Giới thiệu Mục 2 Xin tha thứ sai cách và Mục 3 Xin tha thứ đúng cách (5-15 phút) trang 21-23, Sổ tay Học viên

Một phần của tài liệu GTF-Teacher-Manual-5th-Ed-Vietnamese-01-20 (Trang 31 - 32)

(5-15 phút) . . . trang 21-23, Sổ tay Học viên

Khi dạy phần này, bạn có thể yêu cầu học viên diễn các cách xin tha thứ sai cách và xin tha thứ đúng cách. Chỉ định hai học viên, mỗi học viên một vai và yêu cầu họ diễn một trong các phương pháp xin tha thứ.

Nếu có thể, hãy quay lại những vở kịch này. Học viên sẽ rất thích xem lại, và mỗi khi xem, phần bài học này sẽ khắc sâu trong lòng họ.

Đảm bảo rằng học viên hiểu hai phần của việc xin tha thứ đúng cách. Phần đầu là thừa nhận rằng họ đã sai. Khích lệ họ xác định thái độ bên trong (nguyên nhân nổi cộm) và các vấn đề sâu xa chứ không chỉ các vấn đề nổi cộm.

Phần thứ hai là hỏi người đó rằng: “Cậu tha thứ cho tớ được không?” Họ cần diễn đạt câu này dưới dạng câu hỏi. Khi đã hỏi, họ cần đợi người kia trả lời.

Cố gắng lấy một số ví dụ về những trường hợp thực hiện việc này đúng cách và kết quả của chúng ra sao. Bạn cũng có thể lấy một số ví dụ về những trường hợp xin tha thứ sai cách và kết quả của chúng.

Tư liệu trình bày trong hội thảo Institute in Basic Life Principles đề cập chi tiết hơn đến toàn bộ lĩnh vực xin tha thứ và có được lương tâm trong sạch. Nếu đã tham gia hội thảo này thì bạn có thể xem lại phần ghi chép của mình trong hội thảo. Các ý trình bày trong Sổ tay Học viên về chủ đề tha thứ rất giống với những điều đã trình bày trong hội thảo.

Bạn có thể giới thiệu một số lời biện hộ rằng phương pháp xin tha thứ này không hiệu quả với một số người. Chúng chỉ là những lời biện hộ mà thôi. Nếu bạn sử dụng phương pháp này đúng cách thì nó sẽ có hiệu quả. Giúp họ rút ra bài học từ thất bại sẽ tạo ra khác biệt rất lớn.

Một phần của tài liệu GTF-Teacher-Manual-5th-Ed-Vietnamese-01-20 (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)