Nhóm giải pháp về tái cấu trúc nguồn vốn huy động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 66 - 71)

Biểu đồ 2.1 : Quy mô nguồn vốn huy động của SCB từn ăm 2007 đến năm 2010

3.2. Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn

3.2.1. Nhóm giải pháp về tái cấu trúc nguồn vốn huy động

Trong công tác huy động vốn của ngân hàng, để huy động tối đa nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, ngân hàng phải cung cấp những sản phẩm huy động ngày càng đa dạng, nâng cao tính tiện ích và chất lượng sao cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có nguồn tiền chưa sử dụng đều có thể tìm kiếm ở ngân hàng một sản phẩm huy

động vốn nào đó phù hợp với mong muốn của mình.

Xuất phát từ những hạn chế trong công tác huy động vốn hiện nay của SCB như: nguồn vốn trung-dài hạn còn thấp, tỷ trọng tiền gửi VND chưa cao, nguồn vốn không kỳ hạn còn hạn chế…SCB cần đẩy mạnh thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm nhằm trước mắt cải thiện cơ cấu nguồn vốn của SCB và tiến tới từng bước trở thành một nhà cung cấp dịch vụ tài chính toàn diện đối với khách hàng.

Để thực hiện được chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, thứ nhất SCB phải thường xuyên nghiên cứu nhu cầu của khách hàng và nắm bắt tình hình phát triển dịch vụ huy động vốn trên thị trường. Từ đó đưa ra các sản phẩm tiền gửi có tính nổi trội, phù hợp với nhu cầu thị trường để thu hút khách hàng, giữ ổn định nguồn vốn hoặc tăng thị phần huy động vốn. Thứ hai, SCB nên tiến hành phân nhóm đối tượng khách hàng. Hiện nay SCB chỉ chia khách hàng thành hai nhóm là khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp tuy nhiên những sản phẩm dịch vụ chủ

yếu của SCB lại tập trung nhiều vào nhóm khách hàng cá nhân đặc biệt là khách hàng gửi tiền tiết kiệm, nhóm khách hàng doanh nghiệp SCB chưa có sự quan tâm

đúng mức. Trong thời gian tới SCB nên chia khách hàng ra theo từng nhóm đặc thù hơn nữa như: nhóm khách hàng là học sinh sinh viên, nhóm khách hàng là những người trẻ và thành đạt trong xã hội, nhóm khách hàng người cao tuổi… đồng thời thiết kế sản phẩm tiền gửi có những nét đặc thù dành cho nhóm đối tượng khách hàng đó.

- Định kỳ hạn gửi tiền theo yêu cầu của khách hàng:

Hiện nay đối với loại tiền gửi có kỳ hạn thì SCB đã ấn định sẵn kỳ hạn và khách hàng phải chấp nhận một cách thụđộng những kỳ hạn mà SCB đưa ra. Trong trường hợp người gửi tiền có một khoản tiền gửi lớn tạm thời nhàn rỗi và họ có kế

cho khách hàng quyền được thỏa thuận về kỳ hạn gửi tiền. Có như thế SCB mới có thể đáp ứng được nhiều hơn nhu cầu của khách hàng, tạo sự bình đẳng giữa ngân hàng và khách hàng.

- Tăng cường nguồn vốn trung dài hạn:

Hiện nay, việc huy động vốn trung và dài hạn của các NHTM nói chung và SCB nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Khách hàng có tâm lý ngại gửi kỳ hạn dài vì lo sợđồng tiền bị mất giá, lãi suất biến động và họ không chủđộng được trong kế

hoạch chi tiêu của mình.

Để khắc phục những yếu tố trên, SCB có thể thiết kế các sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn danh nghĩa dài nhưng khách hàng có thể được rút tiền một cách linh hoạt theo những kỳ hạn thanh toán đã chọn trước hoặc những sản phẩm điều chỉnh lãi suất định kỳ theo biến động của thị trường. Những sản phẩm như vậy sẽ vừa giúp SCB ổn định được nguồn vốn trung dài hạn để đảm bảo cân đối giữa cơ cấu huy

động và cho vay, vừa đáp ứng được nhu cầu rút tiền trước hạn của khách hàng nhưng vẫn tối đa hóa được lãi suất. Tuy nhiên, triển khai những sản phẩm này, SCB phải dự báo được kỳ hạn thực tế của tiền gửi để có kế hoạch sử dụng nguồn vốn huy

động được một cách hợp lý, an toàn và hiệu quả, tránh được rủi ro thanh khoản cho SCB.

