cố gắng trốn Chúa. Khi Phê-rô chối Chúa Giê-su, ông sợ gặp Ngài. Khi Giô-na không chịu giảng cho thành Ni-ni-ve, nỗi sợ đẩy ông ra biển để trốn khỏi sự hiện diện của Chúa. Nhưng Chúa bày tỏ cho tôi một lẽ thật, lẽ thật này đã giúp tôi rất nhiều lần. Nỗi sợ thất bại còn tệ hơn cả thất bại. A-đam, Giô-na và Phê-rô chạy khỏi Chúa không phải vì họ đánh mất tình yêu với Ngài, mà bởi vì họ sợ Ngài giận quá mất khôn. Sa-tan dùng nỗi sợ đó để khiến người ta nghĩ rằng chẳng nên thử làm gì.
Kẻ “tố cáo anh em” như một con thú săn rình mồi, rình chờ bạn thất bại. Sau đó, hắn dùng mọi lời dối trá để khiến bạn bỏ cuộc, để thuyết phục bạn rằng Chúa quá thánh khiết hoặc bạn quá tội lỗi, không quay đầu lại được. Hắn khiến bạn sợ rằng mình không đủ hoàn hảo, hoặc thì thầm vào tai rằng bạn sẽ không bao giờ đứng dậy sau thất bại được.
Chúa mất bốn mươi năm để đuổi nỗi sợ khỏi Môi-se và sử dụng ông cho chương trình của Ngài. Trong lúc đó, kế hoạch giải cứu của Chúa phải trì hoãn gần nửa thế kỷ cho đến khi một người học cách đối mặt với thất bại của mình. Nếu Môi-se, Gia-cốp hay Đa-vít cam chịu thất bại thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ nghe đến những người đó. Nhưng Môi-se đã đứng dậy để trở thành một trong những người hùng vĩ đại nhất của Đức Chúa Trời. Gia-cốp đối mặt với tội lỗi của mình, làm lành với người anh trai bị ông lừa gạt, và vươn tới những đỉnh cao vinh quang mới. Đa-vít chạy vào nhà Chúa, giữ lấy hai sừng bàn thờ, được Chúa tha thứ, lấy lòng bình an mà quay trở lại những thời khắc huy hoàng nhất. Giô-na quay trở lại, làm điều đáng phải làm và khiến cả thành ăn năn và thoát nạn. Phê-rô đứng lên từ tro bụi ăn năn để dẫn dắt hội thánh tới Lễ Ngũ Tuần.