IV. PH ƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TRẺ SAU 4 TU Ổ
4) Phương pháp giáo dục trẻ hơn 4 tuổi thì có nh ững
động ở những chỗ không có gì nguy hiểm là được.
Luôn quan tâm đến trẻ, ôm ấp vỗ về trẻ để tăng độ thân thiết khi trẻ được kề da áp thịt với cha mẹ, tạo cho trẻ lòng tin chắc chắn vào tình yêu thương cha mẹ giành cho chúng. Nói chuyện nựng nịu trẻ từ khi mới lọt lòng; khi trẻ biết phát âm những tiếng dù chưa phải là những từ có nghĩa cũng nên nhiệt tình “tiếp chuyện” trả lời nhằm làm tăng thêm ý muốn nói chuyện giao tiếp của trẻ.
4) Phương pháp giáo dục trẻ hơn 4 tuổi thì có những... những...
① Khi trẻ hỏi phải nghiêm túc lắng nghe câu hỏi đó. Cùng nghĩ cách trả lời câu hỏi đó với trẻ, và dạy cho trẻ phương pháp tìm lời giải. Đây là một việc hết sức quan trọng. Nếu như được gợi mở và phát triển tận tình như vậy, trẻ sẽ rất giỏi trong việc tự suy nghĩ. Đây là điểm quan trọng nhất.
② Với trẻ từ 4 tuổi trở lên, nên đặt nhiều câu đố, cho trẻ suy nghĩ tìm cách trả lời. Câu đố là hiệu quả nhất trong việc phát triển tư duy, vì nó bắt buộc phải suy nghĩ thật sự mới trả lời được.
③ Phát triển khả năng tập trung của trẻ. Để làm việc đó, khi trẻ đang mải mê làm gì, không được gọi, hỏi làm cắt ngang sự tập trung đó. Càng không được dùng cái uy của cha mẹ để bắt ép con phải dừng công việc nó đang tập trung.
④ Chọn đồ chơi có tính hoạt động trí não cho trẻ. Không nên chọn những món đồ chơi bắt mắt, mà nên chọn những loại đồ chơi mà khi chơi trẻ tự lắp ghép xây dựng thành, rồi phá đi để làm lại cái khác, cái mới được thì hơn.
⑤ Không để trẻ trong tình trạng “nhàn cư”. Cha mẹ cùng chơi với con, tạo cho con những tháng ngày vui vẻ. Ghi nhận, khen ngợi những việc mà con đã làm, những suy nghĩ mà con có được.
⑥ Tạo cho con nhiều cơ hội thể nghiệm. Ví dụ như những công việc mang tính sáng tạo, sáng tác các tác phẩm mỹ thuật chẳng hạn.
⑦ Tiền đồ để có nhiều suy nghĩ mới mẻ, đó là trí thức phong phú. Để trẻ có được một kho tàng trí thức, hãy cho trẻ đọc thật nhiều sách. Hãy tặng và cho trẻ đọc nhiều sách về khoa học. Không chỉ dừng ở việc thu nạp kiến thức từ đọc sách, mà nên cho trẻ thử nghiệm được càng nhiều điều trong sách càng tốt.
⑧ Dạy cho trẻ biết tầm quan trọng của việc biết nói lên cảm xúc, tâm trạng của mình. Trẻ ngây thơ nên còn chưa tự tin vào những suy nghĩ của bản thân. Vì vậy, nhiều khi chúng không nói lên suy nghĩ trong đầu thành lời được và cũng từ bỏ ý định nghĩ ngợi luôn. Vì thế việc làm cho trẻ nhận thấy suy nghĩ của chúng là độc đáo là cực kì quan trọng. Trẻ có nói gì thì cũng không nên cười nó, hãy tạo cho trẻ có cảm giác yên tâm, chẳng làm sao cả khi nói lên suy nghĩ của mình.
⑨ Dùng trẻ vào các việc với tư cách là một thành viên thực sự. Không vì suy nghĩ trẻ còn nhỏ chẳng biết làm gì mà kìm hãm khả năng của chúng.
⑩ Hãy cho trẻ quyền tự quyết định những việc thuộc về bản thân chúng. Nên hiểu rằng việc tự quyết định ăn uống, mặc đồ, đi đâu là những việc quan trọng. Việc trẻ tự mình quyết định, dẫn theo tự mình hành động, và tự mình chịu trách nhiệm về việc mình làm. Cha mẹ quyết định việc này làm việc kia không, trẻ chỉ đơn thuần hành động, sẽ chẳng có chút suy nghĩ, tư duy nào. Trẻ thành ra con người thụ động. Nếu tạo cho trẻ được tính độc lập, sẽ không phải lo lắng về việc chúng phản đối.
⑪ Cho trẻ thể nghiệm performance (kiểu thể nghiệm một mình giải quyết hoàn chỉnh một sự việc) càng nhiều càng tốt. Cha mẹ không hề trợ giúp, cứ để bằng sức lực, trí não của trẻ tìm cách tự giải quyết sự việc đó. Bằng sự giúp đỡ của cha mẹ để con có
được giải thưởng, thành tích cao của nhà trường, đó không phải là cách nuôi dưỡng năng lực sáng tạo của trẻ. Năng lực sáng tạo của trẻ chỉ có thể được phát huy khi trẻ tự mình, chỉ một mình nó giải quyết và làm được mà thôi.
⑫ Đừng làm cho trẻ sợ bị thất bại. Nhiều cha mẹ không muốn con mình nếm mùi thất bại thì lần lữa không muốn để con thể nghiệm làm việc gì. Như vậy trẻ không tin vào cá tính của mình, việc thể nghiệm chỉ là thể nghiệm thất bại mà thôi. Các nhà khoa học sáng tạo, nhà phát minh, nghệ nhân, nhà văn… đều là những người thành công từ việc tự mình thử thách với khó khăn. Nếu như không bắt tay vào làm những công việc tưởng như là gian khó ấy thì không có điều gì vĩ đại xảy ra trên cõi đời này cả.
⑬ Khi thử nghiệm việc gì lần đầu tiên, cũng hãy để trẻ được vui vẻ, không nên bắt ép.
Tư tưởng của nhiều cha mẹ cho rằng cứ để con vào tiểu học rồi thầy cô giáo sẽ phát huy tính sáng tạo cho con mình là sai lầm.
Khi vào tiểu học, trí sáng tạo của trẻ bị kìm nén nhiều và biến mất hẳn bởi trẻ phải tập trung vào các hoạt động tập thể, phải nghe theo lời thầy cô, chứ không phải được phát huy nhờ vào các câu hỏi thày cô, bài vở đặt ra như cha mẹ chúng vẫn tưởng.
Nếu như trước khi đi học( vào tiểu học) mà trẻ không có được những suy nghĩ của riêng mình, lòng say mê vào một việc gì mà chúng thấy thú vị thì sau này cũng chỉ trở thành những con người bình phàm mà thôi.