Tưới nước và chăm sóc

Một phần của tài liệu Cay-Rau-an-la---final (Trang 73 - 75)

- Các giống xà lách xoăn:

2.6. Tưới nước và chăm sóc

2.6.1. Tưới nước

Các cây rau ăn lá cải bắp, cải xanh, cải ngọt và xà lách là các cây ưa ẩm, có hệ rễ ăn nông, cạn và phân bố chủ yếu ở tầng đất mặt. Hệ rễ của chúng không chịu hạn và cũng không chịu được úng. Là cây rau có nhiều lá trên thân, bộ lá lớn nên cần độ ẩm thường xuyên trong suốt quá trình sinh trưởng. Độ ẩm đất thích hợp 70 - 85%. Khi đất khô cằn, thiếu nước cây rau còi cọc, năng suất thấp, chất lượng kém. Nếu thiếu nước cải xanh, cải ngọt và xà lách còn có vị đắng. Nếu đất quá ẩm, rễ mới không phát triển, cây sinh trưởng khó khăn, sâu bệnh phát triển đặc biệt bệnh thối gốc/thân do nấm hoặc vi khuẩn sinh ra từ đất, chất lượng rau giảm, rau không giòn, không ngọt và khả năng bảo quản và vận chuyển kém.

Do tác động của BĐKH, đối với mỗi vùng miền khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể nguồn nước để áp dụng kỹ thuật tưới tràn, tưới phun mưa hay tưới nhỏ giọt để đảm bảo nhu cầu nước cho cây rau:

- Trường hợp nguồn nước dồi dào, đồng ruộng có hệ thống kênh tưới tiêu hoàn chỉnh thì nên áp dụng tưới tràn hoặc có thể dùng hệ thống bơm và hệ thống ống dẫn mềm tưới bằng tay cho rau (tưới dí). Kết cấu hệ thống tưới tràn đơn giản, tháo nước vào, khi đất đã ngấm đủ ẩm tháo rút hết nước trong ruộng. Chú ý độ ẩm đất tránh để ruộng bị ngập úng sau tưới sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây rau.

- Đối với những nơi nguồn nước hạn chế và nơi có điều kiện đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm nước: Lắp đặt hệ thống tưới phun mưa cho cải xanh, cải ngọt và xà lách; lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho cải bắp.

Cây rau cải sau khi trồng phải được tưới nước ngay, ngày tưới 2 lần vào sáng sớm và chiều mát cho đến khi cây hồi xanh, sau đó 3 đến 5 ngày tưới 1 lần phụ thuộc vào độ ẩm của đất. Chế độ tưới phù hợp và tiết kiệm nước cho rau cải như sau:

- Giai đoạn gieo hạt đến 3 lá (thời gian từ 10 - 12 ngày): Tưới 6 - 8 lần, khoảng cách giữa các lần tưới 1 - 2 ngày, mức tưới từ 20 - 30 m3/ha lần tưới.

- Giai đoạn 3 lá đến thu hoạch (thời gian từ 30 - 35 ngày): Tưới 20 - 30 lần, khoảng cách giữa các lần tưới 1 - 2 ngày, mức tưới 30 - 50 m3/ha lần tưới.

- Tổng mức tưới/vụ là 26 - 38 lần với mức tưới khoảng 760 - 1.500 m3/vụ. Bố trí vòi tưới phun mưa, nhỏ giọt ở mặt ruộng có thể thu cất về đầu luống, bờ ruộng sau mỗi lứa rau để tiện cho công tác làm đất, đánh luống, trồng vụ rau mới.

Dựa trên nhu cầu sử dụng nước và yêu cầu chất lượng nguồn nước sử dụng biện pháp xử lý lọc nước phù hợp, chọn thiết bị lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm nước (Phụ lục 2).

Khi mưa to, ngập cần phải tiêu nước kịp thời.

Dẫn nước

vào tưới rãnh và tưới tayBơm nước Hệ thống tưới nhỏ giọt cho cải bắp

Hệ thống tưới phun mưa

Ngoài ra, chúng ta có thể bón cho đất chất giữ ẩm với mục đích được sử dụng trong nông nghiệp như là một chất giữ nước, điều hòa độ ẩm đất và tăng hiệu suất sử dụng phân bón. Có thể sử dụng chất giữ ẩm Gam-Sorb; hạt polyme siêu hấp thụ nước AMS1 giữ ẩm và cải tạo đất hiệu quả.

2.6.2. Chăm sóc

Các đợt bón thúc đều phải kết hợp làm cỏ, xới xáo, vun gốc, tưới nước (trong trường hợp không phủ luống). Khi phủ luống, tiến hành nhổ cỏ bằng tay. Không nên sử dụng thuốc trừ cỏ đối với sản xuất các cây rau ăn lá ngắn ngày như cải bắp, cải xanh, cải ngọt, xà lách…

Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ để hạn chế cỏ dại và nguồn phát sinh sâu bệnh. Đối với cải bắp, khi cây vào cuốn phải tỉa bỏ lá gốc già - những lá này không còn khả năng quang hợp. Công việc này làm thường xuyên cho đến lúc thu hoạch. Chú ý không làm giập, gẫy các lá non.

Một phần của tài liệu Cay-Rau-an-la---final (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)