- Nâng cao tỷ trọng tiền gửi VND trong cơ cấu huy động vốn:

Để kiềm chế lạm phát, NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt khiến cho VND ngày càng khan hiếm, việc tăng trưởng tiền gửi VND đang trở thành bài toán khó cho các NHTM quy mô nhỏ.

Trong cơ cấu tiền gửi của SCB, VND tuy có sự tăng trưởng về quy mô nhưng vẫn chưa tương xứng với cơ cấu sử dụng nguồn vốn. Vì vậy SCB phải có chiến lược tăng cường huy động tiền đồng nhằm cải thiện cơ cấu nguồn – sử dụng nguồn đang có sự chênh lệch như hiện nay.

Các giải pháp nhằm tăng cường tỷ trọng tiền gửi VND gồm:

- Chính sách ưu đãi giá đối với khách hàng bán ngoại tệ và vàng để gửi tiền VND: trong bối cảnh NHNN có những chính sách hạn chế tiền gửi bằng ngoại tệ và

vàng như hiện nay, SCB nên triển khai các chương trình ưu đãi về giá cho khách hàng có nhu cầu bán ngoại tệ và vàng để gửi VND tại SCB. Chính sách này một mặt giúp khách hàng gia tăng niềm tin đối với SCB thông qua việc SCB xây dựng giải pháp tài chính tối ưu cho khách hàng hàng, một mặt giúp SCB gia tăng nguồn tiền gửi VND, góp phần cải thiện tỷ trọng tiền gửi VND trong cơ cấu nguồn vốn huy động của SCB hiện nay.

- Có chính sách ưu đãi đối với khách hàng nhận kiều hối: bên cạnh giải pháp

ưu đãi về giá đối với khách hàng gửi tiền tiết kiệm, SCB cũng cần có chính sách ưu

đãi (như tặng quà, tổ chức bốc thăm trúng thưởng…) đối với khách hàng nhận kiều hối tại SCB nhằm gia tăng lượng khách hàng nhận kiều hối tại SCB.Song song đó, SCB cũng cần xây dựng chính sách ưu đãi về giá khi khách hàng có nhu cầu bán ngoại tệ từ nguồn này để gửi tiết kiệm VND tại SCB. Giải pháp này vừa giúp SCB gia tăng thu nhập phí dịch vụ hoa hồng đại lý, vừa giúp SCB nâng cao lượng tiền gửi VND trong cơ cấu nguồn vốn huy động của mình.

- Gia tăng nguồn tiền gửi thanh toán trong cơ cấu huy động vốn:

Với chức năng là trung gian thanh toán, ngân hàng thu hút được số lượng lớn các tổ chức, cá nhân mở tài khoản thanh toán và tạo ra lượng tiền gửi không kỳ hạn tại các ngân hàng. Đây là nguồn vốn có chi phí thấp nên các ngân hàng thường xuyên cải tiến các phương tiện thanh toán, nâng cao công nghệ thanh toán để hấp dẫn khách hàng và bán thêm các dịch vụ.

Hiện nay nguồn tiền gửi thanh toán tại SCB chỉ chiếm một tỷ trọng rất thấp trong tổng nguồn vốn huy động. Vì vậy SCB cần gia tăng quy mô nguồn tiền gửi thanh toán thông qua các biện pháp sau:

- Xây dựng chính sách phí dịch vụ hợp lý.

Để thu hút khách hàng, SCB cần xây dựng chính sách phí có tính cạnh tranh so với thị trường. Bao gồm phí chuyển tiền, phí dịch vụ ATM, phí dịch vụ thu hộ, phí quản lý tài khoản...

Ngoài ra, để giữ khách hàng thực hiện nhiều giao dịch, SCB cần xây dựng những gói dịch vụ dành cho khách hàng (cá nhân và tổ chức) trên nguyên tắc khách

hàng càng có nhiều quan hệ dịch vụ với SCB, càng được mua sản phẩm dịch vụ của SCB với mức phí ưu đãi. Nếu phí của từng gói dịch vụ hợp lý và hấp dẫn, SCB dễ

dàng thu hút ngày càng nhiều khách hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán.

