vốn, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ trọng nhỏ, từ

7% đến 10%. Nguồn vốn chủ sở hữu tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn nhưng khá ổn định và tăng khá mạnh qua các năm. Nếu như năm 2007, nguồn vốn chủ sở hữu đạt 2.631 tỷ đồng thì đến năm 2010 con số này là 4.711 tỷ đồng,

cũng tăng đều qua các năm. Tính đến 31/12/2010, vốn điều lệ của SCB đạt 4.185 tỷ đồng, đáp ứng yêu cầu vốn điều lệ phải đạt 3.000 tỷđồng vào cuối năm 2010 theo nghị định141/2006/NĐ-CP. Việc gia tăng vốn điều lệ đã tạo điều kiện cho SCB nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh, mở rộng mạng lưới và đáp ứng các yêu cầu an toàn vốn theo quy định của NHNN.

Tỷ trọng nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn đánh giá khả năng huy

động vốn của một ngân hàng. Trong cơ cấu nguồn vốn của SCB, nguồn vốn huy

động chiếm một tỷ trọng rất cao. Qua các năm từ 2007 đến 2010, nguồn vốn huy

động luôn chiếm tỷ trọng từ 88% đến 90% trong tổng nguồn vốn, là nguồn vốn chủ đạo trong hoạt động của SCB. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng nguồn vốn huy động có xu hướng chậm lại do sự cạnh tranh gay gắt với các NHTM khác. Nếu như trong năm 2007, huy động vốn tăng 129% so với năm 2006 thì tỷ lệ này năm 2008, 2009, 2010 lần lượt là 52%, 41% và 11%. Nguồn vốn huy động liên tục tăng trưởng qua các năm đã tạo điều kiện cho SCB nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.

Biểu đồ 2.1: Quy mô nguồn vốn huy động của SCB từ năm 2007 đến năm 2010

Nguồn: Báo cáo thường niên SCB từ năm 2007 đến năm 2010 [7]

tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của SCB cũng tương đương với mặt bằng tăng trưởng nguồn vốn huy động của ngành.

Bảng 2.6: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của SCB và ngành ngân hàng ĐVT: % Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 SCB 280,00 54,00 27,00 30,00 Ngành ngân hàng 47,64 22,87 29,88 27,20

Nguồn: Báo cáo thường niên SCB từ năm 2007 đến năm 2010 [7] và Báo cáo thường niên NHNN Việt Nam [9]

Biểu đồ 2.2: So sánh tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của SCB với tốc độ tăng trưởng của ngành ngân hàng

0.00% 50.00% 100.00% 150.00% 200.00% 250.00% 300.00% 2007 2008 2009 2010 SCB Ngành Ngân Hàng

Nguồn: Báo cáo thường niên SCB từ năm 2007 đến năm 2010 [7] và Báo cáo thường niên NHNN Việt Nam [9]

Bảng 2.7: Cơ cấu huy động của SCB theo thị trường: ĐVT: tỷđồng Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 Tổng huy động 22.759 34.606 48.902 54.439 1. Thị trường 1 17.376 26.830 33.944 44.170 - Tỷ trọng (%) 76 78 69 81 - Mức tăng/giảm 12.801 9.454 7.114 10.226 - Tốc độ tăng/giảm (%) 280 54 27 30 2. Thị trường 2 5.383 7.776 14.958 10.269 - Tỷ trọng (%) 24 22 31 19 - Mức tăng/giảm 23 2.393 7.182 (4.689) - Tốc độ tăng/giảm (%) 0 44 92 (31)

Nguồn: Báo cáo thường niên SCB từ 2007 đến 2010 [7]

Nguồn vốn huy động trên thị trường 1 bao gồm tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư là nguồn vốn quan trọng đối với hoạt động NHTM xét trên góc độ ổn

định và chi phí. Qua số liệu bảng 2.7 cho thấy nguồn vốn huy động này của SCB tương đối ổn định và tăng trưởng qua các năm. Năm 2007 tăng 280% so với năm 2006, các năm tiếp theo đều tăng hơn so với năm trước với mức tăng từ 27 đến 54%. Đây chính là nỗ lực cải thiện tỷ trọng huy động trên thị trường 1 mà Ban điều hành đã đặt ra trong năm 2006. Kết thúc 2007, cơ cấu nguồn vốn từ thị trường 1 và nguồn vốn từ thị trường 2 là 76%-24% (cơ cấu này năm 2006 là 53,4% và 46,5%), cho thấy sự cải thiện đáng kể, gần đạt mức lý tưởng mà SCB đặt ra là 80%-20%. Bước sang năm 2008, thị trường tài chính – tiền tệ có những biến động bất ngờ. Trong bảy tháng đầu năm 2008, NHNN đã thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ bằng các biện pháp như tăng dự trữ bắt buộc, phát hành tín phiếu bắt buộc, giới hạn mức tăng trưởng tín dụng không quá 30%...nhằm mục tiêu hàng đầu là kiềm chế lạm phát. Chính điều này đã gia tăng sức ép lên hoạt động huy động vốn của các ngân hàng, buộc các ngân hàng phải chạy đua tăng lãi suất nhằm gia tăng nguồn vốn huy

