Nhóm giải pháp về dịch vụ hỗ trợ huy động vố n

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 71 - 74)

Biểu đồ 2.1 : Quy mô nguồn vốn huy động của SCB từn ăm 2007 đến năm 2010

3.2. Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn

3.2.2. Nhóm giải pháp về dịch vụ hỗ trợ huy động vố n

Qua phân tích thực trạng nguồn vốn huy động tại SCB trong chương hai, nguồn vốn không kỳ hạn hiện chiếm một tỷ trọng rất thấp trong tổng nguồn vốn huy động của SCB. Đây là nguồn vốn có chi phí lãi thấp nhưng lại tạo ra cho ngân hàng nguồn thu rất lớn từ việc cung cấp dịch vụ thanh toán. Việc tăng trưởng quy mô cũng như chất lượng nguồn vốn này sẽ giúp SCB giảm được chi phí đầu vào từ đó giúp gia tăng lợi nhuận của mình. Vì vậy trong thời gian tới SCB cần có chiến lược phát triển các dịch vụ hỗ trợ huy động vốn nhằm nâng cao tỷ trọng nguồn vốn

không kỳ hạn trong cơ cấu huy động vốn.

- Một là, SCB nên cải thiện chất lượng dịch vụ ATM:

SCB cần nhanh chóng khắc phục những hạn chế hiện tại của hệ thống ATM như: thường xuyên nghẽn mạng, lỗi mạng, rút không được tiền nhưng tài khoản bị

trừ tiền... Bên cạnh đó SCB nên thay mới những máy ATM đã quá cũ, tốc độ xử lý chậm, lắp thêm máy mới ở những nơi công cộng (trường học, bênh viện, siêu thị, những đường phố lớn…) nhằm gia tăng kênh phân phối cho SCB và tạo sự thoải mái cho khách hàng khi sử dụng thẻ ATM của SCB.

Nhanh chóng bổ sung những tính năng mới vào thẻ ATM như: chủ thẻ có thể

nộp tiền vào tài khoản qua máy ATM, mua vàng tại máy ATM, thanh toán tiền điện, tiền nước, điện thoại, nạp cước di động trả trước…

Trong bối cảnh người dân Việt Nam vẫn chưa quen thanh toán qua ngân hàng, SCB nên tiếp tục triển khai thường xuyên các chương trình phát hành thẻ

miễn phí, tặng quà cho khách hàng mở thẻ thứ 100.000, 200.000…, tặng quà cho khách hàng có số dư bình quân cao…nhằm khuyến khích khách hàng mở tài khoản thanh toán và sử dụng thẻ, từđó SCB có thể gia tăng được nguồn vốn không kỳ hạn của mình.

Ngoài ra, SCB cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tiếp thị đối với dịch vụ POS nhằm gia tăng số lượng đơn vị chấp nhận thẻ mới, trong đó đặc biệt chú trọng đến những khách hàng như: đại lý vé máy bay, nhà hàng, khách sạn, những tiểu thương tại các trung tâm thương mại…Việc phát triển dịch vụ POS vừa giúp SCB gia tăng doanh thu phí dịch vụ, vừa giúp SCB gia tăng nguồn vốn không kỳ hạn do những

đơn vị chấp nhận thẻ sẽ mở tài khoản thanh toán tại SCB nhằm nhận những khoản tiền do người mua hàng thanh toán.

- Hai là, SCB nên nhanh chóng phát triển dịch vụ thẻ quốc tế:

Hiện nay SCB mới chỉ phát hành thẻ nội địa. Trong thời gian tới, SCB cần nhanh chóng liên kết với các tổ chức quốc tế như Visa, Master... để phát hành thẻ

ghi nợ nhằm phục vụ cho những khách hàng trong nước có nhu cầu khi đi nước ngoài. Vì hiện nay nhu cầu đi du lịch, học tập và làm việc tại nước ngoài của người

Việt Nam gia tăng, khi đó nhu cầu rút tiền, thanh toán bằng thẻ ATM tại nước ngoài là nhu cầu thiết yếu.

