Nhóm giải pháp về nguồn lực

Một phần của tài liệu 20200826094522 (Trang 31 - 33)

- Ban hành kế hoạch triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh; kế hoạch thu gom, lưu trữ, vận chuyển, xử lý bao gói thuốc

c)Nhóm giải pháp về nguồn lực

- Thành lập Tổ thu gom rác ở ấp, khu vực để tổ chức thu gom đối với các tuyến đường mà đơn vị thu gom không thu gom được, vận chuyển đến điểm thuận tiện giao thông để giao cho đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý; Tổ thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng ở ấp, khu vực có sản xuất nông nghiệp để tổ chức thu gom, vận chuyển bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng từ bể chứa đến điểm tập kết giao cho đơn vị chức năng vận chuyển, xử lý.

+ Ấp, khu vực nào vẫn còn tuyến đường, khu dân cư chưa được thu gom rác phải thành lập tổ thu gom rác với số lượng thành viên đáp ứng cho công tác thu gom. Tổ thu gom có nhiệm vụ hàng ngày dùng xe kéo tay, xe đẩy tay để thu gom rác và vận chuyển đến điểm giao rác cho đơn vị thu gom.

+ Ở mỗi ấp, khu vực có sản xuất nông nghiệp thành lập tổ thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng với số lượng thành viên đáp ứng cho công tác thu gom. Tổ thu gom có nhiệm vụ dùng xe kéo tay, xe đẩy tay để thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng từ bể chứa đến điểm tập kết giao cho đơn vị chức năng vận chuyển, xử lý định kỳ theo kế hoạch của UBND cấp huyện hoặc theo chương trình do các cơ quan, tổ chức có liên quan phát động.

- Đầu tư, hỗ trợ xe kéo, xe đẩy tay thu gom chất thải rắn sinh hoạt, bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng cho Tổ thu gom được thành lập ở ấp, khu vực (xe 400 lít; 02 xe/tổ); đầu tư, xây dựng bổ sung mới bể chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng tại các khu vực sản xuất nông nghiệp của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đảm bảo đáp ứng với khối lượng phát sinh (xe 400 lít; 01 xe/tổ).

- Đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm hoàn thành thực hiện cải tạo, khắc phục ô nhiễm bãi rác Kinh Cùng trong năm 2020; Đôn đốc Chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy điện rác Hậu Giang bảo đảm vận hành trong năm 2022; lập đề án, khái toán kinh phí phương án đóng cửa, cải tạo, khắc phục ô nhiễm môi trường bãi rác Tân Tiến và bãi rác Long Mỹ để xin trung ương hỗ trợ theo quy định và triển khai phương án ngay sau khi nhà máy điện rác Hậu Giang đi vào vận hành ổn định, đáp ứng xử lý rác thải sinh hoạt của tỉnh.

- Tổ chức rà soát, thống kê và cập nhật toàn bộ hiện trạng các hộ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản để thực hiện các giải pháp cụ thể như sau:

+ Đối với các trường hợp không phù hợp quy hoạch (đặc biệt là nằm trong khu dân cư) hoặc chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tự phát trên sông, kênh, rạch: Vận động 100% hộ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản thực hiện lộ trình giảm đàn phù hợp và di dời đến nơi phù hợp quy hoạch theo mục tiêu đề ra; xây dựng và

trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành cơ chế chính sách để hỗ trợ cho hộ dân di dời chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Các trường hợp không thực hiện di dời thì xử lý vi phạm hành chính theo quy định và buộc ngừng hoạt động.

+ Đối với các trường hợp phù hợp quy hoạch: Hướng dẫn thực hiện cải tạo, nâng cấp chuồng trại, ao nuôi, biện pháp xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. Trường hợp không đáp ứng điều kiện về bảo vệ môi trường thì xử lý vi phạm hành chính theo quy định và buộc ngừng hoạt động, chỉ cho phép thả nuôi khi thực hiện cải tạo, khắc phục.

