C. Bồi thường
10. Phân tích Điểm D Nếu có dấu hiệu tái phạm, bạn cần làm gì? (10-15 phút) trang 46-49, Sổ tay Học viên
(10-15 phút) . . . trang 46-49, Sổ tay Học viên
Khi trình bày mục 6 trong phần này, bạn sẽ thấy rằng một số điểm trong đây tương tự với những điều chúng ta đã nói trong các giờ học trước. Cách phản ứng với sự tái phạm cũng tương tự như cách phản ứng với thất bại. Đặc biệt là họ cần lập lại chiến lược phục hồi rất cụ thể.
Bạn có thể dùng Hướng dẫn Học, Dự án 4: Đâu là những nhân tố kích thích bạn tái phạm? trong phần này. Giải quyết tái phạm tức là hiểu rõ hơn về cách các nhân tố kích thích kéo họ trở lại thói nghiện ngập.
Hãy cân bằng khi nói đến tái phạm. Chúng ta không giảm nhẹ tính nghiêm trọng của sự tái phạm. Nhưng chúng ta cũng không để lại ấn tượng rằng nếu họ tái phạm thì tất cả những huấn luyện này - rằng Chúa giúp đỡ họ - đều là giả dối.
Ngược lại, Chúa thật sự giúp đỡ họ, và cách của Ngài luôn có hiệu quả. Khi tái phạm, họ phải nhận hoàn toàn trách nhiệm về mình và bắt đầu công việc phục hồi đầy khó khăn. Chúa Giê-su luôn sẵn sàng giúp họ - Ngài không làm phần việc của bạn, nhưng Ngài sẽ làm phần việc của Ngài.
Chúa Giê-su nói nếu bạn muốn trở thành môn đồ của Ngài, bạn phải đến vác thập giá mình mà theo Ngài. Vác thập tự giá không phải là chiếc đũa phép thần thông mà là một thử thách khi bước theo Chúa Giê-su.
Hãy khép lại bài học bằng sứ điệp đầy hy vọng. Dù họ có tái phạm bao nhiêu lần thì Chúa vẫn sẵn sàng giúp họ tăng trưởng. Trận chiến này đáng để chiến đấu. Họ phải luôn hướng lên Chúa Giê-su.
Hãy cho học viên hiểu rằng thất bại không có nghĩa là họ mất sự cứu rỗi. Khi họ thất bại, ma quỷ có thể kết tội họ đủ điều, và nói rằng họ đã mất tất cả. Nhưng bạn cần để học viên hiểu rằng, dù họ có thất bại bao nhiêu lần thì Chúa vẫn yêu họ. Chìa khóa ở đây là đứng dậy và xin Chúa tha thứ, sau đó bắt đầu tập trung tìm cách đến gần với Chúa hơn và tăng trưởng trong những lĩnh vực cần thiết.