động. Trong những tháng cuối năm 2008, do những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, chính sách tiền tệ được điều hành linh hoạt để chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế trong nước. Vì vậy lãi suất cơ bản được điều chỉnh giảm dần từ mức 14%/năm xuống còn 8,5%/năm đã tác động làm giảm khá lớn lãi suất huy động trên thị trường. Trước những biến động khôn lường đó, SCB đã có những giải pháp linh hoạt nhằm giữ vững nguồn vốn huy động của mình. Kết thúc năm 2008, số dư huy động trên cả thị trường 1 và thị trường 2 đều có sự tăng trưởng mạnh mẽ so với năm 2007. Tỷ trọng huy động thị trường 1 và thị trường 2 lúc này là 78% và 22%. Năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhiều chỉ tiêu kinh tế vĩ mô sụt giảm mạnh. Trước nguy cơ nền kinh tế rơi vào suy thoái, đầu năm 2009 Chính phủ đã thực hiện chính sách kích cầu nền kinh tế trong

đó một trong những trọng tâm là chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất. Điều này đã làm tăng áp lực vốn VND của các ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu giải ngân cho nền kinh tế. Theo đó, lãi suất huy động được các ngân hàng điều chỉnh tăng sát mức trần nhằm thu hút vốn. Những diễn biến trên làm cho huy động vốn trên thị trường 1 của SCB hết sức khó khăn. Để đảm bảo nguồn vốn khi huy động từ thị trường 1 không đủ bù đắp dự trữ bắt buộc và dự trữ thanh khoản, đặc biệt là thời điểm những tháng cuối năm nhu cầu rút vốn của khách hàng tăng cao, SCB đã gia tăng huy động từ thị trường 2. Kết thúc năm 2009, huy động từ thị trường 2 của SCB tăng 14.958 tỷđồng. Tỷ trọng huy động vốn thị trường 1 là thị trường 2 lúc này là: 69% và 31%. Việc gia tăng huy động từ thị trường 2 đã làm cho SCB đứng trước áp lực chi phí huy động cao và không ổn định. Nhận thức được điều đó, năm 2010 SCB đã nỗ lực không ngừng nhằm gia tăng huy động từ thị trường 1 và cải thiện tỷ trọng huy động từ thị trường 2. Tính đến 31/12/2010, huy động thị trường 1 có sự tăng trưởng mạnh mẽ với mức tăng tuyệt đối là 10.226 tỷđồng so với năm 2009. Sự gia tăng mạnh mẽ

từ thị trường 1 đã giúp SCB cơ cấu lại nguồn vốn theo hướng giảm sự phụ thuộc vào huy động từ thị trường 2, thể hiện qua chỉ tiêu huy động thị trường 2 giảm đến 31% so với năm 2009. Tỷ trọng huy động thị trường 1 và thị trường 2 lúc này là 81% và 19%. Đây chính là kết quảđạt được từ sự nỗ lực rất lớn của Ban Lãnh đạo

SCB trong công tác quản trị nguồn vốn huy động tại SCB.

2.2.4. Cơ cấu nguồn vốn huy động của SCB theo kỳ hạn: Bảng 2.8: Cơ cấu nguồn vốn huy động của SCB theo kỳ hạn Bảng 2.8: Cơ cấu nguồn vốn huy động của SCB theo kỳ hạn

ĐVT: tỷđồng 2007 2008 2009 2010 Năm Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng nguồn vốn Thị trường 1 17.376 100 26.830 100 33.944 100 44.170 100 1. Ngắn hạn 9.838 57 26.604 99 31.666 93 32.415 73 Trong đó: Không kỳ hạn 1.021 6 1.014 4 2.224 7 1.870 4 2. Trung-dài hạn 7.538 43 226 1 2.278 7 11.755 27

Nguồn: Báo cáo thường niên SCB từ năm 2007 đến năm 2010 [7]

Trong tổng nguồn vốn huy động từ thị trường 1 giai đoạn 2007-2010, tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ, từ 4% đến 7%. Điều này cho thấy việc phát triển các dịch vụ thanh toán của SCB chưa thật sự tạo ra nhiều tiện ích trên tài khoản tiền gửi thanh toán cho khách hàng, do đó không thu hút được nhiều vốn qua kênh này.

Bên cạnh đó, tỷ trọng tiền gửi ngắn hạn chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng nguồn huy động từ thị trường 1 đặc biệt là vào năm 2008 đến 2009, tỷ trọng của nguồn vốn ngắn hạn chiếm trên 93%, trong khi nguồn vốn trung – dài hạn lại chiếm tỷ trọng rất thấp, năm 2008 tỷ lệ này là 1%, và năm 2009 là 7%. Mặc dù nguồn vốn huy

động từ thị trường 1 có sự tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm, tuy nhiên, cơ cấu nguồn vốn cho thấy nguồn vốn huy động của SCB không thật sự ổn định. Nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)