Đánh giá về kết quả xây dựng các mô hình cây rau CSA tại các tỉnh vùng dự án

Một phần của tài liệu Cay-Rau-an-la---final (Trang 48 - 51)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ÁP DỤNG GÓI KỸ THUẬT CANH TÁC TRÊN CÂY RAU ĂN LÁ, RAU HỌ THẬP TỰ THÍCH ỨNG VỚI BĐKH TẠI MỘT SỐ

4.4. Đánh giá về kết quả xây dựng các mô hình cây rau CSA tại các tỉnh vùng dự án

tỉnh vùng dự án

4.4.1. Hiệu quả kinh tế

Việc thực hiện mô hình đúng quy trình kỹ thuật, sử dụng hợp lý lượng giống, phân bón, thuốc BVTV đã giảm được chi phí đầu vào sản xuất từ đó hiệu quả kinh tế tăng lên. Khi sản xuất sử dụng đúng quy trình kỹ thuật, áp dụng một số khâu nhằm thích ứng với BĐKH (sử dụng giống chống chịu, bố

trí thời vụ hợp lý…). Kết hợp với việc sử dụng các công nghệ tưới tiết kiệm đã cải thiện được sinh trưởng, năng suất cây trồng nâng cao từ đó hiệu quả kinh tế cao hơn. Bên cạnh đó, việc áp dụng đúng quy trình sẽ nâng cao chất lượng, độ đồng đều sản phẩm giúp tăng giá bán, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.chi phí vật tư đầu vào giảm 15 - 20% so với sản xuất truyền thống. Do vậy hiệu quả từ mô hình sẽ cao hơn từ 15 - 30 triệu đồng/ha so với canh tác truyền thống; tăng thu nhập cao hơn từ 60 - 70 triệu đồng/ha so với trồng lúa và cao hơn 30 - 50 triệu đồng/ha so với trồng lạc.

4.4.2. Hiệu quả về mặt xã hội

- Đã nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động của BĐKH trong hoạt động sản xuất.

- Các tổ chức xã hội (hội phụ nữ, hội nông dân) đã tham gia quản lý sản xuất và góp phần vào việc đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ sản xuất mới.

- Tăng cường bình đẳng giới cũng như vai trò, kiến thức, kỹ năng, sự tham gia của người phụ nữ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Cán bộ địa phương và người dân đã thấy được những hiệu ích thiết thực mang lại từ mô hình như: Phương thức tổ chức sản xuất hợp lý, cơ giới hóa sản xuất, hệ thống tưới tiêu đồng bộ, từ đó, mở rộng áp dụng cho các vùng sản xuất khác ở địa phương và các vùng lân cận, tạo bước đột phá trong quá trình thâm canh, thay đổi phương thức canh tác cũ bằng phương thức canh tác mới, đem lại năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, phù hợp với thích ứng BĐKH hiện nay.

- Việc trồng rau an toàn sẽ góp phần làm giảm những ảnh hưởng tiêu cực của sản xuất truyền thống tới sức khỏe cộng đồng. Đây sẽ là một hình mẫu về sản xuất rau an toàn để các địa phương khác học tập và áp dụng biện pháp sản xuất rau an toàn.

- Kết quả thực hiện mô hình làm tăng thu nhập cho các hộ nông dân góp phần ổn định kinh tế khu vực nông thôn, là tiền đề quan trọng cho ổn định xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng.

4.4.3. Hiệu quả về môi trường

- Kết quả áp dụng các kỹ thuật CSA ở mô hình đã làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hạn chế được thuốc BVTV trên đồng ruộng, tạo nền tảng cho sản xuất hàng hóa nông sản sạch theo hướng bền vững.

- Sử dụng các giống chịu hạn, chịu rét và các giống chống chịu với sâu bệnh, ứng dụng quy trình quản lý cây trồng tổng hợp, quản lý dịch hại tổng hợp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do sử dụng hóa chất, thuốc BVTV độc hại tràn lan.

- Nhờ việc xây dựng hệ thống xử lý các phụ phẩm từ cây rau... làm phân vi sinh đã hạn chế được việc đốt phế phụ phẩm nông nghiệp trên ruộng nương, hạn chế phát thải khí nhà kính CO2, CH4.

- Việc áp dụng nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật sản xuất, sử dụng đúng cách và hợp lý phân hóa học, thuốc BVTV làm hạn chế được phát thải khí nhà kính như N2O, SO2...

- Áp dụng quy trình kỹ thuật tưới nước tiết kiệm (tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt) cải thiện sinh trưởng và năng suất cây trồng, giảm được lượng nước tưới, giảm phát thải.

4.4.4. Hiệu quả nhân rộng của các mô hình

Từ kết quả đạt được, các mô hình CSA còn được nhân rộng ra các diện tích khác trong vùng dự án.

Bảng 2. Bảng diện tích nhân rộng mô hình tại các tỉnh dự án

Tỉnh Quảng Trị Hà Tĩnh Hà Giang Phú Thọ

Diện tích nhân rộng chính (ha) 92 rau và màu 100 6 300

Một phần của tài liệu Cay-Rau-an-la---final (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)