Tổng quan về tình hình kinh tế năm 2017 và triển vọng năm 2018

Một phần của tài liệu E--TVSI_APPLICATIONS-tvsi_finance_portal-Sites-QuoteVN-SiteRoot-Files-VCS-2017-VCS_BCTN_2017_vi-VN_94152SA (Trang 44 - 46)

1.1. Tình hình kinh tế năm 2017

Bất chấp những bất ổn trong tình hình địa – chính trị thế giới, bức tranh kinh tế toàn cầu năm 2017 vẫn mang nhiều màu sắc tươi sáng và tích cực, đặc biệt ở các nền kinh tế đầu tàu.

Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng mạnh ở mức 2,5%. Viện Quản lý nguồn cung Mỹ (ISM) cho biết, chỉ số PMI (Quản lý mua hàng) tăng lên mức 59,7 trong tháng 12/2017 so với mức 58,2 trong tháng 11/2017. Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng ổn định của các ngành công nghiệp sản xuất Mỹ. Báo cáo gần đây của Bộ thương mại Mỹ cho thấy chi tiêu xây dựng tăng 0,8% đạt mức 1,257 nghìn tỷ USD trong tháng 11/2017, cao nhất từ trước tới nay và tăng 2,4% so với cùng kì năm ngoái . Điều này cho thấy, thị trường xây dựng của Mỹ đang trên đà tăng trưởng tốt. Châu Á – Thái Bình Dương vẫn là khu vực năng động nhất về kinh tế và là nền tảng cho sự tăng trưởng toàn cầu trong gần một thập niên sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Theo báo cáo của Ủy ban Kinh tế và Xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Liên hợp quốc (ESCAP), GDP trung bình của các nền kinh tế đang phát triển ở khu vực này tăng 5,4% trong năm 2017 . Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) thống kê mức tăng trưởng kinh tế của châu Á - Thái Bình Dương đạt mức 6% trong năm 2017, nhờ tăng trưởng xuất khẩu và tiêu thụ nhiên liệu nội địa cao hơn so với dự kiến , trong đó, Nam Á vẫn là khu vực phát triển nhanh nhất (6,5%). Tăng trưởng của khu vực Đông Nam Á được hưởng lợi từ các hoạt động đầu tư và xuất khẩu mạnh mẽ hơn, với mức tăng trưởng 5,2% trong cả năm 2017 và mục tiêu duy trì ở mức này trong năm 2018 .

Kinh tế EU năm 2017 đang dần phục hồi bất chấp những bất ổn chính trị tại khu vực.Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết, sự phục hồi của châu Âu rất mạnh và đã lan ra khắp thế giới, làm cho khu vực này trở thành “động cơ” của tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu. Diễn biến trên thị trường lao động tốt hơn, thu nhập của người dân đã bắt đầu đi lên. Tại một số nước, môi trường đầu tư nhờ các chính sách kinh tế được cải thiện một phần. Đáng chú ý, tại Pháp, dự luật cải cách thuế để kích thích đầu tư đã được thông qua và sẽ có hiệu lực vào năm 2018. Tại Hà Lan, liên minh chính phủ mới cũng đang lên kế hoạch cho các biện pháp tăng cường đầu tư. Sự phục hồi của kinh tế thế giới đã hỗ trợ hoạt động xuất khẩu, mặc dù đồng euro mạnh lên so với những đồng tiền khác và nhu cầu hàng hóa, dịch vụ từ châu Âu giảm.

Tình hình kinh tế Việt Nam năm 2017 cũng có nhiều khởi sắc với mức độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,81%. Sau những khó khăn chạm đáy vào năm 2012, nền kinh tế Việt Nam đang cho thấy sự tăng trưởng khá ổn định khi luôn cao hơn mức tăng trưởng trung bình trong giai đoạn 2011 - 2017. Tỉ lệ lạm phát có xu hướng giảm rõ rệt, đạt mốc dưới 5% (thấp hơn tỉ lệ lạm phát trung bình giai đoạn 2011-2017 là 6,5%). Tăng trưởng GDP đạt 6,8% - mức cao nhất trong gần 10 năm qua.

Như vậy, tăng trưởng kinh tế đang tăng tốc trên nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc hơn. Theo Báo cáo đánh giá năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam đã tăng từ 4,31 năm 2016 lên 4,4 năm 2017. Xếp hạng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam tăng 5 bậc so với năm 2016 và tăng 20 bậc so với 5 năm trước

45

đây. Như vậy, những khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam năm 2017 sẽ là cơ sở để hướng tới mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng cho năm 2018.