- Đẩy nhanh tốc độ thanh toán trong nước:

Muốn gia tăng nguồn tiền gửi thanh toán, ngoài chính sách phí dịch vụ hợp lý và hấp dẫn, SCB cũng cần đẩy nhanh tốc độ chuyển tiền trong nước. Hiện nay SCB đã hợp tác song phương với các Ngân hàng có mạng lưới rộng trong nước như: Ngân hàng BIDV, VCB, Vietinbank, Argribank giúp cho việc chuyển tiền đến những tỉnh, thành phố không có trụ sở của SCB được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi. Do đó, SCB cần đẩy mạnh hợp tác với các ngân hàng khác trong nước để đẩy nhanh tốc độ thanh toán bằng cách nối mạng thanh toán song phương nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho khách hàng.

Bên cạnh đó, SCB cũng cần cải tiến tốc độ thanh toán đối với các món chuyển tiền lớn của khách hàng. Việc đẩy nhanh tốc độ thanh toán trong nước cần

được thực hiện cảđối với những giao dịch chuyển tiền tại quầy và những giao dịch chuyển tiền qua interrnet banking. Có như thế mới tạo được sự thuận lợi và an tâm cho khách hàng trong giao dịch đồng giúp gia tăng được nguồn tiền gửi thanh toán của SCB.

- Triển khai chính sách thấu chi tài khoản:

SCB nên cho phép khách hàng chi vượt số tiền trên tài khoản thanh toán của mình và khách hàng sẽ trả lãi cho số tiền chi vượt đó như những ngân hàng khác đã thực hiện. Điều này sẽ giúp cho khách hàng chủ động sử dụng vốn một cách linh hoạt chỉ với một tài khoản tại ngân hàng, tạo thuận tiện cho khách hàng trong thanh toán đồng thời gia tăng được nguồn tiền gửi không kỳ hạn thông qua việc gia tăng tiện ích của sản phẩm.

- Có chính sách hoa hồng đối với tiền gửi không kỳ hạn của SCB:

Nhằm tăng cường công tác giới thiệu sản phẩm dịch vụ về huy động vốn đến với khách hàng, SCB nên thực hiện chính sách chi hoa hồng cho những khách hàng giới thiệu được khách hàng mới đến với SCB đặc biệt là khách hàng sử dụng dịch

vụ tài khoản thanh toán. Thông qua hình thức này, khách hàng sẽ thấy được lợi ích của mình trong việc hợp tác với SCB giới thiệu sản phẩm tiền gửi của SCB đến với bạn bè, người thân…từ đó SCB sẽ thu hút được nhiều hơn nữa nguồn vốn giá rẻ, góp phần tiết giảm chi phí đầu vào cho SCB.

- Giảm bớt sự lệ thuộc nguồn vốn huy động của SCB vào thị trường 2:

Theo chuẩn của những tổ chức đánh giá mức tín nhiệm uy tín trên thế giới như Moodys, Fitchrating thì tùy thuộc vào dự trữ bắt buộc quy định vào từng thời kỳ của mỗi quốc gia mà duy trì một tỷ lệ giữa huy động thị trường 1 – thị trường 2 ở

mức 70-90% sẽ vừa đảm bảo tốt cho thanh khoản của một ngân hàng vừa đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn. Nếu một ngân hàng có số dư huy động trên thị trường 2 càng cao thì mức độ rủi ro thanh khoản đối với ngân hàng đó càng cao. Bởi lẽ một khi có sự thay đổi chính sách từ NHNN thì thị trường 2 sẽ biến động ngay (mức độ ảnh hưởng từ chính sách cao hơn), cụ thể là khi có những biến động trên thị trường tiền tệ như: NHNN tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, các NHTM đang cho vay trên thị trường 2 sẽ tiến hành thu hồi nợ và hạn chế hay ngừng cho vay ra. Điều đó sẽ làm cho các NHTM có thể rơi vào tình trạng thiếu hụt tạm thời thanh khoản.

Mặc dù SCB đã có những nổ lực rất lớn trong công tác cải thiện cơ cấu huy

động thị trường 1 và thị trường 2 tuy nhiên hiện nay tỷ lệ huy động trên thị trường 2 của SCB đang còn rất cao (cuối năm 2010 huy động trên thị trường 2 chiếm 19% cơ

cấu huy động vốn của SCB). Vì vậy SCB nên có kế hoạch giảm bớt số dư này nhằm nâng cao tính ổn định cho nguồn vốn đồng thời tiết giảm được chi phí lãi cho SCB.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)