Phát triển dịch vụ này, SCB vừa phát triển được dịch vụ thẻ, vừa tăng tính thuyết phục khách hàng trong việc mở tài khoản thanh toán để phát hành thẻ ATM, hỗ trợ huy động được nguồn tiền gửi không kỳ hạn.

- Thứ ba là gia tăng tiện ích của kênh dịch vụ internet banking:

Dịch vụ internet banking tại SCB thời gian qua đã có sự phát triển nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian cho giao dịch viên tại quầy đồng thời gia tăng tiện ích cho khách hàng. Tuy nhiên, các sản phẩm hiện tại chỉ tập trung vào dịch vụ

chuyển tiền và mở/tất toán tiền gửi có kỳ hạn. Do đó, để internet banking trở thành một trong những kênh phân phối dịch vụ ngân hàng hiệu quả, SCB cần bổ sung thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ hiện có tại quầy và các tiện ích khác cho khách hàng. Song song đó, SCB cũng cần quan tâm khắc phục những hạn chế của hệ thống như: hay bị lỗi khi truy cập, quá trình thực hiện giao dịch, phải mất nhiều thời gian cho một giao dịch, hạn mức giao dịch còn thấp…, phí sử dụng token còn cao…Có như

thế khách hàng mới thật sự yên tâm khi sử dụng dịch vụ internet banking của SCB.

- Bốn là, đẩy mạnh dịch vụ thu hộ/chi hộ:

SCB cần đẩy mạnh việc liên kết các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, bảo hiểm...để phát triển dịch vụ thu hộ cước hoặc phí, dịch vụ thanh toán định kỳ qua hệ

thống SCB. Dịch vụ này nếu phát triển tốt không những mang lại nguồn thu phí dịch vụ cho cả hệ thống, mà còn giúp tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn. Vì các nhà cung cấp dịch vụ khi thu hộ qua SCB (do SCB làm đầu mối), họ sẽ mở tài khoản chuyên thu cước tại SCB. Mặt khác, nếu phát triển tốt các dịch vụ thanh toán nói trên, nhiều khách hàng cá nhân sẽ mở tiền gửi không kỳ hạn tại SCB để thực hiện dịch vụ thanh toán định kỳ cước viễn thông, bảo hiểm... Khi đó, SCB không chỉ duy trì được tiền gửi không kỳ hạn của nhà cung cấp dịch vụ, mà còn tăng được nguồn tiền gửi không kỳ hạn của các cá nhân mở tài khoản thanh toán để sử dụng dịch vụ

thanh toán định kỳ.

bù giải phóng mặt bằng để thực hiện dịch vụ chi hộ. Đây là những khách hàng có nguồn vốn nhàn rỗi dồi dào, thời gian chưa sử dụng tương đối dài. Vì vậy SCB có thể tiếp cận để thuyết phục họ mở tài khoản tiền gửi thanh toán, đồng thời thực hiện dịch vụ chi hộ cho khách hàng. Như vậy, SCB vừa có thể gia tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn, vừa thu được phí dịch vụ lại vừa có thể thuyết phục những người nhận tiền đền bù gửi tiền tiết kiệm tại SCB.

- Năm là, phát triển các dịch vụ khác như: tư vấn tài chính, quản lý tài sản, dịch vụ kiều hối, thanh toán quốc tế,...Việc đẩy mạnh phát triển dịch vụ vừa phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới, vừa đem lại nguồn thu lớn cho ngân hàng, vừa giúp ngân hàng phát triển được nguồn vốn huy động.

Tóm lại, khi các chương trình phát triển dịch vụ hỗ trợ huy động vốn được thực hiện tốt, SCB có thể vừa tăng thu được phí dịch vụ, vừa tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn, giúp cải thiện cơ cấu huy động vốn theo hướng hợp lý hơn, hiệu quả

hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)