1.2. Triển vọng kinh tế năm 2018

Đầu năm 2018, kinh tế toàn cầu đang có tín hiệu tăng trưởng rõ rệt, vượt ngoài mong đợi. IMF cho rằng, tăng trưởng toàn cầu sẽ tiếp tục duy trì trong năm 2018 ở mức 3,7%1. Công ty kiểm toán hàng đầu thế giới PwC cho rằng, nền kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng gần 4% trong năm 2018 tính theo sức mua tương đương (PPP) và tổng sản phẩm toàn cầu sẽ tăng thêm 5 nghìn tỷ USD tính theo giá hiện hành2

. Các động lực chính của nền kinh tế toàn cầu bao gồm Mỹ, các nền kinh tế mới nổi tại châu Á và khu vực đồng euro, dự kiến sẽ đóng góp gần 70% vào tổng mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2018. Tốc độ tăng trưởng của khu vực đồng euro được dự báo sẽ lớn hơn 2% trong năm 2018. Theo PwC, đây có thể sẽ là năm thứ 5 liên tiếp các nền kinh tế nhỏ tăng trưởng nhanh hơn các nền kinh tế lớn của khu vực.

Quá trình hồi phục kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục diễn ra. Hoạt động sản xuất của Mỹ trong năm 2018 có thể hưởng lợi từ kế hoạch cắt giảm thuế được Quốc hội Mỹ thông qua tháng 12-2017. Bên cạnh đó, sự suy yếu của đồng USD trong thời gian gần đây và sự khởi sắc của kinh tế toàn cầu được dự đoán sẽ thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng được sản xuất ở Mỹ, từ đó giúp thúc đẩy hoạt động sản xuất. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ sẽ giảm xuống 3,9% vào năm 2018 và năm 2019 nhưng sẽ tăng lên 4% vào năm 2020. Lạm phát sẽ là 1,9% năm 2018, tăng lên 2% trong các năm 2019 và 20203.

Trung Quốc, nền kinh tế lớn nhất thế giới tính theo sức mua tương đương có thể sẽ tăng trưởng 6% - 7% trong năm 2018, chậm hơn các năm trước4. Lí do cho sự giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế này là vì Mỹ có thể sẽ áp đặt những biện pháp trừng phạt đối với mậu dịch, đầu tư và tài sản trí tuệ trong khuôn khổ những phán quyết trong hoặc bên ngoài Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) với Trung Quốc. Tranh chấp thương mại với Mỹ, đi cùng với đó là những cải cách hiện hành, trong đó có các biện pháp hạn chế rủi ro tài chính và cải thiện tình hình môi trường, sẽ hạn chế đà đi lên của quốc gia này.

Châu Á, đầu tàu tăng trưởng kinh tế thế giới cũng phải đối mặt với một số thách thức, như dân số tại một số nước có xu hướng giảm, nguy cơ dân số già. Một số quốc gia châu Á có thể rơi vào cái “bẫy thu nhập trung bình”, sau một thời gian tăng trưởng nhanh thì bị chững lại, ngăn cản khả năng cải thiện nâng cao mức sống cho ngang bằng với các quốc gia phát triển.

Như vậy, dù còn nhiều lý do để thận trọng nhưng các tín hiệu tích cực từ nền kinh tế ngay từ đầu năm cho thấy, kinh tế toàn cầu sẽ khả quan trong năm 2018.

Cũng giống như nền kinh tế toàn cầu, theo đánh giá của NFSC (Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Việt Nam), nền kinh tế Việt Nam sẽ bước sang năm 2018 với triển vọng tăng trưởng tốt từ những nền tảng tích cực của năm 2017. Với việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và kết quả tăng trưởng cao trong năm 2017, dự báo cầu tiêu dùng trong nước năm 2018 sẽ tiếp tục tăng cao, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất. Tổng cung của nền kinh tế được dự báo sẽ cải thiện nhờ hưởng lợi từ các chính sách cải thiện bên cung theo tinh thần Nghị quyết 19, Nghị quyết 35 của Chính phủ. Lạm phát được dự báo sẽ giảm xuống mức 4%. Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2018 đạt 6,5 –

1IMF chief: Make reforms while sun shines on world economy, http://news.abs-cbn.com

2 PwC: Global economic growth in 2018 on track to be fastest since 2011, http://www.hellenicshippingnews.com 3 PwC: Global economic growth in 2018 on track to be fastest since 2011, http://www.hellenicshippingnews.com 4 PwC: Global economic growth in 2018 on track to be fastest since 2011, http://www.hellenicshippingnews.com

46

6,8%. Với mục tiêu này, Việt Nam được dự báo là quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP nhanh nhất Đông Nam Á trong 2018.

Một phần của tài liệu E--TVSI_APPLICATIONS-tvsi_finance_portal-Sites-QuoteVN-SiteRoot-Files-VCS-2017-VCS_BCTN_2017_vi-VN_94152SA (Trang 44 - 46)