- Trồng bổ sung cây xanh bóng mát tại các tuyến đường giao thông quốc lộ, tỉnh lộ, tuyến đường trong đô thị, tuyến đường liên xã và khu vực công viên hiện hữu (thông qua các hoạt động: Xây dựng nông thôn mới, văn minh đô thị; phát động phong trào “Trồng cây đời đời nhớ ơn Bác” nhân dịp mừng xuân, Kỷ niệm sinh nhật Bác, ngày môi trường thế giới 5/6); lắp đặt thêm các thùng chứa rác tạo cảnh quan tại những nơi công cộng hiện hữu (tuyến đường bờ kè, công viên) để tạo điều kiện thuận lợi cho người đi đường bỏ rác đúng nơi quy định, hạn chế tình trạng vứt chất thải bừa bãi nơi công cộng. Đối với khu dân cư, khu thương mại, khu đô thị mới, Chủ đầu tư phải quy hoạch, bố trí diện tích cây xanh đảm bảo theo quy chuẩn về quy hoạch xây dựng.

- Duy trì, thành lập bổ sung các Đội tự quản vệ sinh công cộng hoặc Đội tình nguyện theo Tổ nhân dân hoặc tuyến đường để định kỳ hàng tuần vào Ngày Thứ bảy Tình Nguyện, Ngày Chủ nhật Xanh phát động, ra quân dọn dẹp vệ sinh nơi công cộng, các điểm tập trung rác tự phát, các tuyến kênh, rạch còn đọng rác, lục bình…; đồng thời kiêm nhiệm công tác tuyên truyền viên để vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện vệ sinh môi trường, trồng và chăm sóc cây xanh, bảo vệ môi trường trong hoạt động sinh hoạt, sản xuất; huy động nguồn lực từ cộng đồng nhất là hội viên của các tổ chức đoàn thể tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện thực hiện công tác vệ sinh môi trường nơi ở, nơi làm việc và khu vực công cộng; biểu dương, nêu gương người tốt, việc tốt tích cực trong hoạt động phong trào vệ sinh môi trường.

- Duy trì và phát triển các mô hình về bảo vệ môi trường, nâng cao cảnh quan môi trường của Chi hội tổ chức đoàn thể ở ấp, khu vực, như: Mô hình biến rác thải thành tiền (thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn: rác hữu cơ ủ thành phân bón cho hoa màu, cây kiểng; rác tái chế bán phế liệu để lấy tiền tích lũy trong quỹ hoạt động của Chi hội); mô hình đoạn đường không rác hoặc tuyến đường xanh – sạch – đẹp (trồng hoa dọc tuyến đường; mỗi gia định thực hiện vệ sinh, quét dọn tuyến đường tại nơi ở); mô hình thu gom rác thải trên cánh đồng (định kỳ hàng tháng, huy động hội viên và nhân dân thực hiện thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng còn tồn đọng trên đồng ruộng đến bể chứa).

- Mặt trận tổ quốc, tổ chức đoàn thể và nhân dân phát huy và đẩy mạnh vai trò giám sát và phản biện đối với hoạt động bảo vệ môi trường của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; phản ánh kịp thời đến cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp vi phạm về bảo vệ môi trường nhất là hành vi vứt rác thải, vứt xác súc vật, xả chất thải chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chưa xử lý ra môi trường

(kênh phản ánh: Điện thoại đường dây nóng của Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, ủy ban nhân cấp xã; hệ thống ứng dụng di động - Hậu Giang App).

- Rà soát và xử lý các điểm tập trung rác tự phát ở các tuyến đường và khu dân cư; tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra của cơ quan chức năng ở mỗi xã, phường, thị trấn đối với các tuyến đường, khu vực thường xuyên phát sinh tình trạng thải bỏ chất thải không đúng quy định, phát sinh điểm tập trung rác tự phát để kịp thời phát hiện xử lý vi phạm hành chính, buộc thu gom trả lại hiện trạng ban đầu theo quy định.

- Cơ quan, công chức chuyên môn về bảo vệ môi trường, lực lượng công an từ tỉnh đến cấp xã tăng cường và phát huy vai trò, trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường theo chức năng, nhiệm vụ; theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp thẩm quyền xử phạt nghiêm đối với các hành vi vứt rác, vứt xác súc vật, xả chất thải chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chưa xử lý ra môi trường, nơi công cộng không đúng quy định khi phát hiện trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua hình ảnh, video của camera công cộng hoặc do tổ chức, cá nhân cung cấp.

Một phần của tài liệu 20200826094522 (Trang 31 - 33)